Các thánh Tử Đạo Việt Nam
Lễ kính các thánh tử đạo là sự tuyên
dương những con người đã dám chết.
Tại sao tuyên dương? Thưa vì người ta
thường nghĩ “Không có gì quí hơn mạng sống”.
Khi mạng sống bị đe dọa thì bằng bất
cứ giá nào, người ta cũng tìm cách để thoát
khỏi cái chết và bảo tồn mạng sống
của mình. Thí dụ có người khi đói quá đã
kiếm cỏ, kiếm vỏ cây để ăn, những
thứ mà bình thường không bao giờ họ ăn; có
người bình thường rất tự trọng
nhưng khi quá đói đã phải ăn cắp thức
ăn của người khác, đã dành ăn với
người khác; thậm chí có người còn dám ăn
thịt người trong lúc không còn gì ăn để
giữ mạng sống. Thực ra những việc làm trên
không có gì lạ, vì người ta đã làm theo bản
năng, gọi là bản năng sinh tồn.
Tuy nhiên có những người đã không theo bản
năng sinh tồn ấy. Những người này không
nghĩ rằng mạng sống là giá trị cao quí nhất,
mà còn có những giá trị không cao hơn nhiều. Thí
dụ:
-
Trong trận động đất
ở nước Nga, một người mẹ bị
kẹt trong đống gạch vụn cùng với
đứa con của mình. Vì không có gì để ăn, hai
mẹ con dần dần yếu. Người mẹ nghĩ
rằng nếu tình hình cứ tiếp tục thì sau cùng
cả hai mẹ con đều chết, bởi đó bà
đã cắn đầu ngón tay mình, lấy máu cho con
uống. Bà dám chết để con bà được
sống.
-
Hay như các anh hùng liệt sĩ,
những người đã can đảm hy sinh mạng
sống mình để bảo vệ tổ quốc quê
hương. Họ đã coi quê hương đất
nước trọng hơn mạng sống bản thân.
-
Và các vị thánh Tử Đạo
cũng vậy, các ngài coi đức tin trọng hơn
mạng sống thể xác.
Tất cả những người vừa kể trên
đều đã dám chết, tất cả đều
đáng ta kính phục. Riêng các thánh Tử Đạo
Việt Nam, chúng ta thấy kính phục đặc biệt
vì các ngài có thể thoát chết cách dễ dàng thế mà các
ngài vẫn can đảm chết: chỉ cần nói với
quan một câu là “Tôi chịu bỏ đạo” thì lập
tức được thả tự do, hay đơn
giản hơn chỉ cần thưa “vâng” khi quan hỏi “có
chịu bỏ đạo không?”, hay đơn giản
hơn nữa, không cần nói một lời nào cả,
chỉ một cái gật đầu hay chỉ để
yên cho người ta khiêng mình ngang qua cây thập giá thôi.
Thế nhưng các ngài đã không làm như vậy, các ngài dám
chịu chết. Cái chết của các ngài gợi lên cho
chúng ta nhiều điều suy nghĩ:
Điều thứ
nhất cái chết ấy nói lên một quan niệm
sống:
sống không phải chỉ là tồn tại, tồn
tại bằng bất cứ giá nào. Nhưng sống còn là
sống theo một lý tưởng. Người không
sống theo một lý tưởng thì chỉ sống như
một sinh vật, chỉ lo ăn lo uống, lo sinh
tồn. Còn người có lý tưởng và quí chuộng lý
tưởng của mình thì không làm những gì nghịch
với lý tưởng ấy; nếu bị buộc làm
điều nghịch với lý tưởng, hay bị
cấm cản không cho sống theo lý tưởng thì các ngài
thà chết để trung thành với lý tưởng cao
đẹp của mình.
Một trong những điều tệ hại
hiện nay là nhiều người không còn lý tưởng
sống, nhất là các thanh niên ở các nước giàu bên
Âu Mỹ, cả đời họ không biết tìm gì khác
hơn là kiếm tiền, rồi ăn nhậu, rồi mua
sắm, rồi vui chơi. Nhưng cũng như
người ta không thể ăn hoài được, khi
đã no thì không thể ăn thêm nữa, các thanh niên ấy
ăn uống mãi rồi cũng chán, vui chơi mãi rồi
cũng nhàm, thế là họ nghĩ ra những cách
hưởng thụ khác như xì ke ma túy, nghĩ đến
những hình thức tình dục khác thường… kết
quả là bị mắc bệnh Aids. Có lẽ không bao lâu
nữa cách sống đó cũng du nhập vào xã hội
chúng ta, bởi vậy nhắc lại gương sống
của các thánh Tử Đạo là một điều
hữu ích: sống không phải chỉ là tồn tại và
hưởng thụ, mà còn phải là sống theo một lý
tưởng cao đẹp.
Điều thứ
hai chúng ta kính phục nơi các thánh Tử Đạo là
sự trung thực của các ngài: Trung thực là sống đúng
theo điều mình tin và nói. Các thánh tử đạo tin
rằng và nói rằng có Thiên Chúa, có linh hồn, có
đời sau. Vậy khi các ngài dám chết là các ngài đã
tỏ ra trung thực với niềm tin ấy, cái chết
của các ngài cho người ta thấy rõ là các ngài thực
sự tin rằng sau khi chết các ngài sẽ gặp
được Chúa, linh hồn các ngài vẫn còn sống
trong cõi vinh quang hạnh phúc với Chúa. Thực tế ngày
nay, nhiều người không còn trung thực nữa:
họ nói rất hay nhưng họ không làm theo điều
họ nói, có khi họ cũng muốn làm nhưng lại
không dám làm vì sợ bị thiệt thòi…
Và điều
thứ ba khiến chúng ta kính phục các thánh tử
đạo là các ngài đã mở trí cho chúng ta hiểu
rằng đời này không phải là tất cả. Năm 1980 tại
câu lạc bộ những nhân vật vị vọng trong xã
hội, câu lạc bộ Philadelphia Phillies, người ta
đã tổ chức một buổi nói chuyện và người
được mời nói chuyện một nhân vật
đặc biệt tên là Cordell. Cordell có tật nơi chân
nên đi đứng rất khó khăn. Anh lại ngọng
nên nói năng cũng khó. Mặt mày anh dị hợm nên
nhiều người thấy anh phải quay mặt đi
hướng khác. Một người như thế có gì
để nói với những nhân vật giàu sang danh
vọng trong xã hội? Anh mở đầu như sau: “Tôi
biết rằng tôi rất là khác biệt với các
bạn”, rồi anh kể về cuộc đời mình,
một cuộc đời nhiều thất bại,
nhiều đau khổ. Sau cùng anh kết luận “Các
bạn có thể thành công suốt cả cuộc đời
và lãnh hàng triệu đôla mỗi năm. Nhưng khi ngày
giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp quan
tài của bạn lại, thì các bạn sẽ chẳng khác
tôi chút nào. Đó là lúc chúng ta đều y như nhau”. Không
biết cử tọa của cuộc nói chuyện hôm đó
nghĩ gì, nhưng tôi thì nghĩ đến các thánh tử
đạo: các ngài khôn hơn nhiều người ở
chỗ nhiều người đã dùng cả cuộc
đời để kiếm tìm những điều
họ sẽ phải bỏ lại hết khi quan tài
của họ bị đóng lại, còn các ngài thì dám bỏ
tất cả những gì quí nhất ở trần gian
để đổi lấy cuộc sống vĩnh
cửu.
|