Thức tỉnh cầu nguyện
(Suy niệm của Lm. Giuse Trần Việt Hùng)
Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa
Vọng của niên lịch Phụng Vụ 2012. Lời
đầu tiên Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ: Chúng con hãy
coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng
con không biết lúc đó là lúc nào (Mc 13,33).
Lời của Chúa luôn là lời hướng
dẫn và cảnh tỉnh đời sống chúng ta. Đôi
khi chúng ta cảm thấy chán ngấy vì sự nhắc
nhở phải tỉnh thức luôn. Biết rồi, nói mãi!
Giáo Hội như người mẹ luôn luôn yêu
thương và quan tâm đến con cái mình. Giáo Hội
đã trung thành dùng lời Chúa trong Kinh Thánh để
mời gọi chúng ta hãy đi trong đường lối
của Chúa.
Cách đây khoảng 2700 năm, những
lời nguyện cầu khẩn thiết của tiên tri
Isaia vẫn còn vang vọng hôm nay: Lạy Chúa, tại Sao Ngài
lại để chúng con lạc xa đường lối
Ngài? Tại Sao Ngài làm cho lòng chúng con Ra chai đá, chẳng
còn biết kính sợ Ngài?(Is 63,17). Tiên tri Isaia rao giảng
cho dân Do-thái khoảng giữa những năm 742-701 B.C.
tại Giêrusalem. Hướng dẫn theo quan niệm
thần học căn bản nói về Thiên Chúa thánh
thiện và công chính đòi hỏi con phải người
đáp trả tình yêu. Trong cơn thử thách, tiên tri Isaia
biết rằng con người yêu đuối, đầy
vết nhơ tội lỗi và sống lơ là với
lề luật nhưng tiên tri Isaia vẫn van xin Chúa
thương xót. Và đôi khi Isaia còn trách cứ tại Sao
Chúa để cho con người lạc xa đường
lối của Chúa. Mặc dầu con người bị
đoán xét nhưng Isaia tin rằng số người còn
lại trong dân Chúa đã chọn vẫn được duy
trì để đón nhận Vua Vũ Trụ từ dòng dõi
Vua Đavid.
Con người trong mọi thời luôn có
khuynh hướng tự lập và xuôi theo bản tính tự
nhiên. Tìm thỏa mãn những khát vọng và ước
muốn về cả tinh thần lẫn vật chất.
Thiên Chúa rất kiên nhẫn đợi chờ trong sự
hướng dẫn và huấn luyện dân riêng của Ngài.
Người ta thường nói: Ngựa theo
đường cũ hay tính nào tật ấy. Hướng
thượng luôn là một mời gọi cố gắng
không ngừng. Buông mái chèo, thuyền lại chảy xuôi theo
dòng. Bước lên đường trọn lành thì chúng ta
cần phải miệt mài, phấn đấu và
ngước nhìn lên đích nhắm. Sống theo luật
của Chúa, dân Chúa chọn cần phải hy sinh tránh xa
những cách sống phàm tục và thoái hóa của cách
sống tự nhiên. Qua lịch sử Cúu Độ, chúng ta
biết Dân Do-thái ngày xưa cũng bị mê hoặc bởi
biết bao cám dỗ của cuộc sống tục hóa,
tự do, thờ thần ngoại bang và tìm thỏa mãn nhu
cầu bản năng tự nhiên.
Trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu nhắc nhở: Chúng
con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện,
vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào (Mc 13,33). Những
lời dặn dò chỉ dậy của Chúa Giêsu đã cách xa
chúng ta cả 2000 năm rồi. Hôm nay đây lời này còn
có ý nghĩa gì? Đã biết bao nhiêu thời đại và
thế hệ con người đã đi qua. Thế hệ
này tiếp nối thê hệ kia đã đến và đã
đi qua. Không có thế hệ nào hiện diện kéo dài mãi.
Dù có các vua chúa quyền uy, những chế độ độc
tài, những con người khát máu cũng lần
lượt xuất hiện và rồi trở về cát
bụi. Vinh quang đạt tới tột đỉnh trong xã
hội, rồi cũng một ngày Ra đi với cái xác
không hồn và bàn tay trắng.
Qua nhiều thời đại, con
người thời nào cũng bị nhiễm các thứ
văn hóa hưởng thụ, vô thần, vật chất,
tương đối và văn hóa của sự chết.
Con người dần xa lối bước của Chúa.
Nhất là trong thời buổi văn Minh và tục hóa ngày
nay, con người bị kéo lôi vào cuộc sống
hưởng thụ vật chất liền tay. Có nhiều
người không còn nhận Ra những giá trị về
tinh thần và luân lý đạo đức. Nhiều
người chủ trương sống hiện thực.
Tìm đáp ứng thỏa mãn mọi nhu cầu đòi
hỏi cả tinh thần lẫn vật chất. Chỉ
muốn cúi xuống tìm kiếm những nhu cầu hiện
sinh mà quên đi nhu cầu khẩn khiết của tâm linh.
Nhiều người không còn muốn nghĩ đến
niềm tin vào Thượng Đế, cứu cánh của
cuộc đời, không còn đến nhà thờ, không
học hỏi Kinh Thánh và không cầu nguyện. Họ không
còn quan tâm đến đời sống tâm linh. Sống theo
cá nhân chủ nghĩa, nghĩ rằng mình là tất cả
và tự mình đủ cho chính mình.
Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu
Côrintô, đã cầu chúc anh chị em đầy ân sủng
và bình an trong Chúa. Trong khi mong chờ Chúa Kitô tỏ hiện,
thánh Phaolô khuyên dạy các tín hữu hãy tin tưởng
nơi Chúa Kitô. Hãy sống trung tín và hiệp nhất với
Ngài. Chúa đã ban cho chúng ta đầy đủ các ơn
cần thiết để bền vững trong ơn Chúa.
Ngày Chúa tỏ hiện không phải với đám đông hay
tất cả mọi người cùng một lúc mà là
mỗi người hãy tỉnh thức. Vì mỗi cá nhân có
một ơn gọi, sứ vụ và số mệnh riêng.
Mỗi người phải chu toàn bổn phận của
mình.
Theo lời dạy của Phúc âm, đã có
rất nhiều người sống trong tư thế
tỉnh thức và cầu nguyện. Vì không ai biết
được ngày giờ Chúa sẽ viếng thăm. Giáo
Hội không ngừng nhắc nhở con cái mình qua mọi
hoàn cảnh đều nhớ tỉnh thức. Như dân
Do-thái xưa, chúng ta cũng sẽ dễ dàng lơ là
với lề luật và đường lối của
Chúa. Chúng ta viện cớ là qúa bận bịu và không có
đủ thời giờ. Chúng ta để mình rơi vào
những bon chen vô bổ. Nhất là cuộc sống xã
hội lôi kéo vào nhiều những nhu cầu đòi hỏi
cần phải thỏa mãn ngay. Ngày nay có nhiều
người thích sống theo kiểu thuyết tương
đối. Sống đạo trung bình. Tránh không làm
điều gì quá sai. Chủ trương rằng
người ta sống sao, tôi sống thế. Chạy theo
thói đời. Đôi khi còn ganh đua với những
người ngoại để tỏ ra mình cũng rành rõi
sự đời.
Bước vào Mùa Vọng là mùa mong chờ.
Mong chờ Chúa ngự đến thăm viếng tâm
hồn chúng ta. Không phải Chúa chỉ xuất hiện
như thần chết đến mang lại sự sợ
hãi nhưng Chúa đến mang sự bình an. Chúa sẽ
đến gặp gỡ chúng ta qua nhiều cách thế. Chúa
gặp gỡ chúng ta nơi các Bí Tích, qua Lời Chúa, qua
việc cử hành Phụng Vụ và chuyên tâm cầu
nguyện lắng nghe tiếng Chúa. Nhất là Chúa
đến với chúng ta qua sự gặp gỡ các
người anh chị em xung quanh. Chúng ta cần mở
rộng cửa tâm hồn để đón Chúa. Biết
rộng mở tâm hồn, chúng ta sẽ đón nhận
được nhiều thứ ân sủng. Như xưa
Đức Trinh Nữ Maria đã rộng mở tâm hồn nói
lời Xin Vâng, Chúa đã đến cư ngụ trong cung
lòng Mẹ.
Lạy Chúa, xin
cho chúng con biết tỉnh thức đón nhận ân
sủng của Chúa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng
con sẽ không bị lỡ chuyến tầu. Ý thức
rằng, con người có hướng để theo và có
đích để nhắm. Cuộc lữ hành trần
thế này sẽ có ngày chấm dứt và mọi
người sẽ bước vào đời sống
mới. Đời sống viên mãn hạnh phúc bên Chúa
đời đời. Amen.
|