SUY NIỆM CÁC NGÀY
TRONG TUẦN 03 MÙA VỌNG
THỨ HAI
HÃY KHIÊM TỐN
ĐỂ ĐƯỢC CỨU ĐỘ
(Mt 21, 23-27)
Tu sĩ: Jos.
Vinc. Ngọc Biển, SSP
Có
những câu hỏi được đưa ra để
làm sáng tỏ một vấn đề nào đó! Cũng có
những vấn nạn đặt ra với mong muốn
được hiểu thêm kiến thức, tuy nhiên,
cũng có những thắc mắc được
đưa ra không phải vì ý ngay lành, nhưng mục
đích để hạ gục, bắt lỗi và kết án
đối phương.
Hôm
nay, Đức Giêsu bị rơi vào tình cảnh thứ ba
khi các Kỳ mục và Thượng tế hỏi Ngài: "Ông lấy quyền nào mà làm
các điều ấy? Ai đã cho ông quyền ấy?".
Đức Giêsu biết rõ sự thâm độc của
họ! Nếu Ngài nhận rằng quyền năng của
Ngài do được ủy nhiệm, thì hẳn Ngài là
một kẻ ly giáo và chính quyền sẽ lên tiếng vì
họ sẽ gán Ngài vào cái tội gọi là phủ nhận
quyền của những nhà lãnh đạo! Còn nếu
Đức Giêsu nói rõ rằng: quyền đó là do Thiên Chúa
trao cho Ngài, và Ngài có quyền năng như Thiên Chúa, thì Ngài
sẽ rơi vào tội lộng ngôn, phạm thượng!
Khi
lường trước được những hệ
lụy như vậy, và “giờ”
của Ngài chưa đến, nên Đức Giêsu đã
hỏi ngược lại họ: “Vậy, phép rửa của ông Gioan do đâu mà có? Do
Trời hay do người ta?". Nếu cái bẫy mà
họ đưa ra cho Đức Giêsu để dồn Ngài
vào chân tường, thì giờ đây, họ lại thay
thế chỗ của Đức Giêsu khi bị Ngài hỏi
ngược lại! Tuy nhiên, mục đích của
Đức Giêsu thì khác họ, Ngài không muốn đẩy
họ vào đường cùng, nhưng mục đích
của Ngài là muốn cho họ nhận ra vai trò của
Đấng Cứu Thế và giá trị đích thực
của cuộc đời, hầu sám hối để
được ơn tha tội.
Tuy
nhiên, vẫn lòng chai dạ đá,
với những mánh khóe bẩn thỉu, họ đã trả
lời cách vu vơ: "Chúng
tôi không biết". Nhưng khi trả lời như
thế, họ đã lãnh nhận hậu quả nặng
nề, vì: họ thuộc về thành phần lãnh
đạo tinh thần, nên sự xuất hiện của
Gioan, họ phải biết rằng ông là ai? Đằng này
không biết, chứng tỏ họ vô trách nhiệm và hèn
nhát vì không dám chân nhận sự thật.
Trong
cuộc sống hôm nay, vẫn còn đó những hạng
người hèn nhát không dám đứng ra để bảo
vệ chân lý, công bằng. Họ biết đó là sai,
nhưng vẫn nhắm mắt làm ngơ, chỉ vì chúa
của họ là cái bụng, nên sẵn sàng bất chấp mọi
sự, miễn sao đạt được mục
đích rẻ tiền….
Tuy
nhiên, điều những nhà lãnh đạo Dothái khi xưa
không chừng lại là chính những chọn lựa của
chúng ta hiện nay khi chúng ta tìm mọi lý lẽ để
biện minh, bóp méo Lời Chúa để uốn nắn
Lời của Ngài theo thiển ý của ta hầu phục
vụ cho những việc làm xấu xa, đê tiện
của mình!
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi
người Kitô hữu hãy thành tâm sống khiêm tốn, bén
nhạy với Lời của Chúa. Luôn tin tưởng vào
quyền năng của Ngài. Tránh thái độ kiêu căng,
tự mãn, ích kỷ mà vu khống, đẩy đưa anh
chị em chúng ta vào chỗ chết.
Mùa
Vọng là Mùa chuẩn bị đón chờ Chúa đến.
Nhưng, để sự chờ mong của chúng ta thực
sự có ý nghĩa, thì ngay trong giây phút này, mỗi
người phải khiêm tốn, sẵn sàng đón nhận
Lời Chúa, thay đổi lối sống không phù hợp
với Tin Mừng để xứng đáng hưởng
ơn cứu độ.
Lạy
Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho chúng con có được tâm tình
của người môn đệ là khao khát sự hoàn
thiện trong việc trung thành, ngoan ngoãn vâng theo Lời Thiên
Chúa. Amen.
THỨ BA
CÁI BÊN NGOÀI KHÔNG
CỨU ĐỘ ĐƯỢC LINH HỒN!
(Mt 21,28-32)
Ngày
nay, nhiều người Công Giáo vẫn có quan niệm
gắn kết đời mình vào những chuyện sinh
hoạt đoàn thể, họ rất đề cao
những tổ chức bề ngoài…. Điều này không có
nghĩa là không tốt, nhưng không phải là chuyện
tốt nhất! Bởi lẽ, nếu không chừng, chính
những sinh hoạt đó sẽ dẫn chúng ta đến
tình trạng sống đạo hình thức, bề ngoài,
trên môi miệng!
Thật
vậy, trong đời sống thực tế cho thấy,
rất nhiều người tỏ vẻ năng nổ
trong các đoàn thể, lễ hội..., nhưng khi
đối diện với những lựa chọn cốt
lõi của Tin Mừng, họ thường là những
người thua cuộc vì mọi chuyện của họ
bị chi phối hoàn toàn thuần túy bởi việc
giữ luật thuần túy, mà
không hề có khả năng đón nhận thánh ý Thiên
Chúa trên cuộc đời của mình, nhất là khi gặp
đau khổ, thử thách. Sự kiêu ngạo đã là ông
chủ trong tâm hồn họ, nên chúng ta không lạ gì khi
đối diện với Lời Chúa, họ cảm
thấy xa lạ và không thể chấp nhận để
Lời Chúa hướng dẫn cuộc đời mình!
Nguyên
nhân chính là việc giữ đạo của họ không có
chiều sâu, Lời Chúa không bén rễ trong tâm hồn, vì
thế, khi phong ba bão táp ập đến là họ sẵn
sàng ngả theo chiều gió để cho nó cuốn đi.
Bài
Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu kể dụ ngôn: “Hai người con” để
cảnh báo những Thượng Tế và Kỳ Mục
trong dân về nguy cơ mất ơn cứu độ khi
đang ở ngay trong “nhà của mình”. Còn những
người tội lỗi như thu thuế và gái
điếm lại là những người được
ơn cứu độ trước họ vì họ có lòng
khiêm tốn và sẵn sàng để cho Lời Chúa cật
vấn lương tâm và khi nhận ra mình là người
tội lỗi, họ đã khiêm tốn xin ơn tha thứ
để được ơn cứu độ của
Thiên Chúa.
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy
cẩn trọng trong lối giữ đạo. Nếu
không, chúng ta là những người miệng thì lâm râm kinh
sách tối ngày, nhưng những việc như bác ái, yêu
thương, khiêm tốn..., thì lại quá xa vời; hay
đôi khi chúng ta chỉ giữ đạo trong nhà thờ,
khi ra khỏi nhà thờ là chửi nhau, buôn gian bán lận,
ăn chơi trác táng sa đọa....
Lạy
Chúa Giêsu, trong tâm tình Mùa Vọng, xin Chúa ban cho mỗi chúng con
biết nhìn lại lối sống đạo của mình.
Biết đặt những giá trị tinh thần lên trên
những chuyện hình thức bên ngoài. Luôn sống cốt
lõi của luật hơn là những chuyện bề ngoài.
Amen.
THỨ TƯ
HỌ ĐÃ THẤY
VÀ ĐÃ TIN
(Lc 7,19-23)
Một
trong những phương pháp giáo dục tốt mà ngày nay
các nhà tâm lý giáo dục thường hay áp dụng, đó là:
người thầy thường đưa học trò
của mình đi thực tế để mắt thấy
tai nghe, vì trong những ngày tháng học ở giảng
đường chỉ là lý thuyết. Tuy nhiên, thời gian
đi thực tế là thời gian gặt hái
được nhiều thành công nhất.
Hôm
nay, Gioan Tẩy Giả cũng dùng biện pháp này khi sai hai
môn đệ của mình đi đến gặp
Đức Giêsu và hỏi: "Ngài
là Ðấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn
phải chờ đợi Ðấng nào khác?". Khi sai các
môn đệ đi như thế, hẳn Gioan không phải
là người không biết vai trò, sứ vụ của
Đức Giêsu, bởi vì khi ngài còn được tự
do, chưa phải tù đầy, chính ngài nhận ra
Đức Giêsu ngay từ khi còn trong lòng mẹ, vì thế,
ngài đã nhảy mừng khi Đức Maria đến
thăm mẹ của mình là bà Elisabét; Gioan cũng thấy
Chúa Thánh Thần ngự xuống đậu trên vai
Đức Giêsu và có tiếng Chúa Cha xác nhận Đức
Giêsu khi Ngài chịu phép rửa; rồi cũng chính ngài
đã loan báo về Đấng đến sau mình, nhưng
uy quyền và chức vụ của Đấng ấy
rất đỗi cao sang, khiến ông không đáng cởi
giây dày cho Ngài; cuối cùng, Gioan tuyên bố: “Đây là chiên Thiên Chúa”.
Nhưng
khi sai các môn đệ của mình đến với
Đức Giêsu như thế, ông đã mở mắt cho các
môn sinh và muốn các đồ đệ của mình hãy can
đảm từ bỏ ông để đi theo Đức
Giêsu, Đấng là nguồn ơn cứu độ, là
đường, sự thật và là sự sống, còn ông,
ông chỉ là người dọn đường cho
Đấng Cứu Thế.
Khi
họ đến gặp Đức Giêsu, Ngài đã cho các
ông chứng kiến tận mắt những phép lạ
chứng tỏ quyền năng và ơn cứu độ
của Ngài khi chữa lành những người ốm
đau, bệnh tật, loan báo ơn cứu độ cho
mọi người, nhất là những người
tội lỗi….
Khi
cho họ chứng kiến như thế, Đức Giêsu
không quên cảnh tỉnh họ: “Phúc
cho kẻ không vấp ngã vì ta”.
Tại
sao Ngài lại nói như thế? Thưa là vì Ngài biết rõ
lúc này, nhiều người đang mong chờ Ngài là
một vị Cứu Tinh theo kiểu quyền lực
chứ không phải là người thi ân giáng phúc thiêng
liêng...!
Vì
thế, lời cảnh thức của Đức Giêsu cho
các môn đệ Gioan khi xưa cũng chính là lời khuyên
răn chúng ta ngày hôm nay! Thật vậy, nhiều khi chúng ta
muốn níu kéo Chúa về phe chúng ta để tiêu diệt
những người tội lỗi, bất lương.
Hoặc đôi khi chúng ta yêu cầu Chúa phải ban cho chúng ta
những ơn chúng ta xin dù ơn xin đó nghịch với Lương Tâm....Tuy
nhiên, những điều đó hẳn là không thể
được Chúa nhận lời, vì thế, nhiều khi
chúng ta chưng hửng...!
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy đi
vào mối tương quan thân tình với Chúa bằng
việc trực tiếp để cho Lời Chúa
hướng dẫn cuộc đời chúng ta. Cần có
tấm lòng yêu thương, bác ái, liên đới và quảng
đại như Chúa.
Noi
gương Gioan Tẩy Giả, sẵn sàng lui vào hậu
trường để Đức Giêsu được
lớn lên và can đảm giới thiệu các môn sinh
của mình đến và gặp Đức Giêsu để
họ đi theo và thi hành sứ vụ của Ngài.
Lạy
Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con học được bài học
từ hành động và cuộc đời của Chúa,
để chúng con ra đi rao giảng và loan truyền
những kỳ công Chúa đã làm cho nhân loại. Amen.
THỨ NĂM
GIOAN LÀ NGƯỜI
CÓ PHÚC
(Lc 7,24-30)
Hôm
nay, Đức Giêsu khen ngợi Gioan Tẩy Giả vì
cuộc sống của ông thật chính trực, công minh, can
đảm và trung thành khi sống một cuộc
đời khắc khổ trong sa mạc.
Quả
thật, Gioan thật xứng đáng được ca
ngợi là người có phúc và cao trọng trước
mặt Thiên Chúa vì ông sẵn sàng thi hành sứ vụ ngôn
sứ dù thuận tiện hay không thuận tiện. Ông
đã ăn chay và cầu nguyện để làm
gương cho mọi người và chỉ ra cho mọi
thành phần trong dân con đường sám hối
để được ơn cứu độ.
Gioan
thực sự đã là vị tiền hô đi trước
dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Ngài
cũng là người khai mào cho Tin Mừng cứu
độ của Đức Giêsu.
Những
lời khen ngợi của Đức Giêsu dành cho Gioan đã
khơi gợi trong lòng chúng ta về cách thức đối
xử với nhau, đó là: biết khen chê đúng mức.
Nếu
chỉ chê mà không khen thì phải chăng chúng ta dễ
bị rơi vào tình trạng tự mãn, khinh khi, kiêu
ngạo; nếu chỉ biết khen mà không dám phê bình thì
sẽ dẫn tới tình trạng nịnh hót, luồn cúi,
gian dối, không chân thành khi thiếu đi sự thành
thực.
Mùa
Vọng là Mùa mời gọi chúng ta cần tránh thái
độ của những người Pharisêu. Vì kiêu
ngạo, tự mãn, nên họ đã không chấp nhận phép
rửa sám hối của Gioan. Mặt khác, noi gương
Gioan, chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa
bằng cách ăn năn, sám hối để
được ơn tha thứ của Thiên Chúa; can
đảm trở thành chứng nhân sự thật cho Thiên
Chúa ngay giữa lòng xã hội hôm nay.
Lạy
Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con ơn sám hối chân thành: biết
mình và biết Chúa. Luôn sống cương trực,
thẳng thắn để Lời Chúa không bị bóp méo
trong khi loan báo. Amen.
THỨ SÁU
CHỨNG NHÂN SỰ
THẬT
(Ga 5,33-36)
Trong
Mùa Vọng, Gioan Tẩy Giả được biết
đến như Vị Tiền Hô đi trước
dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Khi
đến, ông đã trở nên ngọn đèn chiếu sáng
cho những ai cần tìm ơn cứu độ.
Quả
thật, ông là người đã được Thiên Chúa phù
trì cách đặc biệt, vì thế, ông càng lớn lên thì
nhân đức của ông cũng tăng theo như lời
tiên tri Giacaria đã loan báo: “Còn
hài nhi thì lớn dần, nên dũng mãnh về thần khí và
vào nơi hoang địa cho đến ngày lãnh sứ
mệnh đến với dân Israel” (Lc 1,80)
Tuy
nhiên, giữa lúc uy tín, danh dự và uy thế của ông lên
cao, thì cũng là lúc ông thể hiện xuất sắc vai trò
của người dọn đường, vì thế, ông
đã nói: “Ngài cần phải
lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé đi” (x. Ga 3, 30). Khi
nói như thế, ông muốn giới thiệu Đức
Giêsu đích thực là Đấng Cứu Thế.
Thật
vậy, ông đã can đảm nói cho mọi người
biết rằng: ông chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, là
kẻ dọn đường, để chuẩn bị
lòng dân đón đợi Đấng Cứu Thế. Ông không
phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm
chứng cho Ánh Sáng. Ông không phải là Đấng Cứu
Thế, nhưng đến để chuẩn bị cho
Đấng Xóa Tội
trần gian.
Cuộc
đời của Đức Giêsu không chỉ
được Gioan Tẩy Giả làm chứng, mà Ngài còn có
một lời chứng cao trọng hơn cả Gioan,
lời chứng đó chính là Thiên Chúa Cha: “Ta có lời chứng cao trọng hơn chứng
của Gioan: đó là những việc Cha Ta đã giao cho Ta
thực hiện, chính các việc mà Ta đang làm minh
chứng rằng Cha đã sai Ta” (x. Ga 5, 36-40).
Như
vậy, ngoài lời chứng của người trần,
Đức Giêsu còn có Thiên Chúa Cha, Người đã làm
chứng cho Đức Giêsu như trong lúc Ngài chịu Phép
Rửa tại sông Giodan. Lúc đó, Ngài được Thiên
Chúa Cha xác nhận: “Đây là con Ta yêu dấu, đẹp lòng
ta mọi đàng. Hãy vâng nghe lời Người”. Rồi
lúc biến hình trên núi, Chúa Cha cũng xác minh điều
đó. Đến lượt Đức Giêsu, Ngài đã thi
hành ý muốn của Thiên Chúa Cha là cứu chuộc nhân
loại để cho nhân loại được sống.
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy
học nơi Gioan Tẩy Giả, đó là sẵn sàng làm
chứng cho sự thật. Không chấp nhận uốn
cong, bóp méo Lời Chúa để cho mình được an
thân. Sống chứng nhân thì quan trọng hơn là lời
nói, nhưng nếu lời nói mà đi đôi với hành
động thì thật là tuyệt vời. Gioan Tẩy Giả
đã làm được điều đó!
Lời
Chúa hôm nay cũng mời gọi chúng ta đặt mình
trước mặt Chúa trong Mùa Vọng này, để
thấy được rằng chúng ta có trở nên
người mang trong mình ánh sáng của Thiên Chúa và loan
truyền ánh sáng đó cho người khác hay không?
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa được Chúa Cha sai xuống trần gian
để mở ra cho nhân loại con đường
cứu độ. Con đường đó là con
đường của sự thật, của Thánh Giá. Xin
Chúa ban cho chúng con luôn ý thức mình là người dọn
đường cho Đấng Cứu Thế và là
người chứng nhân cho sự thật trong thế
giới hôm nay. Amen.
THỨ BẢY
GIA PHẢ CỦA
ĐẤNG CỨU ĐỘ TRẦN GIAN
(Mt 1, 1 -17)
Ngày
nay, nhiều dòng họ đã lưu lại gia phả
của họ tộc mình, nhằm lưu truyền cho
hậu thế và để cho con cháu biết đến
tổ tiên của dòng tộc mình.
Đức
Giêsu khi mang lấy bản tính nhân loại, Ngài cũng có
một dòng tộc trong lịch sử loài người, vì
thế, hôm nay, bài Tin Mừng ghi lại gia phả của
Đức Giêsu để xác minh tính chất kỳ diệu
của mầu nhiệm cứu chuộc.
Thánh
sử Mátthêu trình bày gia phả của Đức Giêsu thành 3
nhóm kép, mỗi nhóm kép chia làm hai nhóm đơn, mỗi nhóm
đơn có tên của bẩy người. Kết thúc nhóm
kép ba và cũng là khởi đầu một nhóm khác chính là
tên Đức Giêsu.
Như
vậy, đầu nhóm thứ bẩy này chính là tên của
Đức Giêsu, điều này cho thấy: Đức
Giêsu chính là Đấng
đứng đầu của một chuỗi lịch
sử mới, một thời đại mới
được mở ra và con số không giới hạn.
Đức
Giêsu đứng đầu chuỗi thứ bẩy trong
tư cách là Trưởng Tử, đồng thời
cũng nói lên một sự trọn vẹn, vì theo nghĩa
ngôn ngữ của Kinh Thánh, con số bẩy
được hiểu là con số hoàn hảo. Vì thế,
khi chúng ta đứng trong hàng ngũ những người
được chọn, chúng ta sẽ được lãnh
nhận dồi dào ân sủng trong Đức Giêsu. Bởi
vì, Đức Giêsu đến để kiện toàn
lịch sử cũ và khai sinh một thời đại
mới, thời đại của Ngôi Lời, ân sủng và
tha thứ.
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay nhắc cho chúng ta hồng ân
đặc biệt này là: nhờ Đức Giêsu là
Trưởng Tử của chuỗi thứ bẩy, mà
mỗi người chúng ta khi lãnh nhận Bí tích Rửa
Tội, chúng ta được sáp nhập vào chuỗi
của Đức Giêsu, tức là chuỗi của những
người được giải thoát, tha thứ và
cứu chuộc. Cũng chính từ đây, dòng máu của
Đấng là Đầu được được
lưu truyền trong con người của những ai tin
và sáp nhập vào đoàn dân mới của Đấng
Cứu Thế, tức là dân Kitô giáo.
Như
vậy, qua gia phả của Đức Giêsu, một
mặt hướng chúng ta về nguồn cội một
dân tộc thánh được ân sủng của Thiên Chúa
gội rửa mọi tội lỗi, để từ
nơi đó, xuất hiện Đấng Xóa Tội
Trần Gian; mặt khác, từ nơi nguồn cội
đó, xuất hiện Đấng Cứu Tinh là Đức
Giêsu, Ngài đến nhằm thiết lập một dân
tộc mới để đồng hành và giải thoát chúng
ta.
Lạy
Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con mỗi khi
mừng đại lễ Giáng Sinh, luôn biết nhìn về
nguồn cội của lịch sử cứu độ
để tạ ơn, chúc tụng vì những điều
kỳ diệu Chúa đã làm nơi lịch sử nhân
loại, đồng thời luôn ý thức mình thuộc
về Chúa, để hãnh diện và sống xứng đáng
hồng ân cao quý này. Amen.
|