Bách hại
Trong cuộc
sống, chúng ta thấy có những viên thuốc
đắng, người ta phải bọc đường
để cho dễ uống. Thế nhưng qua
Tin mừng, Chúa Giêsu đã không hành động như
vậy. Trái lại, Ngài đã nói rõ cho các
môn đệ biết những khó khăn đang chờ
đón các ông. Ngài bảo: - Thầy sai các con đi
như chiên con ở giữa sói rừng. Người ta
đã ghét bỏ Thầy, thì rồi họ cũng sẽ
ghét bỏ các con. Đầy tớ không
trọng hơn chủ. Họ sẽ xua đuổi
các con ra khỏi hội đường, sẽ bắt
bớ và hãm hại các con. Đã đến giờ những
kẻ giết các con tưởng rằng làm như thế
là phụng sự Thiên Chúa…
Quả thật là rõ ràng và minh
bạch, không dấu diếm, không úp mở và chúng ta cũng
chẳng cần phải cắt nghĩa hay thêm bớt
điều gì nữa. Kể từ nay, các ông
sẽ phải mạnh dạn tiến lên với dấu
ấn của người môn đệ Đức Kitô.
Thế gian sẽ nhìn các ông như những kẻ xa lạ
và thù địch, không có cùng một mẫu số chung, không đồng hội đồng
thuyền với họ.
Nếu Đức Kitô đã
bị đóng đanh vào thập giá như một tên
tội phạm về phương diện chính trị, thì
các ông cũng vì Ngài mà bị điệu tới vua chúa và
chính quyền, bị hành hạ và ngược đãi,
để rồi sau cùng đã chết đi cho ánh sáng Tin
mừng được chiếu tỏa. Và
sự thật đã xảy ra như thế. Tất cả các ông, ngoại trừ thánh Gioan tông
đồ, đều đã hy sinh mạng sống
để làm chứng cho Đức Kitô.
Theo mẫu gương kiên hùng
của các ông, Giáo hội sơ khai
cũng đã bị nhuộm thắm bởi dòng máu của
hàng ngàn, hàng vạn các tín hữu bị bách hại duới
thời các bạo vưong La Mã, đúng như lời Chúa
đã báo trước:
- Nếu họ đã bắt
bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các
con.
Tại
Hollywood, kinh đô điện ảnh của thế
giới, người ta đã dàn dựng những cuốn
phim vĩ đại nói về những
cuộc bách hại các tín hữu trong những thế
kỷ đầu. Hàng ngàn tín hữu đã
bị làm mồi cho sư tử tại các hý trường.
Với màn ảnh rộng và với màu sắc huy hoàng,
người ta đã thực hiện được
những cảnh hùng vĩ ấy một
các dễ dàng và đã gây được một sự xúc
động mạnh mẽ nơi khán giả.
Dầu
vậy, đó vẫn chỉ là những cảnh giả
tạo. Ống kính không thể thu
được cái thực tại sống động và cay
đắng mà các môn đệ cũng như các tín hưu
sơ khai đã phải trải qua:
- Thầy sai các con đi như
chiên con ởi giữa sói rừng.
Kinh nghiệm
đau thương ấy vẫn luôn xảy ra ơ mọi
nơi và trong mọi lúc. Ngay như Giáo
hội Việt Nam
cũng vậy. Với hơn ba trăm năm cấm
cách, trải dài từ thời Hậu Lê cho đến
thời nhà Nguyễn, từ thế kỷ 16 đến
thế kỷ 19, hàng trăm ngàn người đã phải
rời bỏ nơi quê cha đất tổ, sống
lẩn trốn nơi rừng thiêng nước độc
như các tín hữu vùng La Vang Quảng Trị. Hàng ngàn tín
hữu đã ngã gục duới những cực hình dã man để
trở thành những chứng nhân bất khuất cho Tin
Mừng, trong số đó, 117 vị đã được
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II tôn lên bậc hiển thánh vào
ngày 19 tháng 6 năm 1988 tại Rôma.
Từ
những sự kiện trên, chúng ta thấy tinh thần Kitô
giáo luôn là một cái gì trái ngược với tinh thần
thế gian. Chẳng hạn khi Đức Thánh Cha
lên tiếng trình bày quan điểm của Giáo hội
trước những vấn đề thời sự nóng
bỏng trên thế giới, thì người ta lập
tức mổ xẻ, phê bình và không ngần ngại chỉ
trích và phản đối. Họ muốn giới
hạn tôn giáo vào những hoạt động mang tính cách
riêng tư, chứ không để cho tôn giáo ảnh
hưởng đến đời sống của xã
hội cũng nhu đến những sinh hoạt trong lãnh
vực kinh tế, chính trị…
Làm như
vậy là đi ngược lại với sứ mạng
của Kitô giáo. Đúng thế, Kitô giáo không phải là
một hòn đảo biệt lập, hay là một pháo
đài cho chúng ta ẩn náu an tòan, cũng
không phải là một cái vỏ ốc cho chúng ta thu mình vào
đó. Trái lại, Kitô giáo phải là một con
đường dẫn chúng ta đến với
người khác để rồi cùng với họ chúng ta
sẽ gặp gỡ Thiên Chúa.
Vì thế mỗi người Kitô
hữu đều có bổn phậnph trở nên như
muối ướp cho trần gian khỏi ươn
thối, phải trở nên như ánh sáng chiếu soi trong
đêm tối.
Chúng ta không
phép được che dấu tinh thần của
Đức Kitô, trái lại phải làm cho nó thấm sâu vào
môi trường chúng ta đang sống.
Chúng ta không được phép
để mặc cho thế gian chìm vào bóng đêm, dù có
gặp phải những gian nan và thử
thách.
Như các thánh
Tử Đạo Việt Nam,
chúng ta phải lấy làm vinh dự vì đã bị thế
gian ghét bỏ, chúng ta phải lấy làm hãnh diện vì được
trở nên những chứng nhân cho Đức Kitô.
|