Trở nên
môn đệ
Thánh Marcô
tạo ra cảm giác là lời kêu gọi các môn đệ
đầu tiên là một sự kiện mang tính cách rất
lễ nghi, và người được kêu gọi hoàn toàn
bất ngờ, không được biết trước,
hoặc có quan hệ gì với Đức Giêsu. Nhưng thánh
Gioan cho thấy rằng không phải là trường hợp
đó. Ngài giải thích rõ ràng rằng mối tương
quan của các môn đệ với Đức Giêsu trải
qua một giai đoạn lớn lên và phát triển.
Người ta không đi theo một người hoàn toàn xa
lạ. Nếu như vậy, thì họ là những kẻ
điên rồ.
Rõ ràng là cả
bốn môn đệ (Simon, Anrê, Giacôbê và Gioan) đã có quan
hệ từ trước với Đức Giêsu. Chắc
hẳn là họ bắt đầu bằng cách đứng
trong đám đông, lắng nghe Người nói. Điều
này đưa đến kết quả là họ thán
phục Người, làm cho họ muốn được
quen biết với Người một cách cá nhân. Một
khi đã được gặp gỡ Người, và
cảm thấy được sức thu hút nơi nhân cách
của Người, thì họ đều bị lôi cuốn
về phía Người. Từ đó, có thể họ
quyết định đi theo Người.
Điều này
giải thích nguyên nhân tại sao, khi cuối cùng
Người kêu gọi họ, thì họ liền
hưởng ứng ngay tức khắc và một cách
trọn vẹn đến như vậy. Họ bỏ
lại tất cả mọi sự – cách sinh nhai, tài
sản, sự an toàn, những liên hệ gia đình – và
tự hiến thân riêng biệt cho việc đi theo
Đức Giêsu. Qua bao thời đại, nhiều kẻ
tin đã thực hiện cũng lời cam kết này
đối với Đức Kitô. Mặc dù lời kêu gọi
“Hãy theo Thầy” của Người nghe giống như
một lệnh truyền, nhưng tất nhiên, đó không
phải là một lệnh truyền, mà là một lời mời
gọi.
Những
người đó là ai vậy? Họ là những
người đánh cá, mà đánh cá là một công việc
quan trọng. Nhưng Đức Giêsu mời gọi họ
đến với một công việc thậm chí còn quan
trọng hơn. Người đem đến cho họ
không chỉ một công việc mới mẻ, nhưng còn là
một nguyên cớ để rồi từ đó, họ
hiến trọn cuộc đời mình. Họ biết
rằng Người không kêu gọi họ đến
với một cuộc sống dễ dãi. Trái lại là
đàng khác. Nhưng vốn là những người đánh
cá, họ đã từng quen thuộc với cảnh khó
nhọc rồi.
Họ cũng
hiểu rằng lời mời gọi của Đức
Giêsu chính là lời mời gọi phục vụ
người khác: “Thầy sẽ làm cho anh em trở thành
những kẻ lưới người”. Khi những
người lãnh đạo các giáo phái kêu gọi
người ta đi theo họ, họ biến những
kẻ đó thành nô lệ cho họ. Đức Giêsu kêu
gọi các tông đồ, không phải để phục vụ
bản thân Người, nhưng là để phục
vụ những người khác.
Lời mời
gọi của Người mang ý nghĩa hy sinh những
kế hoạch riêng, những tham vọng, sự an toàn v.v…
Đây là một cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm,
bởi vì họ đang chuyển từ công việc mà
họ biết, để đến với một công
việc mà họ không hề biết. Nhưng họ cũng
biết rằng lời mời gọi của Người
đem đến cho họ một cơ hội
được sống một cuộc sống trọn
vẹn hơn và xứng đáng hơn. Cho đến nay,
họ đã có một nghề nghiệp. Bây giờ, họ
có được một ơn gọi.
Một nghề
nghiệp và một ơn gọi khác hẳn nhau, mặc dù
không hề loại trừ lẫn nhau. Chúng ta vẫn có
thể sống theo một ơn gọi, thông qua một
nghề nghiệp cụ thể, chẳng hạn như làm
giáo viên, y tá, bác sĩ… Nhưng không bao giờ một
ơn gọi có thể đưa đến những
hoạt động này. Ơn gọi mang nét gì đó sâu xa
hơn, đòi hỏi một tầm nhìn, một
động cơ, một sự tận tụy. Một
nghề nghiệp thường mang ý nghĩa đưa con
người đi xa hơn. Nhưng một ơn gọi có
nghĩa là phục vụ những người khác.
Sự kiện
các môn đệ chấp nhận thử thách này một cách
hết lòng đến thế, nói lên cho chúng ta biết
rất nhiều về tính cách con người của
họ, mặc dù họ không phải là những siêu nhân, mà
chỉ là những con người bình thường. Không ai
có thể tin tưởng vào những con người bình
thường, giống như Đức Giêsu đã tin.
Để trở thành môn đệ của Đức Giêsu,
người ta không cần phải trở thành một con
người đặc biệt.
Ngày nay, Chúa
vẫn còn kêu gọi con người, và nhu cầu hiện
nay rất lớn. Vẫn có những người đáp
trả lại lời mời gọi của Người. Một
số người (giống như bốn môn đệ
trên) được kêu gọi hoàn toàn hiến thân, và
sống theo một cách thức “chuyên nghiệp” đi theo
Đức Kitô. Nhưng không phải tất cả mọi
Kitô hữu đều được mời gọi đi
theo Đức Kitô bằng cách này.
Ý tưởng
về lời mời gọi trái ngược với
nền văn hóa phổ biến hiện nay. Ngày nay, chúng ta
nghĩ rằng mình vẫn có thể sống một
cuộc sống không hề được kêu gọi – không
cậy nhờ vào bất cứ mục đích nào bên ngoài
bản thân mình. Thật không dễ dàng khi cho phép mình
được chọn lựa. Khi để mặc
một mình, chúng ta có khuynh hướng đi theo lối
sống nào ít bị kháng cự nhất. Do đó, chúng ta
cần có người nào đó thách đố chúng ta,
người đó biết rõ những điều mà chúng ta
ưa thích nhất, và sẽ không để cho chúng ta
sắp xếp bất cứ thứ gì, mà khả năng
của chúng ta chưa đạt tới.
Việc đi
theo Đức Kitô có ý nghĩa gì đối với người
bình thường? Điều đó có nghĩa là hãy là
người Kitô hữu ngay tại nơi bạn đang
sống, và theo nghề nghiệp mà bạn đã chọn
lựa. Có nhiều cách thức phục vụ Đức
Kitô và Tin Mừng của Người. Lời kêu gọi này
ngay từ đầu không phải là trở nên người
tông đồ, mà là trở nên môn đệ của
Đức Kitô.
|