Những chặng đường lữ hành
(Suy niệm
của Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, OP)
Những người
hành hương
Từ hình
ảnh ba nhà đạo sĩ lên đường tìm
kiếm Đức Giêsu, người ta có thể rút ra
một vài nhận định làm khuôn mẫu cho mọi
người đang trên đường lữ hành.
Ba đạo
sĩ là những người từ những phương
trời khác nhau, từ những nơi xa xôi, nhưng đã
cùng gặp nhau trong ước muốn gặp gỡ
với Vị Vua mới giáng sinh. Đó là hình ảnh
của tất cả những ai đã lên đường,
do những ước vọng lớn lao thúc đẩy.
Ba vị đã
tiến bước và trở thành những người tìm
kiếm, những người khám phá.
Ba vị đã
gặp được Đức Kitô, vì các vị đã
từ bỏ tất cả những gì mình đang có, đã
ra khỏi mình, ra khỏi nơi ở của mình. Các vị
hòan tòan tự do.
Ba vị tràn
đầy hân hoan vui mừng, hòan tòan trong sáng và sẵn sàng
đón nhận hồng ân.
Như vậy,
các nhà đạo sĩ là những người chẳng có
mối liên hệ về họ hàng thân thuộc với Thiên
Chúa của Itraen, nhưng đã cảm thấy mình có liên
hệ. Các vị khao khát gặp gỡ Vị Vua mới
giáng sinh, và các vị đã thành công. Cuộc mạo hiểm
đầy gian truân vất vả của các vị đã
thành công. Đây là một lời nhắc nhở cho mọi
người về mối liên hệ của mỗi
người với Thiên Chúa, và Thiên Chúa luôn sẵn sàng
hướng dẫn mọi người đến gặp
gỡ với Người, nếu họ chấp thuận
lên đường, chấp nhận ra khỏi mình, ra
khỏi những thói quen thường ngày để tìm
gặp Người. Kho tàng phong phú của Thiên Chúa luôn
mở ra cho bất cứ ai đón nhận lời mời
gọi, bất kể người đó là ai.
Ngoài ra, trong
cuộc hành trình, các đạo sĩ đã vào Giêrusalem, thành
phố tượng trưng cho sự hiểu biết và
quyền bính. Tại đây có vua, có các tư tế, các kí lục.
Ngôi sao hướng dẫn các đạo sĩ đã
biến mất khi các vị đến gần thành phố.
Các vị đã vào thành, đã gặp gỡ, đã hỏi
han, nhưng đức Giesu không có ở đó.
Ngôi sao ấy
lại xuất hiện ở Bêlem: điều này cho
thấy sự chuyể dịch về nơi chốn
đích thực của quyền bính. Quyền vương
đế, ngôn sứ và tư tế không còn ở trong thành
phố có Đền Thờ, nhưng được bày
tỏ trong hang đá, nơi Con Trẻ được sinh
ra. Chính Đức Giêsu mới có quyền đích thực
trên mọi loài. Và quyền bính ấy đã xuất hiện
ở nơi con người không ngờ đến. Nơi
chốn không làm nên quyền bính, nhưng là Con Trẻ,
tức là Đức Giêsu.
Mở đầu
một cuộc chiến
Biến cố
đức Giêsu giáng sinh và việc các đạo sĩ tìm
đến triều bái người đã mở ra một
cuộc chiến.
Khi nghe các
đạo sĩ đã theo hướng khác để
trở về sứ sở của mình, vua Hêrôđê đã ra
lệnh tàn sát các trẻ em trong vùng, từ 2 tuổi trở
xuống. Đây mới chỉ là một màn đầu trong
một cuộc lùng bắt còn kéo dài mãi tới sau này. Ngay
từ khi mới chào đời, Đức Giêsu đã làm
cho những người đang nắm giữ quyền bính
phải sợ hãi. Họ không thể nào chấp nhận có
một con người được gọi là vua đang
gây nguy hiểm cho xã hội do họ tạo lập và
điều hành. Cảm thấy vị trí của mình bị
lung lay, nên họ quyết tâm tìm cách giết cho bằng
được con người tự xưng mình là vua.
Người ta có thể nhìn thấy vẻ đắc
thắng của họ khi Đức Giêsu chịu chết
trên thập giá với hàng chữ gắn phía trên
đầu.
Đây thực
là một cuộc chiến không cân sức: một bên là
quyền bính trần gian với đủ mọi thứ
phương tiện, một bên là Con Trẻ yếu ớt,
ngay áo để che thân cũng không đủ, nói gì
đến người bảo vệ. Thế nhưng, chính
Con Trẻ, sau này là đấng chịu đóng đinh,
lại là người chiến thắng, bởi vì
Người la con Thiên Chúa. Thêm một lần nữa, Noel
lại báo trước việc phục sinh.
Vì ích kỷ,
những người nắm quyền bính trần gian đã
không biết phục vụ người khác, nhưng
chỉ lo tìm lợi ích cho riêng mình. Con Trẻ nằm trong
máng cỏ lại là đối thủ của những
kẻ đầy quyền lực, có quyền ra lệnh cho
người khác. Con Trẻ và gia đình đã trốn
đi, và những người này tưởng rằng mình
đã chiến thắng. Và kế hoạch của Thiên Chúa
được thực hiện cách tốt đẹp.
Nhìn lại chặng
đường lữ hành
Trong cuộc
mạo hiểm của ba nhà đạo sĩ, ta nhận ra
bộ mặt của cuộc hành trình đức tin với
nhiều chặng khác nhau:
Các đạo
sĩ đã thấy một ngôi sao và biến cố này
đã thúc đẩy các vị rời bỏ quê
hương, rời bỏ chính mình để lên
đường. Ngôi sao của chúng ta hôm nay có thể là
một biến cố, một cuộc tiếp xúc, một
niềm vui hay nỗi buồn, có khi cả cuộc xuất
hiện của môt em nhỏ. Những sự kiện này được
thắp lên trong cuộc đời chúng ta như một ánh
sao, và chúng ta buộc phải ngẩng đầu lên,
phải tìm kiếm xa hơn, phải rời bỏ những
xác quyết của quá khứ. Chúng ta phải chuyển
động. Có một sự việc hay một con
người buộc chúng ta phải thay đổi: Anh sao
tuy le lói, như một lời mời gọi mơ hồ,
không rõ ràng, nhưng chúng ta phải lên đường.
Đó là chặng thứ nhất.
Thế nhưng
ánh sáng đã thúc đẩy chúng ta lên đường có lúc
lại biến mất: chúng ta giống như người
Do Thái lạc trong sa mạc và muốn quay trở lại
đất Ai Cập. Các vị đạo sĩ cho chúng ta
một giải pháp: các vị đã vào Giêrusalem và hỏi han
các chuyên viên về lời Chuá. Các kí lục và thủ lãnh
đã cho các vị câu trả lời: các vị phải
đến Belem. Lời Thiên Chúa chỉ có ý nghĩa cho những ai
đã từ bỏ mọi sự (như Apraham). Cuộc
đời chúng ta cũng chỉ có ý nghĩa khi lời Chúa
được chuyển lại cho ta qua Hội Thánh, và
được đón nhận với tâm hồn rộng
mở. Đó là chặng thứ hai.
Bóng tối và
quyền lực sự dữ vây bọc chung quanh chúng ta.
Nguy hiểm và cám rỗ vẫn rình chờ. Vua Hêrôđê,
vị Pharaô mới, vẫ ở đó và đang mong
ước buộc chúng ta làm nô lệ. Các vị đạo
sĩ, khi được thúc đẩy, đã vượt
qua mọi cạm bẫy, đã tìm ra được
lối thoát mà không làm hại ai cả. Các vị đã
đón nhận lời Chúa do người khác nói lại,
đã đến nơi mình muốn đến, gặp
đấng mình muốn gặp và sau đó ra đi bình an.
Các vị đã vượt qua bóng tối. Đó là chặng
thứ ba.
Ánh sáng lại
xuất hiện. Niềm vui tràn ngập tâm hồn: các
vị đạo sĩ đã đến Belem. Mỗi chúng
ta cũng phải đến đó. Tại đây, Thiên Chúa
hẹn gặp gỡ mọi người. Điều mà tâm
hồn chúng ta ước mong hơn hết chính là đây.
Đó là lúc để thờ lạy: tức là ở trong
hơi thở của Thiên Chúa. Đó là chặng thứ
tư.
Rồi chúng ta
trình bày những món quà để dâng cho Thiên Chúa. Tất
cả cuộc đời chúng ta được đem ra
để dâng tiến Hài Nhi. Đó là vàng, nhũ
hương, mộc dược … và hài nhi đón nhận
tất cả những gì chúng ta dâng tiến! ước gì
cuộc trao đổi này được kéo dài mãi mãi …
Đó là chặng thứ năm.
Thế
nhưng, lại phải lên đường. Thiên quốc
còn xa lắm. Lịch sử của Chúa Giêsu ở với
lòai người mới chỉ là bắt đầu. Sẽ
còn rất nhiều ánh sao xuất hiện trong cuộc
đời chúng ta. Lại phải lên đường.
Thế nhưng đã có thay đổi. Không thể tiếp
tục sống như trước đây, không thể
đi lại những con đường cũ. Như các
đạo sĩ, chúng ta phải “theo một con
đường khác”. Đó là chặng thứ sáu, chặng
cuối cùng trên hành trình đức tin, hành trình của
mỗi ngày sống, hành trình của cả cuộc
đời.
Những dấu chỉ
Lạy Chúa nếu không có ánh sáng,
Đêm cứ dài mãi và tối
tăm sẽ bao phủ địa cầu.
Nếu không có những dấu
chỉ minh chứng
Tuyệt vọng sẽ trào dâng,
niềm cậy trông sẽ rời bỏ con người.
Xin cho con đọc
được qua dòng lịch sử
những dấu chỉ: tình yêu
không thể hao mòn,
những dấu chỉ: con
người được kêu gọi vươn tới,
những dấu xác định
Chúa luôn ở với loài người.
Để nhờ đó, lạy
Chúa, ngày hôm nay,
con nhận ra những dấu
chỉ của Ngài
rằng những người con
của Ánh Sáng
phải vững niềm hy
vọng và tỏa sáng tin yêu. (ĐTH)
|