Lòng mến,
luật trên mọi luật – Anmai
Trong mọi vấn đề của xã
hội, từ tình cảm cho đến tất cả các
tương quan trong cuộc sống, có thể nói ra hay không
nói ra nhưng bên dưới tình cảm, tương quan nó
có một khế ước nào đó. Có thể khế
ước đó được nói lên chỉ bằng
lời, bằng miệng thôi nhưng cũng có những
khế ước được lập ra bằng văn tự
hẳn hoi chứ nếu không thì người ta sẽ không
lấy gì làm bằng chứng được khi một
trong hai bên vi phạm cái khế ước được
đưa ra.
Chúng ta thấy, từ thuở ban đầu
khi tạo dựng trời đất và con người
đầu tiên, ngầm bên dưới tình cảm của
Thiên Chúa dành cho con người đó có một khế
ước: "Đức Chúa là Thiên Chúa đem con
người đặt vào vườn Ê-đen, để
cày cấy và canh giữ đất đai. Đức Chúa là
Thiên Chúa truyền lệnh cho con người rằng:
"Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi
cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều
thiện điều ác, thì ngươi không được
ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn
ngươi sẽ phải chết." (Xh 1,14-17)
Cái gì cũng được ăn,
được hưởng dùng cả nhưng trái của
cây biết thiện ác thì không được ăn vì ăn
vào thì sẽ chết! Ađam - Eva đã không giữ
được cái khế ước đấy nên rồi
đã bị Thiên Chúa trách phạt. Trớ trêu thay là
tưởng chừng kinh nghiệm của ông bà nguyên tổ
là kinh nghiệm cho con cháu nhưng chúng ta thấy sau này trong
hành trình lịch sử cứu độ con người
đã vi phạm không biết bao nhiêu là khế ước.
Sau đó, chúng ta thấy, qua Môsê cũng
như các ngôn sứ, Chúa muốn nói cho con người quá
nhiều điều, quá nhiều luật.
Khi thấy dân chúng sống trong cảnh
lầm than, đô hộ, áp bức, Thiên Chúa chạnh lòng
thương, đã không vô tâm vô tình để cho dân sống
như vậy và Thiên Chúa qua bàn tay Môsê cứu dân. Sau khi
cứu dân khỏi nô lệ thì Thiên Chúa qua Môsê đã ban
giới luật cho dân như xưa với ông bà nguyên
tổ vậy. Sau 3 tháng rời khỏi Ai cập, đến
núi Sinai, Thiên Chúa đã gặp Môsê trên núi và báo cho ông
chuẩn bị cho dân chúng để nhận khế ước
giữa Thiên Chúa và dân. Không phải đón nhận một
cách không không nhưng phải có một sự chuẩn
bị hết sức nghiêm túc là: phải giữ cho khỏi
nhiễm uế, quần áo phải giặt giũ cho
sạch. Trong cuộc thần hiện trong tiếng sấm
sét, tiếng tù và, ánh lửa và núi bốc khói Thiên Chúa đã
ban thập điều cho dân.
Bên cạnh thập điều ấy còn có
giải thích các luật về bàn thờ, về giết
người, về đánh đập, gây thương tích,
trộm thú vật và rồi đến luật về
người ngoại kiều, về mẹ goá con côi như
chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ nhất.
Sau đó, dân chúng tiếp tục cuộc
lữ hành trong sa mạc tiến về đất hứa.
Tưởng chừng có người đi theo kè kè bên
cạch, làm trung gian với Thiên Chúa thì dân sẽ trung tín
với những giao ước mà Thiên Chúa trao cho dân nhưng
ngay tại núi Khô-rếp dân đã phạm luật. Môsê
đã báo cho dân chúng biết rằng từ ngày ra khỏi
Ai-cập thì dân đã phản nghịch chống lại
Đức Chúa. Sự phản nghịch ấy đã làm cho
Đức Chúa nổi giận muốn tiêu diệt dân
nhưng Đức Chúa đã không nỡ làm điều
ấy. Môsê đã van xin với Đức Chúa: "Lạy
Chúa là ĐỨC CHÚA, xin đừng huỷ diệt dân Ngài,
cơ nghiệp Ngài đã dùng sức mạnh lớn lao
của Ngài để giải thoát, và đã ra tay uy quyền
đưa ra khỏi Ai-cập. Xin nhớ đến các tôi
tớ Ngài là ông Áp-ra-ham, ông I-xa-ác và ông Gia-cóp, xin đừng
để ý đến sự ngoan cố, sự gian ác và
tội của dân này (Xh 9,26.27)
Môsê vô cùng đau đớn, vô cùng bức xúc
trước những tội lỗi, những sự
thất tín bất trung của dân và ông đã phải
thốt lên rằng: Giờ đây, hỡi Ít-ra-en, nào
Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, có đòi hỏi anh em
điều gì khác đâu, ngoài việc phải kính sợ
Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đi theo mọi
đường lối của Người, yêu mến
phụng thờ Người hết lòng, hết dạ,
giữ các mệnh lệnh của Đức Chúa và các thánh
chỉ của Người mà tôi truyền cho anh em hôm nay,
để anh em được hạnh phúc? (Xh 10, 12.13)
Nhìn cách hành xử của dân, chúng ta thấy
tội nghiệp cho cái thân già của ông Môsê. Nhiều
lần và phải nói là quá nhiều lần mệt mỏi
với cái dân cứng đầu cứng cổ nhưng vì ý
thức vai trò và nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao nên Môsê
tiếp tục cuộc hành trình với đám dân cứng
đầu cứng cổ này.
Đã hơn một lần, Môsê phải nài
nỉ dân: "Những lời tôi nói đây, anh em phải
ghi lòng tạc dạ, phải buộc vào tay làm dấu, mang
trên trán làm phù hiệu. Anh em phải dạy những lời
ấy cho con cái, mà nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà
cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ
cũng như khi thức dậy. Anh em phải viết lên
khung cửa nhà anh em và lên cửa thành của anh em. Như
vậy, bao lâu trời còn che đất, anh em và con cái anh em
còn được sống trên đất mà Đức Chúa,
Thiên Chúa của anh em, đã thề với cha ông anh em
rằng Người sẽ ban cho các ngài. Nếu anh em
cẩn thận giữ tất cả mệnh lệnh tôi
truyền cho anh em đem ra thực hành, mà yêu mến
Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đi theo mọi
đường lối của Người và gắn bó
với Người, thì Đức Chúa sẽ trục
xuất mọi dân tộc ấy cho khuất mắt anh em,
và anh em sẽ trục xuất những dân tộc lớn và
mạnh hơn anh em. Mọi nơi bàn chân anh em giẫm lên
sẽ là của anh em: từ sa mạc và núi Li-băng,
từ Sông Cả, là sông Êu-phơ-rát, cho đến Biển
Tây, sẽ là lãnh thổ của anh em. Không ai sẽ
đứng vững được trước mặt anh
em; Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ làm cho
tất cả miền đất anh em giẫm lên phải
kinh khiếp sợ hãi anh em, như Người đã phán
với anh em. Hãy xem, hôm nay tôi đưa ra cho anh em chọn:
hoặc được chúc phúc hoặc bị nguyền
rủa. Anh em sẽ được chúc phúc nếu vâng nghe
những mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa
của anh em, mà tôi truyền cho anh em hôm nay. Anh em sẽ bị
nguyền rủa, nếu không vâng nghe những mệnh
lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em,
nếu anh em bỏ con đường hôm nay tôi truyền
cho anh em phải đi, mà theo những thần khác anh em không
biết. Khi Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã
đưa anh em tới đất mà anh em đang vào
chiếm hữu, anh em sẽ đặt lời chúc phúc trên
núi Ga-ri-dim và lời nguyền rủa trên núi Ê-van. Những
núi ấy ở bên kia sông Gio-đan, trên con đường
phía tây, trong đất người Ca-na-an là người
ở miền A-ra-va, đối diện với Ghin-gan, bên cạnh
cụm sồi Mô-re. Thật vậy, anh em sắp sang sông
Gio-đan để vào chiếm hữu đất mà
Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, ban cho anh em. Anh em
sẽ chiếm hữu và ở trong đất ấy.
Vậy anh em phải lo đem ra thực hành mọi thánh
chỉ và quyết định mà hôm nay tôi trình bày cho anh em".
(Xh 11,18-32)
Tất cả những luật qua miệng
Môsê và các vị trung gian của Thiên Chúa đưa ra
đều nhắm một điều là đến
quyền lợi của con người, tình thương cho
con người. Chắc có lẽ Môsê thương dân nên ông
đã truyền lại cũng như giải thích luật
quá nhiều, luật nhiều quá đã làm cho con
người phải học, phải nhớ vất vả.
Đó là thời Cựu Ước. Vào
thời Tân Ước, Chúa Giêsu có khi gọi là Môsê mới,
đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người thì
lại khác. Thời Chúa Giêsu, Chúa Giêsu thấy các biệt
phái, luật sĩ giữ những luật đó quá sức
tỉ mỉ nhưng chỉ giữ bề ngoài chứ tinh
thần và tinh tuý của luật thì lại không. Nhiều
biệt phái, pharisêu, luật sĩ xét nét Chúa từng ly
từng tý. Các ông đã canh chừng Chúa còn hơn là công an
theo dõi Toà Giám Mục Hà Nội. Họ canh Chúa Giêsu nào là không
chịu rửa tay trước khi dùng bữa, chữa
bệnh trong ngày Sabát, các môn đệ bứt gié luá ăn
ngày Hưu Lễ... và họ còn bắt bẻ Chúa nhiều
điều: nào là "ông ấy là ai mà dám tha tội vì
chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội"...
Họ không nhận ra Chúa Giêsu là đấng trung gian
mới, đấng sửa lại những lầm lỗi,
những đổ nát giữa tình con người và tình
Chúa. Hơn một lần, Chúa đã nói cho họ biết
nhưng họ dường như không nghe, Chúa nói là Chúa
không hề huỷ bỏ lề luật của Môsê nhưng
là kiện toàn lề luật.
Trang Tin Mừng hôm nay nhiều người
biệt phái và luật sĩ đến chất vấn Chúa
về lề luật và Chúa nói thẳng vào mặt họ là
tất cả các giới răn mà Môsê đưa ra thì
giới răn trọng nhất đó là mến Chúa và yêu
người. Đúng như vậy, tất cả các giới
luật mà Môsê đưa ra đều nhắm vào Thiên Chúa và
con người.
Thánh Giacôbê đã nhắc nhớ chúng ta:
"Yêu thương là chu toàn lề luật". Thế
đấy! Bao nhiêu lề luật đưa ra không luật
nào quan trọng bằng luật của lòng mến. Thánh
Phaolô cũng đã nhắc chúng ta: Hiện nay cả ba đức:
đức tin, đức cậy và đức mến
nhưng đức mến là quan trọng hơn cả.
Hôm nay, một lần nữa, Chúa Giêsu nói
thẳng cho những người Pharisêu và những
người thông luật cũng chính là Chúa nói với
mỗi người chúng ta. Trong đời sống
thường nhật, đôi khi chúng ta quá vụ vào các
khoản luật nhưng đã đánh mất đi cái
cốt lõi, cái tinh tuý, cái chất của luật đó chính
là lòng mến, là tình yêu.
Ngày hôm nay, đời sống gia đình,
đời sống xã hội người ta dùng quá nhiều
luật mà quên đi cái luật lòng mến. Ra
đường, lúc nào cũng kẹt xe. Tại sao? Tại
ai ai cũng muốn mình được ưu tiên, mình đi
nhanh hơn người khác để rồi lấn
vạch, lấn tuyến, vượt đèn đỏ...
cuối cùng kẹt xe. Quan trọng là họ đã không
giữ được lòng mến, lòng bác ái với nhau nên
nó mới xảy ra như vậy.
Gia đình cũng vậy, cộng đoàn
cũng thế, người ta đưa ra quá nhiều
luật với nhau. Bất cứ cái gì người ta
cũng đưa ra luật nhưng người ta không
chịu đưa ra lòng mến để cư xử
với nhau.
Hơn thế nữa, Thánh Phaolô qua thư
thứ nhất của Ngài gửi cộng đoàn Thessalônica
cũng là gửi cho mỗi người chúng ta: "Vì
tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày.
Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc
về bóng tối. Vậy chúng ta đừng ngủ mê
như những người khác, nhưng hãy tỉnh
thức và sống tiết độ. Ai ngủ, thì ngủ
ban đêm; ai say sưa, thì say sưa ban đêm.Nhưng chúng
ta, chúng ta thuộc về ban ngày, nên hãy sống tiết
độ, mặc áo giáp là đức tin và đức
mến, đội mũ chiến là niềm hy vọng
ơn cứu độ" (1 Thes 1,5-8). Thế đấy!
Ngài mời gọi chúng ta mặc lấy áo giáo là đức
tin và đức mến. Trong tất cả mọi giới
răn, tất cả mọi lề luật chẳng có
luật nào cao trọng cho bằng luật của lòng
mến.
Nguyện xin Chúa
Giêsu là vua của tình yêu, của lòng mến đến và
ở lại với mỗi người chúng ta để
Ngài thêm tình thương, lòng mến trên mỗi người
chúng ta để chúng ta là ánh sáng, là chứng nhân giữa
cuộc đời đầy hơn thua, hận thù, ghen
ghét này.
|