Chỉ có một Cha – Lm. Vikini
(Suy niệm của Lm. Giuse Vũ Khắc
Nghiêm)
Xu hướng tự nhiên
của muôn loài và lòng người luôn hướng về
một duy nhất, một nguồn, một Đấng
tuyệt đối độc nhất. Xu
hướng này không do thụ tạo, mà do Thiên Chúa, vì
Người lôi kéo tạo vật hướng về
Người, dù tạo vật chẳng nhận ra
Người: "Người ở giữa thế gian và
thế gian nhờ Người mà có, nhưng lại không
nhận biết Người" (Ga. 1, 10). Không
nhận biết Người, mà chúng vẫn hướng
về Người. Các hành tinh vĩ
đại quy về một định tinh, các hệ
thống định tinh hay thái dương hệ lại
đi theo một hướng, toàn thể vũ trụ
được tổ chức trong một trật tự
lạ lùng. Kinh Thi nói: Thiên sinh chưng dân
hữu vật hữu tắc - Trời sinh dân chúng có sự
vật có phép tắc. Nhà sinh vật thời
danh Darwin đã dầy công tìm tòi, sắp xếp, phân
loại giúp ta thấy rõ trật tự đó. Các
tổ chức của loài người, ở mọi
thời đại cũng luôn luôn có một thủ lãnh:
trong gia đình, làng xã, đất nước, thế
giới. Các đạo giáo lớn như
đạo Khổng, Lão, Phật, Ấn, Hồi đều
qui niềm tin về một Đấng duy nhất.
Đạo Khổng gọi Đấng ấy là
Thượng Đế hay Ông Trời. Đức Khổng
nói: Duy thiên sinh thông minh, (Kinh thư
trọng hủy cáo) Duy thiên vi đại. Lão gọi là
đạo: Đạo khả đạo phi thường
đạo (Đạo đức kinh ch. I).
Phật gọi là tâm bình đảng, tâm bát nhã, chân như,
tâm đại giác.
Ấn gọi là Đại ngã
(Brahma). Hồi gọi là thánh Allah
(Ar-Allah) "There is no god, but God, and Mohammed is the messenger of
God" (Không có thần nào khác ngoài Thiên Chúa, và Mohammed là
sứ giả của Ngài). Thánh Allah là Chúa duy nhất,
độc nhất, chỉ có Ngài là Đấng tạo hoá,
quan phòng, tác tạo mọi sự hiện có và sẽ có, siêu
việt, nội tại, toàn năng ân điển, hiện
hữu vô hình và đời đời.
Có thể nói đó là bản tóm
tắt niềm tin của nhân loại hướng về
Thiên Chúa, Đấng tối cao tuyệt đối. Nhưng đó là một niềm tin còn lờ
mờ ẩn hiện trong lương tri của một
số người, họ chưa được Thiên Chúa
mạc khải qua các ngôn sứ và nhất là qua Con Một
Thiên Chúa giáng trần là Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên,
họ đã có xu hướng tự nhiên về
Người: "Muôn loài thọ tạo những mong ngóng
đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang
của con cái Người" (Rm. 8,19).
Tại sao có sự diễn tả khác nhau: Vì
mỗi người có cá tính và tự do riêng. Có
những người nhờ đức tính chân thật
khiêm tốn họ công nhận chắc chắn có Thiên Chúa.
Họ không thể hiểu được
Người nhưng họ vẫn "Kính nhi viễn
chi" và chuyên chăm trau dồi đạo đức
như Khổng tử, Lão tử và Đức Phật.
Có những hạng người kiêu căng
đầy tham sân si, đã tự tôn mình làm Chúa tể
như bao nhiêu bạo chúa: Kiệt, Trụ, Tần thủy
Hoàng bên Đông phương. Nabukôđônôsô, Xêda
và Nêrông bên Tây phương. Biệt phái, luật sĩ
và tư tế Do thái cũng thuộc hạng tự cao
tự đại như vậy, nên Đức Giêsu đã
nhiều lần cảnh cáo họ: họ như mồ
mả quét vôi bên ngoài mà trong đầy thối tha. Thối
tha vì họ dám ngạo mạn "ngồi trên toà Môisê...."
Họ làm mọi việc cốt để cho
người ta thấy. Cho nên họ
đeo những hộp sách kinh thật lớn, mang những
tua áo thật dài. Họ ưa ngồi chỗ nhất
trong đám tiệc, chiếm ghế đầu trong Hội
đường... Họ thích thiên hạ
gọi bằng thầy (Rabbi) (23, 4-7). Họ
tôn mình lên, không còn thấy Thiên Chúa trên họ nữa, cho nên
họ sẽ bị hạ xuống (23, 12).
Thiên Chúa, Chúa tể càn khôn đã phán để
hạ họ xuống: "Ta đã làm cho các ngươi
đáng khinh bỉ và hèn hạ trước mặt toàn
dân". "Ta sẽ trút lời chúc dữ xuống trên các
ngươi". Bởi lẽ: "các ngươi đi
trệch đường; không chịu nghe và không để
tâm làm vinh danh Ta; và đã làm cho bao nhiêu người vấp
ngã vì lời các ngươi". (Bài
đọc I -Ml. 2, 2. 8-10).
Chỉ có lời của Đấng từ
trời hạ mình xuống mới làm cho muôn dân nhận
biết: Chỉ có một Thiên Chúa mà thôi. Đấng ấy
là Đức Giêsu Kitô đã đến dạy chúng ta:
"Anh em đừng gọi ai ở dưới
đất là Cha, vì anh em chỉ có một Cha trên
trời" (23,9). Cha trên
trời thế nào? Thưa là "Đấng ngự
trên trời, vì Người làm cho mặt trời mọc lên
soi sáng kẻ xấu cũng như kẻ tốt, và làm
mưa xuống trên người công chính cũng như
kẻ bất chính" (Mt. 5,45).
Như vậy chỉ có Cha trên
trời mới tạo thành và nuôi dưỡng muôn loài muôn
vật chứ không phải ai khác. Nếu
ta gọi người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta là cha, thì
Cha trên trời mới đích thực là Cha toàn năng, là
Cha muôn thuở. Cha dưới
đất chỉ là cha tạm thời tham dự vào
quyền phép Cha trên trời trong việc sinh ra, nuôi
dưỡng ta ngắn hạn. Cha trên trời còn là
"Đấng vô cùng toàn thiện" (Mt. 5,48),
là Đấng đã yêu thương thế nhân, đã ban Con
Một chí ái của Người cho thế nhân, để
cứu thế nhân khỏi chết đời đời và
cho họ được sống muôn đời (Ga. 3,16).
Cho nên khi "anh em làm vinh danh Cha, mở rộng nước
Cha, vâng theo ý Cha, yêu thương anh em, yêu thương
mọi người và cả kẻ thù, biết cầu
nguyện tha thứ cho nhau" (Mt. 6, 9-15), có tâm tình và
sống như Đức Giêsu Kitô để tôn vinh Cha trên
trời (Phil. 2, 6-7) như vậy anh em mới nên "hoàn
thiện như Cha trên trời, Đấng thấu suốt
mọi sự sẽ thưởng công cho anh em" (Mt. 5, 49
và 6, 6).
Lạy Cha chúng
con ở trên trời, xin cho chúng con biết lo làm sáng danh Cha,
như thánh Phaolô "khi ở giữa anh em, biết cư
xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền
ấp ủ con thơ". Xin cho chúng con biết quý mến
anh em, sẵn sàng hiến cho anh em Tin mừng của Cha và
cả mạng sống chúng con nữa mà không quản khó
nhọc vất vả ngày đêm (1Tx. 2, 7-9) để cho
mọi người nhận biết chỉ có một Cha
trên trời và chỉ có một Thầy là Đức Giêsu
Kitô, còn tất cả là anh em với nhau. Lạy Cha, xin
cảm tạ Cha muôn đời. Amen.
|