Tình thương
“Dụ ngôn
cuộc phán xét chung” cũng trình bày một bối cảnh
người mục tử tách rời chiên ra khỏi dê.
Đây là điểm sẽ tạo nên ngạc nhiên. Ai là
chiên? Ai là dê? Đã có những người không nhận ra
rằng họ đang phục vụ cho Chúa Kitô khi họ
cho những người đói khát ăn uống, cho kẻ
mình trần mặc, đón tiếp khách lỡ
đường, viếng thăm người đau
ốm, tù đày. Và cũng có những người đã
không nhận ra rằng họ đã thực sự chểnh
mảng, không săn sóc Đức Kitô, khi họ làm ngơ
trước những nhu cầu của những
người nghèo khổ.
Ngày 12 tháng 4 năm 1961, phi hành gia
Yuri Gagarin của Nga Sô, người đầu tiên bay vào
không gian du hành xung quanh quỹ đạo của trái
đất, tuyên bố khi trở về rằng đã không
nhìn thấy Thiên Chúa ở bất cứ nơi nào trong
cuộc hành trình vào không gian bao la của mình. Nghe
được lời phát biểu của ông, một linh
mục người Nga đã bình luận rằng: “Nếu
bạn chưa nhìn thấy Thiên Chúa trên trái đất,
bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy Ngài ở trên các
tầng trời được”. Thật đáng
thương cho Yuri, vào năm 1968 ông đã bị tử
nạn trong một tai nạn máy bay khi làm huấn luyện
viên phản lực cơ MIG.
Làm thế nào
để tìm thấy Thiên Chúa trên trái đất? Chúa Giêsu
trả lời: “Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta
khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các
ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng,
các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các
ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù các ngươi
đã đến thăm”. “Ta bảo thật các
ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế
cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta
đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”.
Văn sĩ Kitô giáo, C.S. Lewis,
người đã chết vào cùng ngày với tổng
thống John F. Kennedy bị ám sát, đã đưa ra
nhận xét này. “Khi chúng ta đi lên trời, sẽ có ba điều
ngạc nhiên: Trước hết, chúng ta sẽ ngạc
nhiên bởi những người chúng ta gặp thấy
ở đó, chắc chắn rằng nhiều người
chúng ta không mong muốn nhìn thấy họ. Ngạc nhiên
thứ hai là chúng ta sẽ kinh ngạc vì những
người vắng mặt – những người chúng ta
đã nghĩ rằng phải ở trên thiên đàng,
nhưng lại không có mặt. Ngạc nhiên thứ ba, dĩ
nhiên, sẽ là vì chúng ta có mặt ở đó.
Phúc âm nói
rất rõ, người được cứu và
người không được cứu, chiên và dê sẽ
bị phân chia ra bởi tiêu chuẩn căn bản dựa
trên những việc làm bác ái yêu thương, chứ không
phải dựa vào danh giá, chức vụ và địa
vị xã hội. Và đây chính là điều làm cho nhiều
người phải ngạc nhiên.
Một văn
sĩ Kitô giáo khác, Frederick Buechner đã diễn tả cùng
một tư tưởng này như sau: “Nhiều
người vô thần là một người có lòng tin mà
không biết. Ngược lại, nhiều người có
lòng tin lại là một người vô thần mà không hay
biết. Bạn có thể thành thật tin tưởng
rằng không có Thiên Chúa nhưng lại sống như
thể có một Đấng Tối Cao. Ngược
lại bạn cũng có thể thành thật tin
tưởng rằng có một Thiên Chúa nhưng lại
sống như thể không có gì”.
Chưa bao
giờ sự chênh lệch giữa những người
giàu có và những người nghèo khổ lại càng ngày
càng tách biệt như ngày nay. Người Mỹ chiếm
tỷ lệ 4/o dân số thế giới, nhưng đã
tiêu thụ đến 40/o số dầu hỏa của nhân
loại. Họ nắm trong tay 80/o của cải của
thế giới. Tài tử Jack Nicholson chỉ nói mấy câu
tếu táo trong phim Batman đã lãnh được 10
triệu đôla. Nhà võ sĩ quền Anh hạng nặng
Buster Douglas xuất hiện trên võ đài 7 phút để
bị thua trận đổi lấy 24 triệu đôla. Tài
tử Bill Cosby với lợi tức cả trăm
triệu đôla hàng năm nếu di chuyển đến
sống ở một quốc gia nhỏ bé nào đó, có
thể làm cho lợi tức của toàn thể quốc gia
đó tăng lên gấp đôi. Ca sĩ Michael Jackson đã
thương lượng với nhà xuất bản
để ra một CD với hợp đồng đòi
hỏi tăng từ 18 triệu tới 25 triệu đôla.
Tất cả các cầu thủ thể thao về bóng
rổ, baseball và football, đều là các triệu phú! Michael
Jordan ký hợp đồng 37 triệu đôla một
năm…
Trong khi đó
theo báo cáo của hội nghị quốc tế về tình
trạng của các trẻ em trên thế giới. Mỗi
năm, có khoảng 14 triệu trẻ em chết oan uổng
vì đói ăn, suy dinh dưỡng, và thiếu sự
săn sóc về thuốc men. Bà Oprah Winfrey trên show truyền
hình đã đề nghị rằng chỉ cần mỗi
người Mỹ bỏ ra 19 xu một tuần, chưa
tới 10 đôla một năm, có thể cứu vớt
được 14 triệu sinh mạng trẻ em dễ dàng.
Có người đề nghị rằng chỉ cần
cắt giảm 10/o ngân sách quốc phòng của Mỹ
cũng có thể cứu sống được 14 triệu
sinh mạng hàng năm.
Đối
diện với tình trạng khủng hoảng của
thế giới hiện nay, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
đã kêu gọi mọi người hãy dấn thân xây
dựng một nền văn minh mới:
“Chính ngài nói
với bạn “Hãy chỗi dậy! Hãy chỗi dậy!” Ngài
yêu cầu bạn từ bỏ các ngẫu tượng
của thế giới và chọn Ngài là tình yêu, thứ tình
yêu mang lại một ý nghĩa hoàn toàn cho cuộc sống
của bạn và kêu mời bạn hướng về
tuổi xuân cũng như về mùa xuân, vui vẻ sống
mùa xuân trong việc trao tặng, trao tặng chính mình, trao
tặng Chúa Kitô, trao tặng Ngài cho mỗi một
người chúng ta, và sau đó trao tặng chúng ta cho Ngài,
trao tặng chúng ta cho tha nhân cũng như trao tặng chúng
ta cho Ngài qua tha nhân. Đó là viễn ảnh của việc
xây dựng một nền văn minh khác, một nền
văn minh mới: nền văn minh tình thương.
Thật
vậy, Giáo Hội xét như hiền thê của Chúa Giêsu,
tiếp nối công việc mục vụ của
Người, Giáo Hội luôn dứt khoát chọn lựa
đứng về phía những người nghèo và những
kẻ bị bỏ rơi. Giáo Hội đã không ngừng
lên tiếng, kêu gọi và đấu tranh chống lại
sự nghèo đói, bất công xã hội dưới mọi
hình thức, nghèo về vật chất, tinh thần, và
đặc biệt nghèo tình thương yêu.
Trong cuộc
cách mạng Pháp vào năm 1789 đã xảy ra một câu
chuyện về một bà mẹ đi lang thang trong rừng
ba ngày với hai người con, họ không có gì ăn,
phải ăn rễ và lá cây rừng để sống. Vào
ngày thứ ba, bà mẹ nghe thấy tiếng của
những người lính đang tiến đến
gần, bà vội lôi kéo hai người con chui vào một
bụi rậm ẩn trốn. Viên trung sĩ chỉ huy
đám lính đi lục soát các bụi rậm đã nhìn
thấy người mẹ đói khổ và hai đứa
con thì chạnh lòng thương bèn đem cho họ một
ổ bánh mì. Bà mẹ cầm ngay lấy nó, bẻ ra làm hai
miếng, và cho mỗi người con một nửa. “Bà
mẹ chẳng giữ miếng nào cho bà ấy cả”, viên trung sĩ
nói. “Bà ấy không đói sao?” một người lính
hỏi. “Không phải vậy, vì bà ấy là mẹ”, viên trung sĩ
trả lời. Đứng trước nhu cầu của
thế giới hiện nay, Mẹ Giáo Hội nhận
thấy cần phải đáp lại bằng một
nền văn minh của tình thương, qua lời
nhắn nhủ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tình
thương đó dựa trên tình thương của Chúa
Giêsu Kitô, Vua của lòng thương xót, là nền tảng
cho tất cả các giá trị phổ quát mà con người
đang đi tìm kiếm.
|