Tình thương
Cách đây ít lâu, một
người lính Mỹ đang ngồi trên xe
buýt ở Thụy Điển nói chuyện với một
người đàn ông ngồi bên cạnh rằng,
“Nước Mỹ là một quốc gia dân chủ nhất
trên thế giới. Những người công
dân bình thường có thể đi tới toà Bạch
Ốc để gặp tổng thống và thảo
luận công việc”. Người đàn ông bên
cạnh trả lời, “Điều đó đâu có đáng
là gì. Ở Thuỵ Điển, nhà vua và dân chúng cùng đi
với nhau trên cùng một chiếc xe buýt kìa”. Khi
người đàn ông vừa nói chuyện đó
bước xuống khỏi xe buýt,
người lính Mỹ đã được các hành khách khác
còn lại trên xe nói cho biết người ấy chính là vua
Gustav Adolf VI.
Trong bài Phúc âm
hôm nay nói về “Dụ ngôn cuộc phán xét chung”
nói lên những điều nghịch thường của
đức tin Kitô giáo. Ngày nay nói đến sự cai trị, người ta nghĩ đến
sức mạnh của vũ trụ, quyền lực, kinh
tế, tiền bạc, quảng cáo, thị trường…
Chúa Giêsu nói đến sự cai trị
bằng tình yêu, phục vụ và trách nhiệm. Chúa Giêsu là Đức Vua. Người
đến không phải để được phục
vụ, nhưng phục vụ, và hy sinh mạng sống
của Người làm giá cứu chuộc cho nhiều
người. Vương quốc của
Người gồm những người cùng cực, nghèo
khổ, đói khát, trần truồng, bị bỏ rơi
và tù tội. Những ai săn sóc,
phục vụ cho những nhu cầu cần thiết
của họ thì thuộc về vương quốc
của Người.
Ngược
lại, chúng ta sẽ bị phạt “nếu chúng ta bỏ
qua không đáp ứng những nhu cầu nghiêm trọng
của những người nghèo khó và của những
kẻ bé mọn, anh chị em của Ngài”. “Thiên Chúa chúc phúc
cho những ai giúp đỡ những người nghèo và
Ngài lên án những kẻ ngoảnh
mặt đi”. Trong cuốn sách “One Heart Fullof Love”, Mẹ
Têrêsa Calcutta cũng đã cảnh giác:
“Đức Kitô
đã lấy sự trao ban trọn vẹn toàn thân mình làm
điều kiện để có sự sống. Người sẽ phán xét chúng ta khi giờ
chết đến. Chúng ta sẽ
được xét đoán trên những gì đã làm cho
người nghèo khổ, trên thái độ chúng ta
đối với họ. Người nói với chúng
ta: “Ta đói nhưng các ngươi đã không cho Ta ăn.
Ta đói bánh, đói sự công bằng, đói nhân phẩm
con người, nhưng các ngươi đã bỏ mặc
Ta! Ta trần truồng và bị tước hết mọi
điều cần thiết, Ta bị sự công bằng
chối từ, và ngay cả điều đơn giản
nhất được nhìn nhận rằng Ta cũng
giống như các ngươi, được cùng một
Thiên Chúa tình yêu tạo dựng nên để yêu thương
và được yêu thương, ngay chính điều
đơn giản đó, Ta cũng bị khước
từ. Các ngươi đã để mặc
Ta chết, mặc Ta cô đơn và bị xua đuổi.
Ta đã bị quẳng ra đầu đường xó
chợ, không một ai đoái hoài, không một ai
thương xót và chôn vùi trong quên lãng”.
Một người thanh niên tên là
Michael Christensen đã trải qua một thời gian phục
vụ chung với Mẹ Têrêsa trong
những xóm dân nghèo ở Calcutta.
Trong cuốn sách của anh tựa đề là “City Streets,
City People”, anh mô tả về một gánh nặng đau
đớn không thể tưởng tượng nổi mà
Mẹ Têrêsa đã phải chứng kiến mỗi ngày:
Anh kể lại rằng một
ngày nọ Mẹ Têrêsa đã cứu được một
em bé bị bỏ rơi dưới cống rãnh. Cánh tay và bàn chân của em đã bị lũ
chuột rúc rỉa mất gần hết. Vào cuối ngày
hôm đó, Mẹ Têrêsa hỏi Michael Christensen rằng anh
đã trông thấy Chúa Giêsu chưa. Christensen vẫn còn
đang tập trung vào những hình ảnh kinh hoàng xẩy
ra chung quanh, đã chấp nhận
rằng anh không thấy Chúa Giêsu ở đâu cả. Mẹ
Têrêsa đã dùng những lời giảng dạy của Chúa
Giêsu trong chương 25 của thánh Matthêu về việc
săn sóc những người nghèo đói, yếu
đuối để giải thích cho anh. Và sau cùng Mẹ
chỉ nói rất đơn giản rằng, “Con đã làm
cho chính Ta”. Mẹ Têrêsa đã nhìn thấy Chúa Giêsu chung quanh Mẹ mỗi ngày.
|