Chẳng còn
gì để
nói! – Nguyễn
Thế Bài
Cụm từ nầy có hai ý nghĩa rất
rõ ràng: những gì cần nói, cần làm thì đã nói và đã
làm rồi, nay chỉ còn chờ phán quyết, chứ không
còn thay đổi gì được nữa, dù là một
chấm một phẩy; thứ đến, sự lì
lợm đến lúc nầy vẫn chẳng thay
đổi, chứng tỏ sự trơ tráo tột cùng,
trong ngôn ngữ bình dân ngày nay gọi là “hết thuốc”,
còn trong Anh ngữ thì người ta vắn gọn hơn:
“no comment!”. Cả hai ý nghĩa của câu nói nầy thể
hiện chính xác và rõ ràng trong bài Tin Mừng phụng vụ
ngày hôm nay: Ngày Phán Xét Chung.
Theo định nghĩa của
từ điển, “trơ tráo” là trơ lì, ngang
ngược, không hề biết hổ thẹn. Ví
dụ: đã phạm lỗi mà còn trơ tráo cãi lại.
Những người bê trọn nhiều trang sách của người
khác vào tác phẩm của mình, những người lấy
nguyên cả nhạc và thậm chí cả nhạc và lời
của người khác, ghi tên mình là tác giả, và cho ra CD, DVD với tên tuổi của mình. Tất nhiên
cũng bỏ túi toàn bộ tìên thu
được. Khi bị phát hiện, lại
một mực cho mình là tác giả. “Trơ tráo”
đến gây buồn nôn, ấy là trường hợp tay khủng bố đặt bom giết hàng
mấy trăm nhân mạng ở Bali: khi
bị bắt, khi ra toà, khi nhận án tử, y đều
giữ nụ cười bệnh hoạn, khoái trá và tỏ
thái độ không hề hối tiếc. “Trơ tráo” còn
phải kể đến một ví dụ mới đây
của vị quan chức nhà nước trong vụ sữa
có mélamine: hôm trước tuyên bố không hề nhập
sữa nước ngoài, hôm sau khi bị đưa ra
bằng chứng đã cho nhập số lượng
rất lớn, thì mặt mày tỉnh rụi nói là …quên.
”Trơ tráo” cũng để chỉ những quyết
định, những hành vi ngang nhiên và trắng trợn
của những người không còn sỉ diện,
“chịu đấm ăn xôi”, coi luật pháp như trò
đùa, muốn cho người vô tội trở thành
phạm nhân không khó và làm cho những tội phạm tham ô sa
đoạ và bị kết án (dù án phạt vốn đã
rất “tượng trưng) trở thành vô tội (xem báo
Dân Trí 28.03.2008) dễ “như trở bàn tay. “Trơ tráo” còn
là “ném đá dấu tay”, xúi giục và lợi dụng
những bọn côn đồ, say sưa, nghiện ngập
để phá rối, bôi nhọ danh dự hoặc gây
thiệt hại cho người khác, tập thể hoặc
cá nhân. Nó nguy hiểm và bào mòn niềm tin của những
người dân lương thiện, vì các hành vi trơ tráo
như thế được dàn cảnh, chỉ
đạo và bao che từ cấp cao nhất xuống
đến cấp thấp nhất. Thái
độ trơ tráo ấy, hôm nay chúng ta gặp lại
nơi những người bị xếp vào “đám dê
ở bên trái”. Thái độ câng câng và câu đáp
trả trơ tráo chỉ có thể tóm gọn trong câu:
chẳng còn gì để nói! May thay có một tiêu chuẩn
để nhận diện và đáng giá những hạng
người nầy: tất cả những kẻ trơ
tráo đều là ngừơi xấu và bất lương!
Cảnh tượng Ngày Phán Xét thật
đáng kinh ngạc: thứ nhất vì một sự
kiện vô cùng trọng đại, liên quan đến
sự sống cũng như cái chết muôn đời, phúc
vinh hoặc khổ hình muôn kiếp, lại chỉ diễn
ra chóng vánh; thứ đến, cuộc sống con
người ở thế trần, dù ngắn ngủi
đấn đâu, cũng đầy dẫy những
lỗi lầm, sa phạm. Kẻ độc ác, tà dâm, vô
thần còn bao nhiêu tội, mà chỉ cần nêu ra một
trong các tội ấy, cũng đủ để họ
“tâm phục khẩu phục” nhận những hình phạt
trầm luân muôn đời. Vậy mà “Đấng Xét Xử
rất nghiêm nhặt” (x. Dies irae, dies illa, thánh lễ an táng) dường như chẳng đoái
hoài, mà chỉ đưa ra một tội duy nhất:
đối xử ích kỷ và thiếu tình người
với tha nhân! Lý do để những thứ lơ là, sai
sót, khinh mạn trong hành xử với những người
nghèo đói, cô thân có thế, bị bỏ rơi coi
thường “biến” thành tội chịu án phạt ngàn
thu, lại hoàn toàn trái với mọi dự đoán, mọi
“lô-gic”, khiến cho cả người lành lẫn kẻ
dữ đều không kịp trở tay. Không có bộ
luật tố tụng nào trên trần gian - kể cả
Bộ Giáo Luật nghiêm khắc tỉ mỉ - minh nhiên
kết án những “tội” nầy.
Những quốc gia giàu có lợi dụng các nước
nghèo để tuồn bán vũ khí, kích động
chiến tranh đẫm máu và vô nhân đạo khắp
nơi, những kẻ ích kỷ, theo chủ nghĩa
hưởng thụ và ăn chơi xa xỉ trác táng mà không
đếm xỉa hoàn cảnh nghèo đói bệnh tật
khốn cùng và bất công của anh em đồng loại
còn không bị định tội, thì những thiếu sót
“nhỏ như con thỏ” được nêu ra để luận
phạt với bản án chung thân trong Ngày Phán Xét Chung
liệu có quá bất công chăng? Giả sử luật pháp
thế tục của các quốc gia – hay là một
điều khoản nào trong Bộ Giáo Luật - có khung hình
phạt, dù là án treo rất nhẹ, đối với
“tội” xa xỉ của các diễn viên, của các siêu sao
bóng đá, của các tay tài phiệt, của những quan
chức tham nhũng, v…v…, thì hẳn cuộc diện hôm nay -
Ngày Phán Xét Chung – đã khác hẳn, không trớ trêu và dở
khóc dở cười cho cả người lành lẫn
kẻ dữ. Hôm nay, trong ngày Phán Xét Chung, Chúa Thẩm Phán
thực hiện điều Ngừơi đã nói: “một
chấm một phẩy cũng không bỏ qua” (Mt 5,18); hơn thế nữa, lại sùng “cái
chấm cái phẩy bị bỏ qua” để luận
tội! Nét khôi hài trong Ngày Phán Xét Chung là cả kẻ
được thưởng lẫn người bị
phạt đều…chối các hành vi
của mình. Nhưng cũng “trơ tráo” thay những kẻ
bị luận phạt: chúng đã nghe những gì
Đấng Xét Xử nói trước đó với “cánh chiên
cừu bên tay hữu”, mà vẫn không thể liên kết các
sự kiện đơn giản như thế, để
rồi vẫn cứ gân cổ cãi cối cãi chày! Nơi
đây, lúc nầy, chẳng còn gì để nói!
Tri nhân tri kỷ, không phải
để bách chiến bách thắng, mà để thấy
rằng trong cuộc sống làm con cái Chúa, xét ra và so ra, chúng
ta cũng “trơ tráo” không kém - nếu không muốn nói là
vượt hơn và vượt xa - những người
bị xếp vào “cánh dê bên trái” trong Ngày Phán Xét Chung. Hay
là chúng ta phủ nhận Tứ Chung, coi đoạn Tin
Mừng hôm nay chỉ là lời hù doạ kiểu Ông Ba
Bị? Chúng ta nói nhiều, rất nhiều, quá
nhiều, về bác ái, yêu người, nhưng làm chẳng
bao nhiêu. Không ít tín hữu Công giáo mỉa
mai “sư sãi và mục sư Tin Lành thích làm việc từ
thiện để lên ti-vi”. Người Công giáo không theo thói giả hình và hám danh ấy! Người Công gíao không hám danh. Người Công giáo - nhiều lắm – chẳng
làm gì cho những đối tượng mà Chúa Thẩm Phán
nêu ra trong Ngày Phán Xét Chung. Cũng sẽ ”chẳng
còn gì để nói”, vì trong một đời người
tín hữu Công giáo, ít nhất cũng cả trăm lần
nghe, đọc, được giảng dạy, khuyên
giục thực hành nội dung bài Tin Mừng hôm nay. ”Giật mình mình lại
thương mình xót xa" (Kiều,
Nguyễn Du). Chỉ còn lại “xót xa”: Chúa xót xa thay cho
chúng ta, cây vả không sinh hoa trái mà Chúa năn
nỉ Chúa Cha gia hạn cho Ngừơi chăm sóc! Những
người lành xót xa thay cho chúng ta! Biết bao tín hữu
suy gẫm, tìm kiếm, giảng dạy những
điều cao siêu trên trời, bay bỗng trên không trung,
ở “ngoài hành tinh”, mà bỏ qua, mà bỏ quên – vô tình thì ít,
mà chủ yếu là coi nhẹ - những điều
đơn sơ, dễ thấy, dễ gặp và dễ làm
nhất: sống tình người và tình con Chúa với
những người bất hạnh.
Lạy Chúa Giêsu,
nếu được cho phép, thì con sẽ xin gọi
tất cả 26 quyển Tân Ước là “lý thuyết” và
quyển thứ 27 - Thư Thánh Giacôbê Tông Đồ - là tóm lược
và là “kim chỉ nam thực hành Lời Chúa”: Chúa Thẩm Phán
dùng đề cương “kim chỉ nam” nầy để
phán xét! Viễn cảnh Ngày Phán Xét Chung đáng hãi hùng và không
ai thoát được là thế, hóa ra lại quá đơn
giản và dễ thưc hành. Vì quá đơn giản, mà
với nhiều người, nó đã thành cái bẫy
chết người. Sẽ chẳng còn gì để nói, chẳng
còn lý do gì để tự biện hộ và chẳng còn ai
xót thương chúng con lúc bấy giờ nữa, vì chúng con
đã chẳng hề biết xót thương ai!
|