VÁC
ĐỜI
(Chúa
nhật IV Thường niên, năm B)
VÌ
MẾN TIN CÙNG CHÚA ÔM THẬP GIÁ![](%5BCN%2004%20TN-B%5D%20V%C3%81C%20%C4%90%E1%BB%9CI_html_m52b17aa2.jpg)
BỞI
LẦM LỖI TỰ MÌNH VÁC CUỘC ĐỜI
Một
định luật bất biến đã được
chính Chúa Giêsu minh định: “Ai
muốn theo Tôi, phải TỪ BỎ chính
mình, VÁC thập giá mình hằng
ngày mà theo”
(Lc 9:23). Hai động từ với hai hành
động trái ngược: Bỏ cái này
để lấy cái kia. Nghe chừng rất
đơn giản nhưng lại khá nhiêu
khê! Tuy nhiên, theo Chúa là hành
động tiên quyết mà mỗi người
Kitô giáo phải thực hiện mọi
ngày trong suốt cuộc đời mình.
Nhưng cái gì cũng có điều
kiện nhất định!
Cuộc
sống không hề đơn giản, tức
là khó và phải nỗ lực không
ngừng, nhưng con người không phải
cố gắng chiến đấu một mình.
Kinh Thánh cho biết: “Thiên
Chúa sẽ cho xuất hiện một ngôn
sứ để giúp anh em, hãy nghe vị
ấy”
(Ðnl 18:15). Đó là người được
sai đi, chấp nhận lời sai đó tức
là chấp nhận bước theo Chúa, đi
theo thì phải hành động tích
cực, không thể thụ động.
Và
Ngài còn động viên: “Ta
sẽ đặt những lời của Ta trong
miệng người ấy, và người ấy
sẽ nói với chúng tất cả những
gì Ta truyền cho người ấy. Kẻ nào
không nghe những lời của Ta, những lời
người ấy nói nhân danh Ta thì
chính Ta sẽ hạch tội nó”
(Ðnl 18:18-19). Ngài không hề hù dọa,
mà đó chính là công lý
và công bình. Mỗi người đều
có trách nhiệm rao truyền và làm
chứng nhân của Thiên Chúa. Trách
nhiệm thì phải làm, không làm
thì có tội. Thật vậy, chính
Ngài đã cảnh báo: “Ngôn
sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói
lời Ta đã không truyền cho nói,
hoặc nhân danh những thần khác mà
nói thì ngôn sứ đó phải
chết”
(Ðnl 18:20).
Thánh
Vịnh gia tha thiết mời gọi: “Hãy
đến đây ta reo hò mừng Chúa,
tung hô Người là Núi Đá độ
trì ta, vào trước Thánh Nhan dâng
lời cảm tạ, cùng tung hô theo điệu
hát cung đàn”
(Tv 95:1-2). Không chỉ vậy, chúng ta còn
phải “cúi mình phủ phục, quỳ
trước tôn nhan Chúa là Đấng
dựng nên chúng ta, vì chính Người
là Thiên Chúa chúng ta tôn thờ,
là dân Người lãnh đạo, là
đoàn chiên tay Người dẫn dắt”
(Tv 95:6). Đặc biệt và cấp bách
hơn: “Ngày
hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa,
đừng cứng lòng!”
(Tv 95:7-8). Thời điểm là hiện tại,
không phải là quá khứ hoặc
tương lai. Đó là lời cảnh
báo nhưng cũng chính là Lòng
Thương Xót của Thiên Chúa, bởi
vì Ngài vẫn kiên trì chờ đợi
chúng ta trở về, cứ hết ngày
dài lại qua đêm thâu.
Cuộc
sống có nhiều thứ khiến chúng
ta lo lắng, thế nên phải biết khéo
léo buông hoặc giữ cái gì để
giữ cân bằng tâm sinh lý. Một
trong nhiều cách đó là tạo
“khoảng riêng” để tách mình
ra khỏi cuộc đời xô bồ. Chắc
chắn “khoảng sa mạc” trong tâm
hồn rất cần thiết để có thể
lắng nghe Tiếng Chúa. Thánh Phaolô đã
nói rõ: “Tôi
muốn anh chị em không phải bận tâm
lo lắng điều gì” (1
Cr 7:32). Với nguyên nhân và mục đích
rất cụ thể:
“Đàn ông không có vợ thì
chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách
làm đẹp lòng Người. Còn
người có vợ thì lo lắng việc
đời: họ tìm cách làm đẹp
lòng vợ, thế là họ bị chia đôi.
Cũng vậy, đàn bà không có
chồng và người trinh nữ thì
chuyên lo việc Chúa, để thuộc
trọn về Người cả hồn lẫn
xác. Còn người có chồng thì
lo lắng việc đời: họ tìm cách
làm đẹp lòng chồng”
(1 Cr 7:33-34). Đó là hai cách thức
khác nhau mà mỗi người có quyền
tự do chọn lựa – bỏ cái này
để lấy cái khác, chỉ có
thể chọn một trong hai.
Khi
nghe nói vậy, chắc chắn người đời
không thể tin và không thể chấp
nhận với tầm nhìn của phàm nhân
bình thường, bởi vì những điều
đó “không bình thường”
chút nào và rất “ngược
đời”, phải có tầm nhìn của
đức tin mới khả dĩ chấp nhận
mà hành động. Thánh Phaolô biết
đó là những điều “khó
nghe” mà lại rất thật, cho nên
ông phân trần: “Tôi
nói thế là để mong tìm ÍCH
LỢI CHO ANH CHỊ EM, tôi không có ý
GÀI BẪY anh chị em đâu, nhưng chỉ
muốn đề nghị với anh chị em một
điều tốt, để anh chị em ĐƯỢC
GẮN BÓ CÙNG CHÚA mà không bị
giằng co”
(1 Cr 7:35). Và đó cũng là lời
động viên dành cho mỗi chúng ta.
Cuộc
sống vốn dĩ nhiêu khê nên luôn
có những điều khó chọn lựa.
Có lần Chúa Giêsu đã phân
tích: “Người
tốt thì lấy ra cái tốt từ kho
tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu
thì lấy ra cái xấu từ kho tàng
xấu. Vì lòng có đầy, miệng
mới nói ra”
(Lc 6:45). Lần khác, Ngài lại xác
định: “Kho
tàng của anh em ở đâu thì lòng
anh em ở đó”
(Lc 12:34). Theo nghĩa bình thường, kho tàng
là tiền bạc, của cải hoặc vật
chất, là những gì mình sở hữu.
Cũng chính “kho tàng” đó
có thể là chướng ngại vật
trên hành trình theo Chúa. Điển
hình là thanh niên nọ đến hỏi
Chúa Giêsu về cách trở nên hoàn
thiện, Chúa Giêsu bảo về bán
tài sản và cho người nghèo, anh
ta nghe vậy thì buồn rầu bỏ đi,
vì anh ta có nhiều của cải (x. Mt
19:16-22; Mc 10:17-22; Lc 18:18-23).
Quả
thật, sức hấp dẫn của vật chất
rất mạnh, mạnh đến nỗi người
ta gọi đó là ma lực. Người
ta gọi thần tiền bạc là “thần
tài”. Vật chất là một loại
“thần” – thường mang nghĩa
không tốt, vì nó có thể khiến
người ta mê muội, mù quáng, mất
cả nhân tính mà trở thành mưu
mô và độc ác. Hàng ngày
vẫn có nhiều vụ giết người
dã man để cướp của đã
xảy ra. Các “thần xấu” đó
là các loại thần ô uế làm
“biến chất” con người từ
ngoài vào trong.
Rất
nhiều vụ án dã man đã và
đang xảy ra nơi này hoặc nơi kia,
thậm chí có những vụ giết người
cướp của đã xảy ra ngay trong các
mối quan hệ ruột thịt gia đình.
Những kẻ thủ ác là những người
thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi,
có kẻ vẫn còn ở độ tuổi
thiếu niên, và chuyện xích mích
đôi khi chỉ là chuyện nhỏ, đúng
như người ta nói “có bé xé
ra to” hoặc “có ít xít ra
nhiều”. Điều đó cho thấy
rằng lòng người ta rất nhỏ mọn
và luôn có “lửa” oán
thù, chỉ cần chút gió là nó
cháy bùng lên ngay. Thật là kinh
khủng quá!
Trình
thuật Mc 1:21-28 (Lc 4:31-37) đề cập sự
đối đầu giữa Thiện và Ác,
giữa Chúa Giêsu và thần ô uế.
Một hôm nọ, trong hội đường
có một người bị thần ô uế
nhập, người này “chịu không
nổi” nên đã phải la to: “Ông
Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can
gì đến ông mà ông đến
tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết
ông là ai rồi: ông là Đấng
Thánh của Thiên Chúa!”
(Mc 1:24). Mắt phàm nhân chưa nhận ra
nhưng “thần ô uế” đã
nhận ra Chúa Giêsu là ai. Tuy nhiên,
Ngài liền quát mắng nó: “Câm
đi, hãy xuất khỏi người này!”
(Mc 1:25).![](%5BCN%2004%20TN-B%5D%20V%C3%81C%20%C4%90%E1%BB%9CI_html_m3c712f08.jpg)
Chắc
chắn ma quỷ không hề muốn ra khỏi
“lãnh địa” mà nó đang
chiếm giữ, thế nhưng nó vẫn phải
tuân lệnh Chúa Giêsu. Rõ ràng
Chúa Giêsu có quyền trên mọi
thứ và mọi loài, cả hữu hình
và vô hình. Ma quỷ không muốn
quy phục Đấng Thiên Sai của Thiên
Chúa nhưng nó vẫn phải vâng lời,
thậm chí nó còn phải trình
diện Ngài (G 2:1). Nó có thể làm
hại người ta nhưng nó “phải
tôn trọng mạng sống” của người
khác – cụ thể là trường
hợp của ông Gióp (G 2:6).
Ngay
sau khi “thần ô uế” xuất ra khỏi
người kia, mọi người đều kinh
ngạc đến nỗi họ bàn tán
với nhau: “Thế
nghĩa là gì? Giáo lý thì mới
mẻ, người dạy lại có uy quyền.
Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô
uế và chúng phải tuân lệnh!”
(Mc 1:27-28). Giáo lý mới mẻ và
người dạy có uy, lạ lùng lắm,
xưa nay chưa hề thấy có ai làm
được như vậy. Những người
chứng kiến đã nhận xét như
vậy thì kể ra cũng lạ thật, nhưng
cũng thật đáng khen vì họ có
thể mau chóng tiếp thu được cái
“mới mẻ” đó. Cuộc sống
rất cần tinh thần phục thiện và
dễ thích nghi như vậy. Đó cũng
là một cách biết bỏ cái không
cần thiết để nhận lấy cái
cần thiết – đặc biệt là khi
“cái cần thiết” đó lại
không vừa ý mình.
Điều-cần-thiết-mà-trái-ý-mình
chính là “vác thập giá hàng
ngày”, điều mà Chúa Giêsu
luôn khuyến khích. Ngài có cách
động viên cũng chẳng giống ai, rất
độc đáo. Thật vậy, C. S. Lewis đã
nhận định thế này: “Thiên
Chúa thì
thầm
với chúng ta khi chúng ta vui,
nhưng Ngài nói
to
trong lương tâm của chúng ta khi chúng
ta đau
khổ”.
Đúng là “đầu óc bã
đậu” của chúng ta không thể
nào hiểu nổi, và cũng chẳng bao
giờ hiểu thấu, bởi vì chính
Thiên Chúa đã xác định:
“Trời
cao hơn đất chừng nào thì đường
lối của Ta cũng cao hơn đường
lối các ngươi, và tư tưởng
của Ta cũng cao hơn tư tưởng các
ngươi chừng ấy”
(Is 55:9).
Lạy
Thiên Chúa là dũng lực của con,
xin ban Thần Khí Chúa để con khả
dĩ chân nhận Tiếng Chúa trong chính
cuộc đời con, xin giúp con mau mắn bước
theo Ngài và can đảm hành động
đúng Tôn Ý Ngài trong mọi hoàn
cảnh sống. Con cầu xin nhân danh Thánh
Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ
nhân loại. Amen.
TRẦM
THIÊN THU
|