Tử đạo
“Tôi thấy
một số đông người không thể đếm được
thuộc đủ mọi dân tộc,
mọi quốc gia và mọi
ngôn ngữ. Họ đứng
trước tòa Thiên Chúa và
trước Chiên Con,
mình mặc áo trắng và trên tay
cầm cành lá chiến thắng”.
Đó là lời thánh
Gioan diễn tả cảm tưởng đoàn người chiến thắng đứng trước Ngai Thiên Chúa trên
trời mà thánh nhân được
Chúa cho thị kiến. Tiếp
theo thánh
Gioan viết trong sách Khải
Huyền như sau:
“Những người mặc áo trắng ấy là ai
và họ từ đâu tới? Chính vị trưởng
lão cho biết,
đó là những người đã qua cơn đại họa, đã giặt áo họ trong
Máu Chiên Con và nay trở về. Vì thế họ
được hân hạnh đứng trước tòa Thiên Chúa và
phụng thờ Ngài ngày đêm
trong đền thờ. Đấng ngự trên
tòa sẽ chở che và
phù trợ họ, họ sẽ không còn phải đói khát nữa,
không còn bị mặt trời và nóng
bức làm khổ nữa. Vì Chiên Con đứng ở
giữa tòa sẽ chăn dắt họ, sẽ đưa họ đến suối nước thiêng và Thiên
Chúa sẽ lau khô nước
mắt họ”.
Qua ngày lễ kính các
thánh Tử Đạo Việt Nam được toàn thể anh chị
em Công giáo
khắp Năm Châu mừng hôm nay, Giáo Hội
muốn khẳng định cho chúng ta và
toàn thể Giáo Hội hoàn vũ. Trong số
đoàn người đông đảo đứng trước ngai Thiên Chúa
có cả những người thuộc dân tộc Việt Nam, có cả con cháu dòng giống
lạc hồng, các ngài đã
trải qua những cơn thử thách gian truân,
lấy mạng sống của mình để minh chứng cho niềm tin và nay được trở về với Thiên Chúa.
Các vị tử đạo Việt Nam là ai? Các
ngài là những
nhà truyền giáo đến từ các nước,
là các giám
mục, các linh mục người Pháp, Tây Ban Nha, nhưng
đa số là những người Việt Nam gồm 37 linh mục, 16 thầy giảng, một chủng sinh và đặc biệt là rất
nhiều giáo dân. Số đông đảo
giáo dân Việt Nam đã đổ máu đào minh
chứng cho niềm tin là điểm son thứ nhất tôi muốn nêu bật trong bài chia sẻ
hôm nay.
Điểm son thứ
hai tôi muốn
lưu ý với anh chị em
hôm nay, các thánh Tử Đạo là những công dân hiền hòa, sống đời gương mẫu, nêu gương lý tưởng trung kiên với Thượng đế, không phò vua
bách hại, nhưng một lòng tùng phục
quốc gia. Họ bị bắt bớ, tra tấn,
ngục tù nhưng không một người nào có ý định
cầm khí giới để phòng thân. Trái lại, họ chỉ cam chịu, chỉ cầu nguyện cho tất cả mọi người, cầu cho quốc
thái dân an, cầu cho các
quan đã ký sắc lệnh
tử hình và thật lòng
tha thứ cho những kẻ hành quyết
mình. Cử chỉ này không
phải là hèn nhát, nhưng
xứng đáng đối với những bậc thượng nhân như câu: “Đấng thượng
phu đừng thù mới đáng.
Đấng anh hùng đừng hoảng mới hay”.
Cuối cùng điểm son thứ ba tôi muốn
nêu bật, là những thành tích vẻ
vang để chứng tỏ niềm tin sắt đá các thánh
Tử Đạo Việt Nam đã ghi vào những
trang sử của Giáo Hội, là lòng
tôn kính của các ngài
đối với thập giá. Đối với các thánh
Tử Đạo Việt Nam, chết tang thương,
chết treo trên thập tự để minh chứng tình yêu tột
đỉnh của mình đối với Thiên Chúa và đối
với nhân loại, vì thế không một khổ hình nào có
thể di chuyển đôi chân của các ngài tự
ý bước qua thập
giá. Không bước qua thập giá để không chối bỏ đạo dù phải đòn
vọt, tra tấn, dù phải
chịu tử hình, các vị
Tử Đạo Việt Nam đã nêu gương yêu mến thập
giá để đáp lại tình yêu của
Đấng đã chết treo trên ấy bằng
chính mạng sống của các ngài.
Cùng với anh chị em
Công giáo khắp năm châu mừng kính lễ các
thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay, chúng ta phải một
lần nữa ý thức rằng, cuộc sống và cái chết
của các ngài có thể
nói được là những dòng chữ đầu trong các trang sử
của Giáo Hội Việt Nam mà mỗi người
chúng ta được kêu mời và thách
đố. Hãy noi gương các vị tiền
nhân anh dũng để chúng ta cùng
nhau viết lên thành tích
của lòng trung thành và
can đảm sống
đạo, sống cuộc sống chứng nhân cho tình yêu
qua những hành động cụ thể, để tha thứ, hòa giải và chung tay
xây dựng đất nước cũng như chứng nhân cho ý nghĩa thập giá qua nếp sống hằng ngày của mình, mỗi người trong địa vị, mỗi người trong môi trường sống của mình.
Nguyện xin các thánh
Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cho quê hương
đất nước
được quốc
thái dân an, xin cầu bầu
cho Giáo Hội Việt Nam được luôn trung thành với
niềm tin, đức
cậy và lòng mến trung thành.
|