Mùa Vọng, Mùa Của Chờ Mong
CHÚA NHẬT
I MÙA VỌNG - B
(Mc 13, 33-37)
Kính thưa cộng đoàn,
Chúng ta bước vào Mùa Vọng,
hay còn gọi là mùa Ad. Mùa Vọng, nguyên nghĩa tiếng
Latin là Adventus, (có nghĩa là đến, quang lâm). Thời thánh Giáo hoàng
Grêgôriô I, thời gian chuẩn bị đón chờ Chúa đến trước lễ Giáng
Sinh kéo dài bốn tuần được gọi là Mùa Vọng.
Hỏi :
Chúa đã đến chưa ? Chúng ta phải khẳng định
với nhau rằng : Chúa đã đến rồi. Vậy
chúng ta còn mong chờ Chúa nào nữa?
Mùa Vọng Giáo hội
đang sống là sống với hai chiều kích : một
là tưởng niệm biến cố Nhập thể làm người
của Đức Giêsu Con Thiên Chúa khi sinh bởi Ðức Trinh
Mữ Maria ; hai là chờ đợi Chúa trở lại trong
vinh quang để “phán xét kẻ sống và người chết”,
như chúng ta vẫn đọc trong kinh Tin Kính. Đó là lý do chữ
“chờ đợi” được người ta nhắc nhiều đến
trong Mùa Vọng. Các lễ nghi cử hành Phụng vụ
trong Mùa Vọng, từ màu sắc, các bài đọc, các bài thánh
ca đều diễn tả niềm hy vọng với lời cầu
xin tha thiết : “Maranatha –
Ngài ơi hãy đến, Ngài đến mau đi”, và hơn thế nữa dân
Do Thái kêu van : “Xin Ngài xé tầng
trời mà ngự xuống”.
Vì sống cả
hai chiều kích, nên người kitô hữu phải mang tâm
tình của dân Cựu Ước và của chính mình
ngày hôm nay.
Mùa Vọng trong
Kinh Thánh
Các bài đọc Thánh lễ
trong Mùa Vọng làm chúng ta nhớ đến sự mong chờ Đấng
Cứu Thế đến của Dân Do Thái, Đấng mà ngôn sứ
đã loan báo : “Từ gốc
tổ Giêsê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ
cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thần khí Ðức
Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược
và dũng mãnh, thần
khí hiểu biết và kính sợ Ðức Chúa. Lòng kính
sợ Ðức Chúa làm cho Người hứng thú, Người sẽ không xét
xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ
khác nói, nhưng
xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh
kẻ nghèo trong xứ sở...” (Is 11, 1-10).
Phụng vụ Lời
Chúa trong Mùa Vọng cũng nhắc lại việc Đức
Maria cưu mang và sinh hạ Đấng Cứu Thế : thiên thần
Gabriel hiện ra với Đức Maria và báo cho Mẹ biết
rằng : “Và này đây bà sẽ
thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu.
Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con
Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho
Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ
trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại
của Người sẽ vô cùng vô tận (...) Thánh Thần sẽ
ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng Tối Cao
sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, người con sinh ra sẽ
là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa.” (Lc 1, 26-38)
Gioan Tẩy Giả, con
trai của Êlisabét và là anh em họ với Chúa Giêsu, xuất
hiện trước để loan báo việc Con Thiên Chúa đến,
kêu gọi mọi người hoán cải và rao giảng rằng
: “Có Ðấng quyền thế
hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai
dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước;
còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong
Thánh Thần” (Mc 1, 1.8 và Ga 1, 19.28)
Như thế, Mùa Vọng
kêu gọi người kitô hữu cải hóa nội tâm. Những
việc cử hành thánh thường xuyên nhắc nhở chúng ta
canh tân niềm tin, vững tin vào tương lai và trở nên men giữa
lòng thế giới.
Mùa Vọng
Trong lịch phụng vụ Công Giáo, Mùa Vọng
kéo dài bốn tuần và mỗi Chúa nhật
với tên gọi truyền thống đặc thù của nó gồm những lời đầu tiên của bài
thánh ca mở đầu :
- Chúa nhật I Mùa Vọng
: Ad Te levavi... (= Con nâng tâm
hồn con lên tới Chúa, lạy Chúa… )
- Chúa nhật II Mùa Vọng :
Populus Sion ... (= Này hỡi
Dân Sion…)
- Chúa nhật III Mùa Vọng
: Gaudete ... (= Anh em hãy vui lên trong niềm
vui của Chúa…)
- Chủ nhật IV Mùa Vọng : Rorate ... (= Trời cao, hãy đổ sương xuống, và làm mưa Đấng
Công Chính...)
Đức Giêsu dạy chúng ta sống Mùa Vọng
Đức Giêsu đã đến
rồi, nên chiều kích thứ nhất của Mùa Vọng
nhắc lại cho chúng ta việc Con Chúa đến lần thứ
nhất, và tỉnh thức sẵn sàng đón Người tái lâm là
chiều kích thứ hai (Mc 13, 33-37).
Lời Chúa nói với các môn đệ : “Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức
và cầu nguyện, vì các con không biết lúc đó là lúc
nào” (Mc 13, 33), cũng nói với chúng ta : “Điều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo cho tất
cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!” (Mc
13 37). Chúa mách bảo chúng ta phải luôn trong tư thế của
người được chủ : “đi
phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành … và căn dặn
…lo tỉnh thức” (Mc 13, 34). Vì chủ về bất ngờ
nên “coi chừng và tỉnh thức”
là thượng sách.
Chẳng nói đâu
xa, năm 2012, người ta đang dự kiến ngày tận thế
là ngày 23 tháng 12 tính theo lịch của dân Maya, nhiều người trên thế giới đã lo lắng
vì lời đồn đoán ấy, họ đi mua nến,
mua dầu, mua mì tôm...
Người ta sợ phải lìa bỏ cái thế giới
thân yêu này, cho dù nó vẫn còn nhiều khổ não.
Trong thời đại của chúng ta không thiếu các thiên tai,
chiến tranh, bạo lực. Phải chăng đó là dấu hiệu
của ngày tận thế?
Chúa Giêsu xác nhận
sẽ có ngày tận thế, nhưng không phải để tan biến
thành hư vô. Sẽ có những
dấu hiệu làm nhiều người hoang mang sợ
hãi, nhưng đối với các tín hữu, đó là dấu hiệu
vui mừng vì mình sắp được cứu độ. Chúa mời gọi chúng ta : “Các con hãy tỉnh thức, vì
các con không biết lúc nào chủ nhà trở về, hoặc
là chiều tối, hoặc là nửa đêm, hoặc là lúc gà
gáy, hay ban sáng, kẻo khi ông trở về thình
lình, bắt gặp các con đang ngủ” (Mc 13, 35-36).
Chuẩn bị lễ Giáng Sinh, mỗi
chúng ta tự hỏi: mình đang chờ đợi điều
gì? Trong lúc này của đời ta, con tim ta đang hướng về
đâu? Ta có tỉnh thức không? Hãy thức tỉnh và cầu
nguyện, để khi Đức Giêsu ngự đến lần thứ
hai, Người thấy chúng ta đang tỉnh thức vì
đã không uổng công trông đợi.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ
“đầy
ân sủng”, Mẹ đã đón nhận Ngôi Lời
Thiên Chúa trong lòng, xin giúp chúng con sẵn sàng đón Chúa Giêsu
Con Mẹ.
Lạy Chúa, “xin Chúa băng qua các tầng trời
mà ngự xuống” (Is 63, 19). Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|