Tiến dâng
lễ vật
Anh chị em thân mến.
Trong khung cảnh của ngày
lễ khánh thành nhà thờ, nhiều người cùng
tiến bước lên đường, hướng về
cùng một nơi, đó là nơi mà ngôi nhà thờ mới
được hoàn thành. Những
người này đã được báo tin qua những cánh
thiệp mời, qua những lời tha thiết.
Những người tới đây cùng hoà chung
niềm vui của biết bao người, cùng tận
hưởng niềm vui chung với sự chuẩn bị
thật chu đáo, bằng công sức, của cải
vật chất mà họ gọi là lễ vật. Còn những người không có mặt thì sao?
Có phải không được biết gì
hết không?
Có người không hay biết gì hết
về ngày lễ hôm nay, nên họ không thể đến
được. Có người biết rất rỏ ngày
giờ và lý do của ngày lễ, nhưng họ không
được mời trực tiếp, nên họ không
thể hoà niềm vui chung. Nhưng
cũng có những người biết rỏ và
được báo tin, được mời gọi tha
thiết, vậy mà giờ này họ cũng không có mặt
để hoà cùng niềm vui với mọi người.
Sự vắng mặt với đầy đủ lý do, có
khi chính đáng, cũng có khi không chính đáng. Có
những người cũng lên đường nhưng
lại không đến nơi được. Có những người không cảm thấy vui cùng
niềm vui với mọi người nên họ cũng
không đến.
Những nhà đạo sĩ từ
phương xa họ nhận được lời
mời, họ vui mừng chuẩn bị hành trang lên
đường, họ vui mừng vì lễ vật của
họ đã được trao một nơi thật
xứng đáng, họ càng vui mừng hơn khi họ
đã hoà được niềm vui của mọi
người và Thiên Chúa.
Những người Do Thái,
những người kinh thành và cả Hêrôđê đã
nhận được lời mời trước tiên.
Họ lại tính toán hơn thiệt, họ
không dám lên đường, vì họ sợ.
Trước tiên họ sợ cực khổ cho bản thân;
họ không muốn vất vã để đến với
người khác, vì họ quen ở yên một chỗ
để người khác đến với họ và cung
phụng cho họ. Tiếp đến họ
sợ mất đi danh vọng mà họ cố công
để tìm kiếm được, nên giờ đây
họ không muốn từ bỏ nó. Họ
cũng sợ mất đi những của cải vật
chất mà họ rất trân trọng, vì họ sợ
phải tiến dâng lễ vật, họ không muốn
từ bỏ. Họ còn sợ mất
đi bản thân mình vì họ quá coi trọng bản thân và
yêu quý nó. Nên họ tìm cách phá đi sự
việc mà họ lo sợ. Nhưng họ đâu
biết rằng: những gì là của Thiên Chúa thì con
người không thể làm gì được. Chính vì thế họ luôn sống trong lo sợ,
họ không thể có được niềm vui.
Niềm vui chỉ đến được
với những tâm hồn thư thái,
biết từ bỏ và cho đi, còn với những tâm
hồn luôn tính toán và so đo thì khó mà tìm được
niềm vui.
Trong cuộc sống đời
người, chúng ta cũng mãi miết đi tìm, nhưng
chúng ta có tìm được gì không? Giờ đây,
mỗi người để một ít phút suy tư, nhìn
lại quãng đời đã qua .... Chúng ta đã từng được mời
gọi đến với Chúa, trở về với Chúa,
mời gọi sống trong niềm vui của Ngài. Chúng ta càng biết rất rõ mình phải làm gì và
chuẩn bị những gì.
Có nhiều lúc trong cuộc
sống, chúng cũng cảm thấy hối hận về
những việc mình làm cho người khác, hối hận
về những bất công, về sự ích kỷ chỉ
biết lo cho mình mà quên đi những lời kêu than của
người chung quanh, không nhìn thấy nỗi đau xé lòng
mà mình gây nên cho họ. Nhưng nỗi lo sợ lại
nỗi lên: sợ mất danh dự, mất uy tín, mất
thời giờ, tiền bạc .... nên đến giờ nầy, chúng ta vẫn
không tìm được niềm vui trong Chúa. Con người
của bao nhiêu năm vẫn không khá hơn mà trái lại, có
khi giờ nầy, mình còn nham hiểm độc hại
hơn trước. Đó có phải là chúng ta
lập lại công việc mà ngày xưa vua Hêrôđê và
những người kinh thành Jerusalem đã
đối xử với Chúa Giêsu và các nhà đạo sĩ
phương xa sao?
Nếu có lần trong cuộc sống, chúng ta
biết nới rộng vòng tay yêu
thương để ban phát cho những người kêu
cầu đến. Đó là lúc chúng ta nhận ra
được lời mời gọi và cất bước
lên đường với những lễ vật trong tay. Nếu chúng ta nhận thấy
được những lỗi lầm thiếu sót của
mình mà sẵn sàng sữa đỗi cho tốt hơn,
nếu chúng ta biết sống quảng đại,
để biết thông cảm và tha thứ thì thật hạnh
phúc cho chúng ta, vì khi đó chúng ta tìm găp được
Chúa và dâng lên Ngài lễ vật mà chính bản thân đã
chuẩn bị bằng cả cuộc đời.
Xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta
được sáng suốt để biết lắng nghe
lời mời gọi và đáp lại cho xứng đáng.
|