Các Thánh
Tử Đạo Việt Nam
Chúng
ta có thể
coi đạo Công Giáo được
truyền vào Việt Nam
từ thế kỷ 16, còn trước đó thì rất mơ
hồ. Một vài tác giả
cho rằng: các môn đệ
của Thánh Tôma từ Ấn
Độ theo
các tàu buôn
đã đến truyền giáo cho người Việt Nam.
Theo Đại Việt Sử Ký thì
Sĩ Nhiếp là người thờ kính Chúa Trời, có xây một
đền tại dinh của ông. Trong đền này
có hình Gia
tô thập tự. Ông chết năm
226, thọ 90 tuổi.
Tuy nhiên đó mới
chỉ là ức đoán mà thôi. Việc truyền giáo chỉ thực sự khởi sắc vào thời hậu Lê thuộc
thế kỷ 16, khi các cha dòng
Tên theo
các tàu đã
đến và giảng đạo tại Việt Nam.
Thời
hậu Lê, tuy cấm đạo
nhưng chưa khắc nghiệt lắm vì hoàn
cảnh loạn lạc. Sau đó Tây Sơn
đánh đổ nhà hậu Lê,
đã ban cho tự do tôn giáo, nhưng không được bao lâu, nhà
Tây Sơn cũng ra lệnh
cấm đạo. Từ thời hậu Lê cho
tới nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian 162 năm, đã có 11 lần
cấm đạo, những chưa gắt gao cho
lắm.
Nhờ giám mục Bá Đa Lộc
giúp đỡ, Nguyễn Phúc Ánh đánh thắng
nhà Tây Sơn,
lên làm vua
và khởi đầu cho triều đại nhà Nguyễn. Vì thế, vua Gia Long không cấm đạo mà còn bênh
vực và nâng đỡ. Có người nói rằng khi gần chết nhà vua đã
trở lại, nhưng không có bằng chứng
chắc chắn nào cả.
Sang thời Minh Mạng, lúc đầu nhà vua không
cấm đạo, nhưng chung
quanh nhà vua, toàn những
vị quan thù ghét đạo,
luôn tìm cách vu khống cho người có đạo, thành thử nhà vua đã
ngả theo và ra sắc
chỉ cấm đạo trong cả nước.
Thời Thiệu Trị cũng vậy, lúc đầu nhà vua cũng
không cấm đạo, nhưng kể từ ngày tàu Pháp
tấn công cửa Hàn Tứ
tại Đà Nẵng, nhà vua tức giận
và đã cấm đạo một cách gắt gao.
Nhà vua treo thưởng
cho ai bắt
được một
linh mục Pháp là 30 nén
bạc. Công việc
chua đi đến đâu, thì nhà vua
lâm bệnh và qua đời.
Thời
Tự Đức, khi mới lên
ngôi, nhà vua tỏ ra
rất khoan hồng, mở cửa ngục tù cho giáo
dân ra về,
hy vọng những ngày đen tối sẽ chấm dứt. Thế nhưng, chẳng được bao lâu, hoàng hậu
và các quan
không đồng ý. Vì sợ có
chia rẽ, nên nhà vua
lại ban hành lện cấm đạo một cách gắt gao, không
kém gì các
bạo vương Rôma ngày xưa.
Trải qua hơn ba thế
kỷ, hằng trăm ngàn người đã phải lìa xa quê hương,
sống lén lút nơi rừng
thiêng nước độc, để trốn tránh sự truy lùng
như những giáo dân vùng
La Vang Quảng Trị. Còn những người bị bắt, thì đã phải
chịu những cực hình dã man, không kém
gì các thánh
tử đạo của Giáo Hội trong thời buổi sơ khai. Vậy
đâu là những lý do khiến cho vua quan ra
lệnh cấm đạo.
Lý do thứ nhất đó là vì
óc thủ cựu và hẹp
hòi. Họ luôn cho rằng chỉ mình mới tốt và đúng,
còn người khác thì xấu
và sai. Hơn nữa do ảnh hưởng của Nho giáo,
phàm những gì thánh hiền
đã nói hay đã viết, đều là khuôn vàng thước
ngọc cần phải tuân theo.
Lý do thứ hai đó
là vì thái
độ giận cá chém thớt.
Thuở ban đầu
các vua Minh
Mạng, thiệu Trị và Tự
Đức đều
không cấm đạo, nhưng sau đó, vì
không ngăn chặn được sự tấn công của người Pháp, nên vua quan
quay ra thù ghét những người mà họ cho rằng
đã theo đạo của Tây và khép
vào tội phản động, nối giáo cho giặc.
Lý do thứ ba, đó
là vì cho
rằng những người theo đạo không còn tôn trọng
truyền thống
cha ông để lại, chẳng hạn trong việc thờ cúng ông bà
tổ tiên, hiếu kính đối với cha mẹ…Đây cũng chỉ vì óc thiển
cận, không tìm hiểu cho thấu đáo, nên đã
gây ra những
ngộ nhận, những hiểu lầm đáng tiếc.
Tuy nhiên lý do căn
bản nhất vẫn là sự
đối kháng giữa tinh thần của Chúa và tinh
thần của thế gian. Đối kháng như lửa và nước, như ánh sáng
và boqng tối. Chính vì thế, Chúa
Giêsu đã tiên báo: Người
ta đã bắt bớ Thầy, thì người ta cũng sẽ bắt bớ các con…Nhưng ai xưng tụng
Thầy trước
mặt người đời thì Thầy cũng sẽ xưng tụng nó trước
mặt Cha Thầy, Đấng ngự ở
trên trời.
Sự bắt bớ, hay nói đúng hơn,
sự đối kháng này không
phải chỉ xảy ra bên
ngoài trên bình diện xã hội, như
chúng ta đã thấy, mà còn xảy
ra bên trong,
trên bình diện nội tâm. Thực vậy, chúng ta luôn cảm
thấy một sự giằng co giữa sự thiện và sự ác, để
rồi như thánh Phaolô đã
diễn tả: Sự thiện tôi muốn thì tôi lại
không làm, còn điều ác tôi ghét
thì tôi lại
làm. Bởi đó, hãy trung thành với
Chúa trong những bắt bớ bên trong
bằng cách thự hiên điều thiện điều tốt, nhờ đó chúng ta sẽ
trung thành với Chúa trong những bắt bớ bên ngoài. Vì ai bền đỗ
đến cùng, thì sẽ được
cứu thoát.
|