Mùa vọng
Chúng ta bắt
đầu một chu kỳ phụng vụ mới, một
năm phụng vụ mới, mùa đầu tiên của
năm phụng vụ là Mùa Vọng. Mùa vọng là mùa
của hy vọng nở hoa, nếu chúng ta hiểu
được nỗi chờ đợi của một em
bé mong mẹ đi chợ về, nỗi chờ mong gặp
lại một người thân yêu xa vắng, nỗi khát
vọng của một người mẹ “bồng con
mẹ ải chờ mong, cho lòng chinh phụ hoá thành vọng
phu”, nỗi mong chờ của một người cha già Tin
Mừng chờ đón con về… thì chúng ta sẽ hiểu
được thế nào là Mùa Vọng.
Xưa kia, Mùa Vọng được gọi là mùa
At, “At” là âm đầu tiên gọi tắt của tiếng
“Adventus”, một tiếng La Tinh, có nghĩa là đến hay
sắp đến. Với phong trào Việt hoá, có một
thời lại được gọi là Mùa Ap, “Ap” có
nghĩa là gần kề hay kề bên, cả hai cách gọi
trên tuy cũng nói lên phần nào ý nghĩa của mùa này nhưng
chưa được rõ ràng. Ngày nay với hai tiếng “Mùa
Vọng” bao hàm ý nghĩa rõ hơn: mùa hy vọng, mùa trông
đợi, mùa chờ mong. Hy vọng, trông
đợi, chờ mong cái gì? Chờ mong
Chúa Giêsu giáng sinh. Vì thế, Mùa Vọng
đầu tiên có nghĩa là một thời gian chuẩn
bị đạo đức để xứng đáng
mừng lễ Giáng Sinh. Nhưng đến thế
kỷ thứ VII, Mùa Vọng lại thêm một ý nghĩa
nữa: trông đợi, chờ mong Chúa quang lâm, Chúa tái giáng
để phán xét nhân loại.
Như vậy,
Mùa Vọng là mùa nhắc lại thời gian nhân loại
chờ đợi Đấng Cứu Thế đến
cứu chuộc, và cũng nói lên nỗi chờ đợi
của Giáo Hội hôm nay: đợi Đức Kitô
đến lần thứ hai khi lịch sử kết thúc
để phán xét nhân loại. Ngoài ra, với mỗi
người, Mùa Vọng cũng nhắc nhở chúng ta hãy
chuẩn bị sẵn sàng chờ đón Chúa trong mỗi
ngày của đời sống và đặc biệt trong
ngày chết khi Chúa đến gọi chúng ta về với
Ngài. Vì thế, lời Chúa của Chúa nhật thứ
nhất Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta ba điều: thứ
nhất về ngày Chúa quang lâm, thứ hai về ngày chúng ta
ra khỏi trần gian, thứ ba chúng ta phải luôn tỉnh
thức và sẵn sàng.
Về ngày Chúa
quang lâm, tức là ngày Chúa tái giáng Chúa trở lại trần
gian, ngày phán xét chung. Ngày ấy không ai
biết khi nào xảy ra, chỉ một mình Thiên Chúa biết
mà thôi, một mình Ngài quyết định khi nào Ngài trở
lại, và chỉ khi nào ngày ấy xảy ra thì người
ta mới biết chứ không ai biết trước. Kinh
thánh ví ngày đó như kẻ trộm ban đêm, có bao
giờ kẻ trộm lại báo trước ngày nó
đến ăn trộm đâu. Cũng vậy, ngày Chúa đến rất bất
ngờ, hoàn toàn bất ngờ. Có thể hôm nay
người ta cho rằng ngày Chúa quang lâm là thứ “cọp
giấy” tức là không có hay nếu có cũng còn lâu lắm.
Xin những ai có ý nghĩ như vậy thì hãy nhớ:
lời Kinh Thánh đúng từng dấu phẩy, Kinh thánh ứng
nghiệm từng điều từng nét. Hơn nữa,
ngày Chúa quang lâm là một chân lý chúng ta tuyên xưng trong kinh
Tin Kính và mỗi khi dự thánh lễ: “Chúng con loan truyền
việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa
sống lại cho tới khi Chúa lại đến”.
Đàng
khác, Tin Mừng hôm nay mặc dầu đề cập
tới ngày tận thế nhưng cũng nhắc nhở
chúng ta suy nghĩ về ngày tận số của mình,
tức là về ngày chết của chính chúng ta. Chết là cái
mốc cuối cùng mà bất cứ ai đã sinh ra ở
đời này thì trước sau gì cũng sẽ tới
ngày ấy, vì thế chúng ta phải nghĩ tới nó, chúng
ta phải tính toán, phải nghĩ tới ngày chết
của mình. Nói khác đi, chúng ta phải
nghĩ tới cuộc sống vắn vỏi của mình
nơi trần gian. Thật vậy,
cuộc đời con người sánh với thời gian
đã chẳng là gì, nhưng nếu sánh với sự
sống vĩnh cửu lại càng mong manh hơn biết
bao. Cuộc đời không những phù du mà còn kèm theo tính cách bất ngờ nữa, không ai
biết được khi nào mình chết, ngày giờ
chết là bất ngờ nên Chúa dạy chúng ta phải luôn
tỉnh thức và sẵn sàng.
“Tỉnh
thức”, theo nguyên nghĩa là không
ngủ, và cũng có nghĩa là sẵn sàng. Người ta có
thể tỉnh thức để tiếp tục làm cho xong
một công việc, hoặc để tránh một
điều tai hại có thể xảy đến, cho nên,
tỉnh thức còn có ý nghĩa là canh phòng, túc trực giao
tranh, phấn đấu chống sự lơ đãng
cẩu thả để đạt một mục đích
đã nhắm. Đó chính là ý nghĩa của tiếng “canh
thức” Chúa Giêsu căn dặn chúng ta:
hãy chờ đợi Chúa đến trong tinh thần
sẵn sàng, là luôn sống trong ơn nghĩa Chúa.
Chúng ta hãy
nghĩ tới trường hợp của hai người
vợ cùng có chồng đi vắng xa lâu năm: một
người, tuy xa chồng nhưng tâm hồn lúc nào cũng
tưởng nhớ tới chồng, vẫn coi như
chồng đang có mặt ở nhà, bà săn sóc con cái chu
đáo, gánh vác phần chồng, tiếp tục gây dựng
gia đình như xưa. Còn bà kia, cũng
nhớ tới chồng, nhưng chán nản, bỏ bê con
cái, chểnh mảng việc nhà, lâu lâu lại tìm vui với
những người đàn ông khác, khiến mọi
người dị nghị đàm tiếu. Bây giờ,
bỗng nghe tin cả hai người chồng đều
trở về với gia đình, chắc hẳn hai
người vợ trên sẽ đón tin này, mỗi
người một cách khác nhau. Cũng
thế, nếu chúng ta tỉnh thức mong chờ Chúa
thế nào, thì Chúa sẽ đến với chúng ta như
vậy. Cho nên, chúng ta phải chuẩn bị đón
Chúa luôn luôn, để bất cứ lúc nào Chúa đến
chúng ta cũng sẵn sàng: “Cửa trời hẹp lắm ai
ơi, muốn vô thì phải ép mình chớ quên”.
|