Hãy hối
cải và tin
vào Tin Mừng.
(Suy niệm của Lm. Bùi Thượng Lưu)
Ninivê kinh thành
sám hối: một kinh thành "lớn quá trời rộng
ba ngày đàng" (Ga 3,3), đặc
biệt đó là một kinh thành ngoại giáo. Chính trong kinh thành
này, lời sấm của Ngôn sứ Giona đã vang dội
khắp hang cùng ngõ hẻm, dội tới cung điện
đức vua. Điều kinh ngạc là dân
thành đã "tin vào Thiên Chúa" và tin vào lời rao
giảng sám hối của sứ giả Thiên Chúa sai
đến. Nhà vua đã ra chiếu chỉ bắt toàn
dân từ vua quan tới thứ dân phải theo
nghi tiết sám hối... Và Thiên Chúa đã
chấp nhận tấm lòng thống hối của Ninivê.
Đức Kitô,
sau thời gian tĩnh tâm trong sa mạc
đã khai mào việc rao giảng Tin Mừng Nước
Thiên Chúa tại Galiê:
"Thời
buổi đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần
bên" (Mc 1,14)
Theo địa
dư, Galilê giáp với xứ Samarie và miền Syrô-Phénicie,
ngoài dân địa phương là người Do Thái lập
cư, còn có các sắc dân thiểu số ngoại bang khác cư
trú, họ là những người ngoại giáo. Điều đáng lưu ý là Đức Kitô đã
bắt đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng
Nước Thiên Chúa từ Galilê. Rồi sau khi sống
lại, Ngài cũng hẹn với các môn đệ của
Ngài ở Galilê (Mc 14,28 và 16,7). Quả thực, Tin Mừng đã được
công bố cho cả dân tộc Do Thái và dân ngoại.
Một trong
những điều kiện tiên quyết để đón
nhận nước Thiên Chúa chính là lòng hối cải:
"Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng" (Mc 1,14). Đọc hạnh các thánh, nhất là
những vị đại thánh, chúng ta kinh ngạc và thán
phục con đường cải quá tự tân dẫn các
ngài từ con đường sa
đọa tội lỗi quay trở về với Thiên Chúa:
Một Augustin, một Charles de Foucauld... và biết bao
những tâm hồn lành thánh khác. Lòng hối cải
thường bắt đầu với sự đánh
động từ thâm sâu của Thiên Chúa, nói một cách khác
chính ân thánh của Thiên Chúa biến
cải tâm hồn và làm cho con người tìm về đàng
ngay nẻo chính. Tiếp đến là một đoạn
tuyệt, cắt đứt với đời sống
dĩ vãng, cởi bỏ con người cũ để
mặc lấy con người mới, con người
được tái tạo trong ân thánh. Dân
thành Ninivê đã nhận lấy lời cảnh cáo của
sứ giả Thiên Chúa, đã ăn năn
sám hối và chắc hẳn đã cải bỏ nếp
sống lăng loàn cũ để bắt đầu
cuộc sống mới trong đức tin vào Thiên Chúa.
Lý do khiến
con người hối cải thật lớn lao: để tiếp nhận Nước
Thiên Chúa, đón nhận ơn cứu độ. Con
người từ bỏ kiếp sống nô lệ tội
ác trở về với thiên chức con cái Thiên Chúa. Trong cái
nhìn vĩnh cửu và khải huyền đó, thánh Phaolô
đã khuyên tín hữu thành Corinthô hãy hướng nhìn về
tương lai:
"Vì bộ
dạng thế gian này đang qua đi" (1 Cr 7,31)
Dân thành Ninivê
sống vào thế kỷ thứ 8 trước kỷ nguyên,
rồi đến các tín hữu thành Côrinthô cũng như
những người đồng thời với
Đức Kitô quả thực họ đã qua đi. Bao nhiêu đế quốc đã sụp đổ
hoang tàn không còn vết tích. Và thế gian với
những phù hoa của nó: tiền tài, danh vọng và sắc
dục... tất cả cũng sẽ qua đi. Sống
trong kiếp phù du, con người thường bị
vật chất ru ngủ, quên đi kho
tàng khôn sánh ví là Nước Thiên Chúa. "Và tức khắc
họ đã bỏ cả chài lưới mà theo
Ngài", các môn đệ đầu tiên theo Đức Kitô
hẳn đã hiểu phần nào Tin Mừng nước
Thiên Chúa họ đã nghe Thầy mình rao giảng, họ
đã sẵn sàng từ bỏ tất cả, ngay cả
những gì cấp thiết nhất cho kế sinh nhai
của họ. Còn chúng ta, những
người con đang sống trong thế giới mau qua
chóng hết này, chúng ta phải có thái độ và nếp
sống nào đối với Tin Mừng Nước Thiên
Chúa chúng ta đã lãnh nhận?
|