HẠT
BỤI DU CA
(Thư
Tư Lễ Tro)
BỐN
MƯƠI NGÀY ĂN CHAY VÀ CẦU NGUYỆN
TRỌN
CUỘC SỐNG BIẾN ĐỔI ĐỂ HOÀN
LƯƠNG
Mùa
Chay kéo dài 40 ngày, nhưng không chỉ
“làm khoán” xong khoảng thời
gian đó rồi thôi, mà phải sống
Mùa Chay suốt cả đời. Mùa Chay
và Cầu Hồn liên quan với nhau vì
đều đề cập thân phận bụi
tro của phàm nhân.
Trong
ca khúc “Nếu Chỉ Còn Một Ngày
Để Sống” (*), NS Hoài An đặt
vấn đề: “Nếu
chỉ còn một ngày để sống,
làm sao ta chuộc hết lỗi lầm, làm
sao ta thanh thản tâm hồn, xuôi đôi
tay đi giữa hừng đông… Nếu
chỉ còn một ngày để sống,
muộn màng không lời hối lỗi chân
thành, buồn vì ai, ta làm ai buồn?
Xin bao dung tha thứ vì nhau…”.
Ca từ chuyển tải ý tưởng mang
tính nhân bản, đề cập sự
sám hối vì chợt nhận ra mình
yếu đuối, còn nhiều thiếu sót
quá!
Triết
lý sống của Hạt Bụi có vẻ
giản dị mà thâm thúy. Sống là
sống CHO, sống VỚI, và sống VÌ,
nghĩa là cần lắm tình yêu
thương. Có yêu thương thì mới
khả dĩ tha thứ. Tha thứ càng cần
hơn, thực tế cho thấy rằng người
ta càng có tuổi càng nhận thấy
mình sai lầm nhiều, vì ai cũng có
lúc thảng thốt thấy sợi tóc ngả
màu buồn hóa trắng như vôi, để
rồi trăm năm khép lại vòng đời
chỉ một giây thôi. Biết vậy không
phải để bi quan yếm thế, mà để
nỗ lực sống tốt mỗi ngày một
hơn. Cứ thế và cứ thế...
Khi
người ta dẫn đến cho Chúa Giêsu
một phụ nữ ngoại tình bị bắt
quả tang, Chúa Giêsu vẫn thản nhiên:
“Ai
trong quý vị sạch tội thì cứ
việc lấy đá mà ném trước
đi”
(Ga 8:8). Kinh thánh cho biết rõ: “Nghe
vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước
người sau, bắt đầu từ những
người lớn tuổi”
(Ga 8:9). Thì ra người ta càng sống
lâu càng nhiều tội lỗi chứ chẳng
dám “nổ” hoặc khoe mẽ chi ráo
trọi! Cũng đã có lần Chúa
Giêsu đặt vấn đề: “Sao
bạn thấy cái rác trong con mắt của
người anh em, mà cái xà trong con mắt
của chính mình thì lại không
để ý tới?”
(Lc 6:41), và người đời có cách
nói tương tự:
Chân
mình còn lấm bê bê
Lại
cầm bó đuốc mà rê chân
người
THÂN
PHẬN BỤI TRO
Phàm
nhân chỉ là hạt bụi nhỏ nhoi thế
mà vẫn rất “chảnh”, luôn
đề cao “cái tôi tồi tệ”
của mình. Thế nên kiếp người
luôn phải cảnh giác và canh cánh
nỗi lo đêm ngày, khiến chúng ta
cứ xoay tít và mòn như viên đá
cuội, rồi có lúc lại ngậm ngùi
mình ên – cứ nhìn xuống lại
ngó lên, quay qua quay lại chỉ còn
mình ta. Đời là thế thôi! Thật
vậy, con người chẳng là gì, mà
chỉ là hạt bụi vô duyên: “Ngươi
là bụi đất, và sẽ trở về
với bụi đất”
(St 3:19). Đó là điều chắc chắn
100%. Không chỉ vậy, con người còn
luôn bị giằng co ngay trong lòng mình:
“Sự
thiện tôi muốn thì tôi không
làm, nhưng sự ác tôi không muốn,
tôi lại cứ làm”
(Rm 7:19). Chúa hiểu, nhưng Ngài chỉ
cần chúng ta sống chân thành với
nhau và trọn niềm tin yêu Ngài mà
thôi, chứ Ngài không đòi hỏi
quá sức chúng ta đâu!
Ai
cũng miệt mài lần mò về Nhà
Cha qua con đường tội lỗi và thứ
tha, các thánh cũng đã từng trải
qua “kinh nghiệm xương máu” như
vậy. Trót phạm tội thì phải sám
hối, đó là biết phục thiện;
té ngã thì đứng dậy, chứ
không nằm ì ra đó mà ăn
vạ. Tuy nhiên, chỉ sám hối thôi
thì chưa đủ, chúng ta còn cần
một vế “đức tin” nữa mới
cân bằng: “Hãy
sám
hối
và tin
vào Tin Mừng”
(Mc 1:15). Lầm đường lạc lối thì
phải trở về: “Hãy
hết lòng trở về với Ta, hãy ăn
chay, khóc lóc, và thống thiết than
van”
(Ge 2:12). Trở về thật lòng, chứ không
thể giả vờ hoặc “lấy vải
the che mắt thánh”. Nhưng ăn chay và
sám hối không cần phải “ra vẻ”
ủ rũ, khắc khổ: “Đừng
xé áo, nhưng hãy xé lòng”
(Ge 2:13). Sống “tại tâm”, nhưng
chữ TÂM cần hơn chữ TẠI. Nội
tại cần hơn ngoại tại.
Cuộc
trở về nào cũng cam go vì chịu
dằn vặt và đấu tranh với chính
mình. Trở về phải can đảm nhận
tội và tin tưởng. Đứa con phạm
tội tày trời sẽ không dám trở
về với cha mẹ vì sợ bị trừng
phạt, sợ cha mẹ không tha thứ. Nhưng
nó đủ can đảm và tin tưởng
thì nó sẽ dám trở về. “Nước
mắt chảy xuôi” nên cha mẹ có
giận mấy cũng bỏ qua, vì tình
thương lớn hơn cơn giận. Người
đời còn như vậy huống chi Thiên
Chúa. Ngài là Đấng “từ bi
và nhân hậu, chậm giận và giàu
tình thương”, và “Ngài hối
tiếc vì đã giáng hoạ” (Ge
2:13). Thương lắm, xót lắm! Không
giấy mực và không ngôn từ nào
diễn tả hết tình thương ấy.
Thế thì ai dại gì mà không trở
về với Thiên Chúa?
Thiên
Chúa giàu lòng thương xót sẽ
tha thứ nếu chúng ta chân thành khiêm
nhu nhận tội: “Lạy
Đức Chúa, xin dủ lòng thương
xót dân Ngài! Xin đừng để
gia nghiệp của Ngài phải nhục nhã
và nên trò cười cho dân ngoại!”
(Ge 2:17). Biết cầu nguyện như vậy là
“chạm” vào “điểm yếu”
của Chúa, chắc chắn Ngài không
thể không thương xót chúng ta, vì
cầu nguyện là sức mạnh của con
người và là sự yếu đuối
của Thiên Chúa. Nhưng Ngài lại
thích như thế: “Đức
Chúa đã nồng nhiệt yêu thương
đất của Ngài, đã tỏ lòng
khoan dung đối với dân của Ngài.
Tai ương chấm dứt và dân được
giải thoát”
(Ge 2:18). Chúng ta chỉ là cát bụi
mà dám lộng ngôn, lộng hành và
phạm thượng. Nhưng mỗi “hạt
bụi” vẫn được Thiên Chúa
nâng niu, yêu quý, vì Lòng Chúa
Thương Xót lớn hơn mọi tội
lỗi. Nhiệm mầu quá, và trí tuệ
chúng ta không thể nào hiểu hết!
Theo
kinh nghiệm bản thân, Thánh Phaolô
nhắn nhủ: “Nhân
danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin
anh chị em hãy làm hoà với Thiên
Chúa”
(2 Cr 5:20). Thiên Chúa là “Đấng
chẳng hề biết tội là gì, nhưng
Ngài đã tự biến thành hiện
thân của tội lỗi vì chúng ta,
để làm cho chúng ta nên công
chính trong Ngài” (2 Cr 5:21). Lại thêm
điều khó hiểu nữa. Nếu thấy
ai làm “chuyện khác người”,
chúng ta cho người đó là dại
dột, ngu xuẩn, hoặc điên khùng.
Thế thì Chúa Giêsu đúng là
người như vậy, quá “ngược
đời”, cũng chỉ vì Ngài “yêu
chúng ta quá mà hóa điên”.
Tật
lạ lùng, sau khi nhận biết “chất
điên rồ” của Chúa Giêsu,
Thánh Phaolô cũng bị “lây nhiễm”
loại “bệnh bất trị” của
Ngài, thế nên ông tha thiết khuyên
nhủ: “Anh
chị em đã lãnh nhận ân huệ
của Thiên Chúa thì đừng để
trở nên vô hiệu”
(2 Cr 6:1). Hãy đứng dậy và quyết
tâm trở về ngay, vì “đây là
thời Thiên Chúa thi ân, đây là
ngày Thiên Chúa cứu độ” (2
Cr 6:2), nhất là khoảng thời gian mùa
Chay này.
SÁM
HỐI CHÂN THÀNH
Thiên
Chúa đã hứa: “Sẽ
không trì hoãn nữa!”
(Kh 10:6). Đó là lúc hết giờ
của Lòng Thương Xót. Nếu không
ăn năn sám hối thì không thể
nào kịp! Có nhiều cách thể
hiện lòng sám hối, một cách cụ
thể là xức tro.
Khởi
đầu Mùa Chay, Giáo hội xức tro
trên đầu chúng ta để nhắc
nhớ đến thân phận con người:
“Hãy
nhớ mình là tro bụi, và sẽ trở
về bụi tro”.
Con người luôn đầy sai lầm, mỗi
ngày chúng ta phải “xin lỗi Chúa”
nhiều lần, đặc biệt hơn trong những
ngày Mùa Chay: “Lạy
Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu
xót thương con, mở lượng hải
hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa
con sạch hết lỗi lầm; tội lỗi
con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội
mình đã phạm, lỗi lầm cứ
ám ảnh ngày đêm”
(Tv 51:3-5). Chúng ta thực sự “đắc
tội với Chúa” vì đã “dám
làm điều dữ trái mắt Ngài”.
Chúng ta là những tử tội, không
gì có thể biện minh nếu Ngài
công bình tuyên án và liêm
chính xét xử.
Thế
nhưng Thiên Chúa vẫn nhân từ,
không nỡ làm thế, Ngài vẫn kiên
tâm chờ đợi chúng ta ăn năn
sám hối, Ngài không muốn trừng
phạt ai, không muốn ai phải hư mất
(x. Mt 18:11; Mt 18:14; Ga 17:12), và đặc biệt
không muốn ai phải chết (theo nghĩa
“chết” về phần linh hồn). Yêu
là khổ, mà không yêu thì lỗ,
thà chịu lỗ hơn chịu khổ. Đừng
chần chừ, đừng lần lữa, hãy
mau trở về và cứ yêu “tới
bến”. Trái tim đã “tan vỡ”
cũng đừng ngại, Chúa sẽ “đại
tu” nó nếu chúng ta biết thân
thưa: “Lạy
Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm
lòng trong trắng, đổi mới tinh thần
cho con nên chung thuỷ. Xin đừng nỡ đuổi
con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất
khỏi lòng con thần khí thánh của
Ngài. Xin ban lại cho con niềm vui vì được
Ngài cứu độ, và lấy tinh thần
quảng đại đỡ nâng con”
(Tv 51:12-14).
Theo
bản tính nhân loại, con người
chuộng bề ngoài, thích phô trương,
ưa vật chất, như ca dao Việt Nam có
câu:
Thế
gian chuộng của, chuộng công
Có
ai lại chuộng người không bao giờ!
Mà
thật kỳ cục, ngay cả khi làm những
công việc có “tính chất”
tông đồ hay từ thiện, người
ta cũng luôn muốn “chứng tỏ”
mình có “bản lĩnh” để
được “nổi trội” trước
mặt người đời, đôi khi Chúa
chẳng được lợi lộ gì ráo
trọi. Ôi chao, như thế thì nguy hiểm
quá chừng, vì tay phải cứ muốn
tay trái biết tỏ tường, thấy rõ
ràng. Hòa toàn trái ngược với
ý Chúa: “Đừng
cho tay trái biết việc tay phải làm”
(Mt 6:3).
Thế
nên, Chúa Giêsu căn dặn kỹ lưỡng:
“Khi
làm việc lành phúc đức, anh chị
em phải coi chừng, chớ có phô trương
cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em
sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng
ngự trên trời, ban thưởng” (Mt
6:1). Và Ngài gọi những người đó
là “bọn đạo đức giả”,
làm chỉ “cốt để người
ta khen” (Mt 6:2). Dạng người này không
khó nhận thấy hằng ngày. Và
Chúa Giêsu xác định: “Họ
đã được phần thưởng rồi”
(Mt 6:2). Thế là huề, không đòi
hỏi chi ở đời sau nữa đấy!
Với
những người có ý hoàn thiện,
Chúa Giêsu bày cho “mẹo” này:
“Khi
bố thí, đừng cho tay trái biết
việc tay phải làm, để việc bạn
bố thí được kín đáo.
Cha của bạn, Đấng thấu suốt những
gì kín đáo, sẽ trả lại
cho bạn. Còn khi cầu nguyện, anh chị
em đừng làm như bọn đạo đức
giả: Thích đứng cầu nguyện trong
các hội đường, hoặc ngoài
các ngã ba, ngã tư, cho người ta
thấy”.
Một lần nữa, Chúa Giêsu tái xác
định: “Họ
đã được phần thưởng rồi”
(Mt 6:5). Câu này nghe bình thường mà
“căng” lắm đó nha! Ngài
muốn rằng, khi chúng ta cầu nguyện,
“hãy vào phòng, đóng cửa
lại, và cầu nguyện cùng Chúa
Cha, Đấng hiện diện nơi kín đáo”
(Mt 6:6). Ngài nói rõ: “Khi
ăn chay, anh chị em chớ làm bộ rầu
rĩ như bọn đạo đức giả:
Họ làm cho ra vẻ thiểu não để
thiên hạ thấy họ ăn chay”
(Mt 6:16). Lại thêm lần thứ ba Chúa
Giêsu khẳng định: “Họ
đã được phần thưởng rồi”
(Mt 6:16). Ui da, “căng” dữ nghen!
Quả
thật, Chúa Giêsu rất ghét giả
hình, rất ghét bề ngoài, rất
ghét khoe khoang, rất ghét người
“khoái nổ”, ngu dốt mà lì
lợm, đúng là “nói lắm
chậm việc”, nhưng Ngài rất thích
sự âm thầm và kín đáo:
“Khi
ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải
đầu cho thơm, để không ai thấy
bạn ăn chay ngoại trừ Cha của bạn,
Đấng hiện diện nơi kín đáo.
Và Cha của bạn, Đấng thấu suốt
những gì kín đáo, sẽ trả
lại cho bạn”
(Mt 6:17-18). Cứ bình thường, chay ở
trong lòng chứ không chay ở cái mặt.
Kinh
Thánh cho biết ý muốn của Thiên
Chúa quá rõ ràng, không hề
bóng gió, không gì khó hiểu,
không thể viện bất kỳ cớ gì
khác để biện minh cho mình!
Ăn
chay là điều cần, nhưng cách ăn
còn cần hơn. Thiên Chúa cảnh báo
qua ngôn sứ Isaia: “Này,
ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo
kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ
làm công cho mình. Này, các ngươi
ăn chay để mà đôi co cãi vã,
để nắm tay đánh đấm thật
bạo tàn. Chính ngày các ngươi
muốn ăn chay để tiếng các ngươi
kêu thấu trời cao thẳm thì các
ngươi lại ăn chay không đúng
cách”
(Is 58:3b-4). Mỗi chúng ta phải tự mà
“liệu hồn” thôi. Mặc dù
chỉ là hạt bụi nhưng không thể
vô tư, mà phải biết mình để
có thể biết Chúa, và hạt bụi
bay đi đâu thì cũng cứ hát
lên bài ca yêu thương để tôn
vinh Thiên Chúa!
Và
đây là lời nguyền rủa dành
cho những ác nhân tỏ ra nhân từ
ở bộ mặt nhưng lòng đầy mưu
mô: “Khốn
thay những kẻ đặt ra các luật lệ
bất công, những kẻ viết nên các
chỉ thị áp bức, để cản
người yếu hèn hưởng công lý,
tước đoạt quyền lợi người
nghèo khó trong dân tôi, để biến
bà goá thành mồi ngon cho chúng, và
bóc lột kẻ mồ côi”
(Is 10:1-2). Người Việt gọi loại này
là “miệng nam mô mà bụng một
bồ dao găm”.
Lạy
Thiên Chúa nhân hậu, con thật lòng
xin lỗi Chúa, xin ân xá cho con vì
Lòng Thương Xót vô biên của
Ngài. Con xin cảm tạ Ngài về mọi
điều, và “xin mở miệng con để
con cất tiếng ngợi khen Ngài” (Tv
51:17). Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu
Kitô, Đấng cứu độ nhân loại.
Amen.
TRẦM
THIÊN THU
(*)
Thưởng thức NẾU CHỈ CÒN MỘT
NGÀY ĐỂ SỐNG:
https://www.youtube.com/watch?v=p8OK--cnFiE
+
Thánh ca ĐƯỜNG LÊN THÁNH GIÁ:
https://www.youtube.com/watch?v=VJ-2CkFUhBI
|