Ngôi sao hy vọng
Tại nước Camơrun
ở Phi Châu, có một vùng đất tên là Fontem, dân số
khoảng 20 ngàn người, là một bộ lạc bị
đe dọa tuyệt chủng vì nhiều thứ bệnh,
nhất là bệnh ngủ và bệnh giun chỉ.
Tộc trưởng của
bộ lạc Fontem đã đi cầu cứu nhiều
nước và nhiều tôn giáo nhưng không kết quả.
Cuối cùng, ông đã đến với Đức cha Peters
thuộc giáo phận Buca ở Camơrun, đặt vào tay ngài một số tiền và nói: “Bộ
lạc chúng tôi chẳng tốt lành gì để đáng
được Chúa thương nhận lời, vậy
chúng tôi xin Đức cha và các tín hữu của ngài cầu
cùng Chúa cho chúng tôi. Hy vọng Chúa sẽ
nhận lời”.
Đức Cha Peeters và giáo dân
của người không chỉ cầu nguyện mà còn hành
động. Họ chung tay
góp sức làm cho bộ lạc Fontem ngày càng tốt
đẹp hơn. Khởi đầu là 2 bác sĩ, 1 bác
sĩ thú y, cùng với 3 phụ nữ thuộc phong trào Giáo
dân Hoạt động cho thế giới được
Hiệp nhất trong Yêu thương.
Ngày nay, bộ lạc Fontem đã
hoàn toàn đổi mới. Xưa kia là
rừng thiêng nước độc thì nay là phố xá
đô hội. Điều bất ngờ là
chính thành phố này lại là chiếc nôi của một
phong trào Giáo dân Thiện nguyện tới phục vụ
ở rất nhiều nước tại Phi Châu. Số người xin học đạo và gia
nhập Giáo hội nhiều vô kể.
“Chúng
tôi đã thấy vì sao của Người xuất
hiện”. Các nhà đạo sĩ đã nhìn thấy ánh sao
lạ, và đã mau mắn lên đường trong niềm
hy vọng tràn đầy. Vâng, chính trong niềm hy
vọng tràn đầy mà tộc trưởng Fontem đã
hăng hái đến với Đức cha Peeters như ánh
sao hy vọng. Ong hy vọng bộ lạc của ông sẽ
thoát cảnh bệnh tật và nghèo đói, ông hy vọng dân
tộc mình sẽ bước theo kịp
văn minh tiến bộ của nhân loại. Cuối
cùng, hoa hy vọng đã khai mùa mở cánh. Bộ
lạc của ông đã được ngôi sao hy vọng
tỏa sáng để họ không chỉ đến với
nền văn minh khoa học mà còn tiến bước vào
nền văn minh tình thương.
Ngôn sứ Isaia
đã nói: “Dân đang lần bước giữa tối
tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám
người sống trong vùng bóng tối, nay được
ánh sáng bừng lên chiếu rọi”.
Ánh sáng bừng
lên chiếu rọi, chính là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Sao Hy
Vọng của muôn dân. Kể từ khi nguyên tổ phạm
tội, ánh hào quang của địa đàng vụt
tắt, nhân loại mò mẫm trong bóng đêm tội
lỗi, mỏi mòn chờ mong ánh sáng cứu độ
chiếu rọi nhân gian.
Ngôi
Sao Hy Vọng đã xuất hiện ở trời Đông,
và sẽ không bao giờ lặn đi.
Lễ
Hiển Linh là lễ Chúa tỏ mình cho dân ngoại, mà
đại diện là ba nhà đạo sĩ, trong đó có
tất cả chúng ta.
Nếu
Chúa là Ngôi Sao Hy Vọng, đã chiếu rọi vào cuộc
đời tăm tối của chúng ta, thì Người
cũng muốn chúng ta sẽ là những ánh sao, luôn chiếu
tỏa niềm tin yêu và hy vọng nơi con người.
Nếu Chúa là
Ngôi Sao Hy Vọng, đã không bao giờ thất vọng
về con người, cho dù con người thất trung
phản bội, thì chúng ta cũng đừng bao giờ
thất vọng về chính mình.
Nếu
Chúa là Ngôi Sao Hy Vọng, đã không hề để ai
phải thất vọng khi trông cậy nơi Người,
thì chúng ta cũng đừng bao giờ để một
nỗi thất vọng nào chạm được
đến anh em.
Tuy Ngôi Sao Hy
Vọng xuất hiện ở Phương Đông đã
2000 năm qua, nhưng tại Á Châu này tỷ lệ
những người được Ngôi Sao chiếu
rọi mới chỉ có 10,4o/o. Đó là nỗi thao thức
của Giáo hội và cũng là trách nhiệm của mỗi
người chúng ta. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bày
tỏ trong Tông Huấn “Giáo hội tại Á Châu” như sau:
“Những kẻ tin vào Chúa Kitô vẫn là một thiểu
số bé nhỏ trong lục địa mênh mông và đông dân
nhất này. Nhưng không phải là một thiểu số
nhút nhát, họ sống đức tin cách sống
động đầy hy vọng và ban sức sống, mà
chỉ có duy nhất tình yêu, mới có thể mang lại”.
“Tham
vọng duy nhất của Giáo hội là tiếp tục
sứ mạng phục vụ và yêu thương của mình,
để tất cả dân Á Châu “có sự sống và
sống dồi dào”.
|