SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN
BÁT NHẬT GIÁNG SINH
Tu sĩ: Jos. Vinc.
Ngọc Biển, S.S.P.
Ngày 26 tháng 12
Lễ thánh Têphanô,
tử đạo tiên khởi
VINH DỰ LỚN LAO
LÀ ĐƯỢC CHẾT VÌ CHÚA
(Mt 10,17-22)
Xem lại CN 33 TN
C, thứ sáu tuần 14 TN và thứ Tư tuần 34 TN
Xét
theo góc độ con người thì khi chúng ta nghe bài Tin
Mừng hôm nay, hẳn mỗi người cảm thấy
buồn buồn! Buồn bởi vì niềm vui mừng, hân
hoan của cả thế giới đón chào Chúa Giáng Sinh
chưa hết, thì hôm nay, lời Đức Giêsu làm chúng ta
không khỏi ngỡ ngàng cho những ai bước vào
sứ mạng làm môn đệ của Đức Giêsu, Ngài
phán: “Hãy coi chừng
người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các
hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong
các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị
điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì
Thầy”.
Lời
loan báo của Đức Giêsu đi ngược hẳn
với các nhà lãnh đạo thế gian. Thật vậy, khi
muốn chiêu mộ ai, người đời thường
đưa ra những lời đường mật, an
ủi, họ đưa dẫn chúng ta đi trên con
đường đầy hoa thơm, và hứa hẹn
những sự dễ dãi..., cho người mà họ
muốn chiêu dụ.... Nhưng làm môn đệ của
Đức Giêsu thì khác hẳn: những thử thách, đau
thương và đôi khi cả chính cái chết là là
những quà tặng mà người môn đệ sẽ
nhận được trong cuộc đời sứ vụ
của mình.
Kinh
nghiệm cho thấy, trải qua biết bao thế hệ,
hàng hàng, lớp lớp những môn đệ của
Đức Giêsu khắp năm châu đã phải đón
nhận những hệ quả tang thương đó. Tuy
nhiên, những đau khổ đó không thể làm chùn chân
bước của các môn đệ. Lớp này ngã xuống,
lớp kia đứng lên, đến nỗi những
người gây ra những tội ác đó cũng phải
ngỡ ngàng và không hiểu nổi! Tuy nhiên, đối
với chúng ta là những Kitô hữu, chúng ta hiểu
được nguyên lý đó, vì: “Hạt
lúa cuộc đời phải mục nát đi thì mới
sinh được nhiều bông hạt khác”; hay “Máu các thánh tử đạo là
hạt giống sinh ra các tín hữu”. Đây là nguyên lý
bất hủ và trường tồn vĩnh viễn nơi
những người con của Chúa. Vì thế, không ai và
không có gì có thể dập tắt được tình yêu
của những người “say
men Giêsu”.
Hôm
nay, phụng vụ Giáo Hội mừng kính lễ thánh
Têphanô, ngài là một người can đảm, anh hùng hào
kiệt. Chắc hẳn, thánh nhân đã cảm nghiệm
được sâu xa nguyên lý của hạt lúa trong thân
phận tự hủy. Bởi lẽ, sự hào hùng, can
trường mới làm toát lên đặc tính của
những người thuộc về Đức Kitô là: không
bao giờ và không thể chấp nhận thỏa hiệp với
sự dữ, sự tội. Vì thế, thánh nhân đã
xuất sắc trong khi thi hành sứ vụ, bởi vì ngài
được tình yêu Đức Kitô nung đốt tâm
hồn. Thánh Têphanô xứng đáng lãnh nhận lời khen
ngợi của Kinh Thánh: ngài là người “đầy lòng tin và đầy Thánh Thần".
Quả thật, ngài đã hăng say rao giảng về
Đức Giêsu, và sẵn sàng đón nhận chính cái
chết để làm chứng về Đấng mà mình loan
báo.
Thánh
Têphanô đã thay đổi thế cuộc, vì lúc ban
đầu là một phiên tòa ghê rợn với bản án
tử hình khủng khiếp với trò ném đá đến
chết bị cáo; cảnh náo động bao trùm phiên tòa bất
chính này, nhưng bị cáo hôm nay thì khác hẳn: chính lúc
mọi người thi hành án thì ngài lại cảm thấy
bình an, thanh thoát, nhẹ nhàng và tràn đầy hy vọng.
Khung cảnh này đã làm đảo ngược tình
thế, và cáo trạng mà người ta gán ghép cho Têphanô
giờ đây lại chất vấn lương tâm họ,
khiến họ cảm thấy bất an và lo sợ.
Trong
xã hội ngày nay, nhiều người trong chúng ta còn ái
ngại, dè dặt khi loan báo về sự thật mà giáo huấn
của Đức Giêsu cũng như Giáo Hội mời
gọi. Có khi vì cảm thấy sợ hãi, liên lụy
đến tính mạng mà im hơi lặng tiếng
để cho qua cầu; hoặc cũng có thể rơi vào
tình trạng như đức Hồng Y Thuận đã nói:
họ là những hạng người: “Sợ tiếng chửi và ăn mày tiếng khen”,
nên khi không có lợi cho bản thân là họ sẵn sàng
trở thành kẻ nịnh thần để cho xong
chuyện....
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta can
đảm, trung thành làm chứng cho Chúa dẫu có gặp
phải thử thách gian truân. Noi gương thánh Têpphanô,
sống chết vì sứ vụ, miễn sao sự thật
được loan báo và Đức Kitô được tin
nhận.
Lạy
Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con khi mừng kỷ niệm ngày Chúa
giáng trần, thì cũng hiểu được sứ
vụ của Chúa trong tương lai và trách nhiệm
của người môn đệ khi bước theo Chúa trên
con đường đó. Amen.
Ngày 27 tháng 12
Lễ thánh Gioan Tông
đồ
LÒNG MẾN SẼ
GIÚP DỄ DÀNG NHẬN RA CHÚA
(Ga 20, 1-8)
Theo truyền thống, phong tục
Việt Nam, thì khi có
người thân qua đời, sau khi đã lo liệu
việc chôn cất xong, khoảng hôm sau hay những ngày
kế tiếp..., tùy mỗi nơi, họ thường hay
có tục ra nghĩa địa viếng mộ để
bày tỏ niềm thương tiếc, nhớ nhung người
đã khuất.
Ngày xưa tại đất
nước Palestine cũng có
phong tục đó. Tuy nhiên, họ để ba ngày mới ra
viếng mộ. Vì vậy, chúng ta không lạ gì khi thấy
sự kiện Maria
Mađalêna ra viếng mộ
Chúa từ tờ mờ sáng. Bà đến sớm là vì nóng
lòng chờ đợi từng giây phút để
được đến với Chúa.
Tuy nhiên, điều mà Maria Mađalêna ngỡ ngàng là thấy phiến đá
lấp cửa mồ đã được lăn ra
khỏi mộ..., và khi nhìn vào thì không thấy xác Chúa đâu
cả.... Trong tâm trí của bà lúc này là: đã có ai đó
lấy cắp xác Chúa...???
Sau đó, Maria
Mađalêna vội về
nhà báo tin cho các Tông đồ biết sự việc lạ
lùng này.... Gioan và Tông đồ trưởng Phêrô đã
chạy đến mộ để phục kích tận
mặt xem thực hư thế nào. Khi tới nơi, Tông
đồ trưởng chỉ thấy ngỡ ngàng và
chưa thể đoán được sự việc ra sao!
Nhưng Tông đồ Gioan thì biết, ông đã thấy và
đã tin, vì ngài nhớ lại lời Đức Giêsu đã
loan báo trước đó là: “ngày
thứ ba sẽ sống lại...”.
Điều mà chúng ta cần khám phá
nội dung tiềm ẩn hay chủ đạo trong bài Tin
Mừng hôm nay chính là hai chữ: “Lòng
mến”. Vì yêu mến Chúa tha thiết, nên Maria Mađalêna đã
đến mồ từ
tảng sáng của ngày thứ nhất trong tuần. Vì yêu,
nên Tông đồ Gioan cũng nhận ra Chúa đã sống
lại một cách chắc chắn. Ngài cũng là người
đầu tiên hiểu và tin vào việc này. Sau này chúng ta còn
thấy Gioan đã nhận ra Chúa trước tiên trên bãi
biển.
Như vậy, chính tình yêu đã nối
kết lòng với lòng. Tình yêu đã lý giải những
chuyện phi thường và mầu nhiệm cách dễ dàng.
Ngôn ngữ tình yêu là ngôn ngữ của tấm lòng...
Vậy Gioan là ai? Thưa ngài là một
trong những người con ông Dêbêđê, có thể ngài là bà con họ hàng với
Đức Giêsu, là em của Giacôbê, làm nghề đánh cá trên
biển. Ngài cũng là một trong ba Tông đồ
được Đức Giêsu tỏ mình cách đặc
biệt trong cuộc thần hiện trên núi Tabor. Và, ngài còn
là một con người được biết
đến với tính khí nóng nảy, tham vọng, nhưng
cũng là người dũng cảm.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay cho
chúng ta thấy: tình yêu là ngôn ngữ không lời để
hiểu và đi vào mối tương quan thân tình với
Thiên Chúa. Chỉ có tình yêu, chúng ta mới có thể hiểu
được những điều kín nhiệm trong
mầu nhiệm cứu chuộc của Thiên Chúa. Cũng
chỉ có tình yêu mới lý giải được những
nghịch lý của Tin Mừng. Như vậy, nhờ tình
yêu mà chúng ta thêm sự trung tín, can đảm, trung thành.
Mừng lễ thánh Gioan Tông đồ
hôm nay, chúng ta hãy noi gương ngài: yêu mến Thiên Chúa tha
thiết; sẵn sàng sống chết để làm chứng
cho tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc đời của
mình; hãy yêu rồi làm gì thì làm. Chỉ có tình yêu mới làm cho
những việc chúng ta nói và làm có giá trị mà thôi.
Lạy Chúa Giêsu, xin
ban cho chúng con cháy lửa yêu mến Chúa như thánh Gioan khi
xưa. Amen.
Ngày 28 tháng 12
Lễ các thánh Anh Hài
QUYỀN TRẺ EM CÓ
CÒN ĐƯỢC TÔN TRỌNG?
(Mt 2, 13 -18)
“Trẻ em hôm nay, thế
giới ngày mai”.
Đây là quy luật mà ai cũng phải biết. Tuy nhiên, có
một sự thật đau buồn về tình trạng
cuộc sống của các trẻ em hiện nay: theo
thống kê của các tổ chức quốc tế, ngày nay
có hàng triệu triệu trẻ em chết vì chiến tranh,
tật nguyền; hay sống trong hoàn cảnh thiếu
thốn tại các trại tỵ nạn và nơi các
đường phố, gầm cầu.... Biết bao
trẻ em thất học, không được đến
trường. Tệ hơn nữa là có quá nhiều trẻ
em chết dưới bàn tay của chính các bậc làm cha
mẹ khi họ quyết định phá thai...!
Tất
cả đều do sự chểnh mảng, thiếu quan
tâm, vô nhân và chối bỏ quyền của các trẻ em
nơi những nhà lãnh đạo, các tổ chức và ngay
cả các bậc làm cha mẹ trong các gia đình.
Thảm
trạng đau buồn hiện nay của thế giới
về các trẻ em cũng chính là đại họa mà các
thánh Anh Hài thời Đức Giêsu phải chịu
dưới sự tàn độc, ích kỷ, ghen tương
của vua Hêrôđê.
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy
đứng lên, tùy khả năng và trách nhiệm của
mỗi người, hãy bảo vệ quyền trẻ em.
Không ai được phép đứng nhìn những thảm
trạng bi đát mà các trẻ em đang phải hứng
chịu do nạn buôn bán, bóc lột, lạm dụng và vô
lương tâm của người lớn gây nên.
Hãy
ý thức vai trò và trách nhiện cao cả của thiên
chức làm cha làm mẹ trong các gia đình, không bao giờ
chúng ta cho phép mình có quyền trên sự sống sự
chết của các trẻ em, dù các em mới là bào thai. Nên
nhớ quyền đó thuộc về Thiên Chúa và không ai
được phép cướp quyền của
Người. Thiên Chúa luôn muốn cho con người
được hạnh phúc và được sống
dồi dào. Chính vì lý do đó mà Ngài đã giáng sinh để
cứu chuộc con người.
Hình
ảnh thánh Giuse và Đức Maria vội vã trong đêm
đem Hài Nhi trốn sang Aicập đủ cho chúng ta
thấy trách nhiệm của các ngài với Đức Giêsu.
Vì
vậy, khi mừng lễ các thánh Anh Hài, chúng ta không gợi
lại một thảm trạng buồn, nhưng đây là
cơ hội để chúng ta học được bài
học về tinh thần trách nhiệm, sống hết mình
vì con cái như Đức Mẹ và thánh Giuse. Mặt khác,
đây cũng chính là dịp để chúng ta hồi tâm
nhằm nhận ra sự hờ hững, thiếu trách
nhiệm trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái.
Hơn nữa, nếu có ai đó trong cộng đoàn đã
một lần phá thai hay cổ vũ, tiếp tay cho tội
ác tầy trời này, thì đây là thời thuận tiện
để chúng ta nhận ra hình ảnh Hêrôđê ác
độc qua hành vi mất nhân tính của mình để sám
hối và xin ơn tha thứ cũng như biến
đổi.
Lạy
Chúa Giêsu Hài Đồng, xin Chúa ban cho chúng con biết ý
thức vai trò và trách vụ phải có đối với các
trẻ em. Xin Chúa gìn giữ và bảo vệ các trẻ em
thoát khỏi những nanh vuốt của những Hêrôđê
thời hiện đại khi họ khước từ
quyền trẻ em.
Xin
Chúa cũng ban cho có nhiều tổ chức từ thiện,
nhiều tấm lòng quảng đại ra tay cứu giúp các
trẻ em nhằm xoa dịu những đau thương mà
các trẻ em phải gánh chịu trong xã hội hiện nay.
Amen.
Ngày 29 tháng 12
HẠNH PHÚC CHO
NGƯỜI ĐƯỢC GẶP CHÚA
(Lc 2,22-35)
Ngày
nay, những gia đình Công Giáo thường mang con mình
đến nhà thờ xin cho bé được lãnh nhận Bí
tích Rửa Tội, để gia nhập Giáo Hội, tham
dự vào đoàn dân những người tin Chúa.
Khi
xưa, thời Đức Giêsu cũng vậy, khi
được tám ngày, cha mẹ Ngài bồng Hài Nhi Giêsu
đến đền thờ để dâng cho Thiên Chúa.
Đức
Giêsu là Thiên Chúa tối cao. Tuy nhiên, trong ngày trọng
đại này, chúng ta không thấy có những người
sang giàu, quyền chức, nhưng chỉ có những
người bé mọn hiện diện! Kinh Thánh cho hay,
những người đón chào và diễm phúc
được gặp Đức Giêsu trong ngày này không ai
khác ngoài ông Simêon và bà Anna. Họ là những người bình
thường, đơn sơ, nghèo khó..., là những
người nghèo của Giavê, nhưng tâm hồn thánh thoát,
nên đã được gặp Chúa của bình an.
Mặt
khác, chúng ta còn nhận thấy nơi Đức Maria và thánh
Giuse một tấm gương khiêm tốn, trung thành
với luật. Thật vậy, các ngài thừa biết
được Hài Nhi Giêsu này là Con Thiên Chúa, và các ngài đang
được đặc ân lớn lao là chăm sóc
Đấng Cứu Độ trần gian. Như vậy,
xét theo lẽ thường, các ngài có quyền từ chối việc giữ luật này, bởi
vì Đức Giêsu chính là trọng tâm của luật.
Nhưng không, các ngài đã khiêm tốn, tuân hành lề
luật của Thiên Chúa cách yêu mến, không tìm đặc
lợi cho mình chỉ vì có uy thế.
Ngày
nay, nhiều người hay nhân danh chức quyền, công
trạng hay giàu có để xin miễn chuẩn cho mình
những việc bổn phận với Giáo Hội, xã
hội.... Tuy nhiên, khi làm như thế, chúng ta quên mất
một điều là phần thưởng mai hậu
của chúng ta đã bị đóng lại, vì hẳn nhiên
chúng ta đã được nguồn lợi rồi! Tệ
hơn nữa là khi chúng ta muốn được miễn chuẩn
việc bổn phận mà không được đáp
ứng, nhiều người đã có những lời
lẽ tiêu cực, chỉ trích trong sự kiêu ngạo, và
như thế, những sự quảng đại chia
sẻ cách này hay cách khác trước đó của chúng ta
đã đứng lên tố cáo và như bản án vạch
trần hình thức vụ lợi, thực dụng của
chúng ta thuần túy chứ không phải vì lòng yêu mến Chúa!
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta:
trước tiên, nhìn vào Đức Mẹ và thánh Giuse, không
tìm những đặc ân miễn chuẩn cho mình, nhưng
các ngài đã thi hành, chu toàn bổn phận cách yêu mến.
Thứ đến, noi gương ông Simêon và bà Anna, sống
khiêm tốn, chân thành, đơn sơ để
được Thiên Chúa mặc khải những
điều kín nhiệm.
Cuối
cùng, khi được diễm phúc gặp Chúa, chúng ta hãy có
tâm tình tạ ơn, chúc tụng Thiên Chúa như những
người nghèo của Thiên Chúa trong đền thờ khi
xưa.
Lạy
Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho chúng con biết noi gương Mẹ
Maria và thánh Giuse trong việc yêu mến và tuân giữ
luật Chúa. Xin cho đời sống của cụ già
Simêon và Anna là nguồn gợi hứng cho chúng con trong
việc thờ phượng Chúa. Amen.
Ngày 30 tháng 12
CẦN TRỞ
VỀ VỚI NỘI TÂM
(Lc 2, 36 – 40)
Chúng
ta vừa đón mừng Đại Lễ Giáng Sinh với
những tổ chức sinh hoạt rầm rộ và
những trang hoàng hoành tráng bên ngoài làm toát lên vẻ huy hoàng,
cao trọng của biến cố có một không hai trong lịch
sử cứu độ qua việc Con Thiên Chúa xuống
thế làm người.
Tuy
nhiên, những sinh hoạt bên ngoài đó đôi khi làm cho chúng
ta quên đi ý nghĩa và giá trị tinh thần của ngày
lễ. Hơn nữa, chính Con Thiên Chúa giáng sinh trong cảnh
nghèo nàn, nhẹ nhàng, êm đềm chứ không phải
rầm rộ bên ngoài.... Sự kiện Đức Giêsu giáng
sinh thời đó rất âm thầm và Ngài muốn trở
thành một người bình thường như mọi
người.
Như
vậy, muốn có được một mùa Giáng Sinh ý
nghĩa và lắng đọng, có lẽ chúng ta phải
trở về với cuộc sống nội tâm sâu xa thì
mới đi được vào luồng tình yêu của Thiên
Chúa, qua đó, sứ điệp giáng sinh mà Con Thiên Chúa mang
đến cho nhân loại, trong đó có chúng ta mới
thực sự có ý nghĩa trên và trong cuộc đời
của mỗi người.... Nếu không có yếu tố
đó, đại lễ Giáng Sinh chỉ thuần túy là
một lễ hội với những sự sầm uất
bề ngoài.
Tin
Mừng hôm nay trình thuật cho chúng ta biết mẫu
gương của một bà quả phụ đã sống
điều đó trong cuộc đời của bà. Quả
thật, bà là người nghèo của Thiên Chúa, bà chẳng
có gì để dâng cho Chúa cả, bà chỉ có tấm lòng và
đời sống lương thiện cũng như
đạo đức.
Kinh
Thánh diễn tả bà hết sức đơn sơ
như: bà đã được 84 tuổi, goá bụa nghèo
khó, trung thành với những bổn phận đạo
đức, sống nơi đền thờ, phụng
sự Thiên Chúa ngày đêm trong kinh nguyện và trong chay
tịnh.
Qua
cuộc đời của bà, chúng ta thấy toát lên một
điều, đó là: bà đã lấy Chúa làm trung tâm của
cuộc đời mình, cho nên, mọi sinh hoạt
đều hướng về Cái Tâm đó. Muốn đi
vào tương quan với Thiên Chúa cách thân tình như
vậy, hẳn bà phải có tình yêu thúc đẩy.
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta, mỗi
lần chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu bọc tã nằm trong máng
cỏ, chúng ta hãy có tâm tình đơn sơ như bà Anna.
Sống tinh thần khó nghèo, phó thác để cảm
nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa cho nhân
loại qua việc trao ban Đức Giêsu, quà tặng vô giá
cho chúng ta.
Lạy
Chúa Giêsu, tạ ơn Chúa đã nêu gương cho chúng con
về tinh thần nghèo khó. Chỉ những ai có
được tinh thần như thế, mới
được gọi là con Thiên Chúa thực sự. Xin Chúa
ban ơn cho mỗi chúng con biết noi gương bà Anna
trong bài Tin Mừng hôm nay, ngõ hầu được sống
trong tình yêu của Chúa. Amen.
Ngày 31 tháng 12
HÃY TẠ ƠN CHÚA
VÌ CHÚA NHÂN TỪ
(Ga 1, 1-18)
Theo lẽ tự nhiên, cuối năm,
người ta thường hay ngồi lại để
tính sổ, thanh toán với nhau những điều cần
thiết. Trong đời sống đức tin, chúng ta
cũng cần phải ngồi lại để tính sổ
với Chúa về những điều mình đã làm
được, cũng như những điều mình
chưa làm được, để tạ ơn và tạ lỗi;
để chúc tụng và phó dâng.
Ngồi lại để suy nghĩ về ơn
Chúa. Có lẽ đây là dịp để mỗi người
cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa
đã ủ ấp trên cuộc đời chúng ta quá
nhiều! Tuy nhiên, tình yêu đó có được chúng ta khám
phá và làm lan tỏa ra với người khác hay không? Đây
là điều chúng ta phải suy nghĩ...!
Mặt khác, thái độ tạ ơn phải
luôn thường trực trong tâm hồn chúng ta, bởi vì:
vui buồn, sướng khổ đều có Chúa
đồng hành. Thành công, thất bại không nằm ngoài
thánh ý Thiên Chúa. Chúa luôn yêu thương chúng ta ngay cả khi
chúng ta là kẻ phản bội.
Tình yêu đó được ví như gà mẹ
ấp ủ con dưới cánh, như người mẹ
bao bọc che chở con mình. Cả những lúc ta đau
buồn thất vọng, thì tình yêu đó càng quyết
liệt, thắm thiết hơn. Lúc đó, Ngài thường
vác chúng ta lên vai để chúng ta được an toàn.
Khi nhìn về quá khứ, chúng ta thấy tình yêu
của Chúa tràn ngập trên chúng ta. Còn nhìn về viễn
cảnh tương lai, chúng ta phó thác cho Chúa tất cả,
vì: “Hãy ký thác đường
đời cho Chúa, tin tưởng vào Ngài, Ngài sẽ ra tay”.
Mong sao, mỗi người chúng ta có
được niềm tin vào tình thương của Chúa vì
Ngài luôn lo lắng cho chúng ta.
Quả thật, người có niềm tin thì luôn
cảm thấy: “Có Chúa chăn
giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu gì. Trong đồng
cỏ xanh tươi, Người để tôi vào
nghỉ. Bên dòng nước trong lành, dẫn tôi về
bổ sức”.
Và:
“Dầu qua
trong thung lũng âm u, tôi sợ gì nguy hại, vì có Chúa ở
cùng, côn trượng Ngài sẵn đó, tôi vững dạ an
tâm”.
Lạy Chúa, một năm đã qua và năm
mới đang đến. Chúng con xin tạ ơn Chúa vì
những ơn lành Chúa đã ban cho chúng con. Chúng con cũng
xin tạ lỗi với Chúa vì những bất xứng chúng
con đã vô tình, tệ bạc mà quên ơn Chúa. Giờ
đây, chúng con xin dâng năm sống mới lên Chúa,
để xin Chúa tiếp tục yêu thương, gìn giữ
và chúc lành cho chúng con. Amen.
|