Song hành
"Của Xeda trả cho Xeda của Thiên Chúa trả
cho Thiên Chúa"
Khi phân tích ngữ nghĩa của câu trong ngôn
ngữ, người ta nhận thấy có nhiều câu
đúng ngữ pháp nhưng ngữ nghĩa lại không rõ
ràng. Nhà ngôn ngữ gọi chúng là câu mơ
hồ nghĩa (arbitrary). Thí dụ câu "Ông lão nhìn
đứa trẻ với cái kính hiển vi".
Câu này có hai nghĩa. 1. Ông lão với cái
kính hiển vi nhìn đức trẻ (cái
kính của ông lão). 2. Ông lão nhìn đức trẻ mà nó
đang có cái kính (cái kính của đứa trẻ).
Trong các phiên toà xét xử,
thẩm phán hay luật sư bào chữa không
được hỏi những câu mơ hồ như
thế. Đai loại như "Anh không còn đánh
vợ nữa phải không?". Trả lời còn thì rõ tội rồi. Còn trả lời không, nghĩa là trước
đây có. Như vậy cũng không thoát
tội.
Hôm nay, bọn Pharisêu đưa
Đức Giêsu vào một tình cảnh nữa sống
nữa chết như vậy. "Có được
phép trả thuế cho Xeda không?". Trả lời không là chống đế quốc
Lamã. Còn nói có thì ủng hộ ngoại bang, là
đồ phản quốc. Thế nhưng,
đâu đơn giản mà Đức Giêsu mắc lừa
họ. Ngài đã trả lời họ
bằng một câu không còn có thể bắt bẻ vào đâu
được. Cái gì cũa Thiên Chúa
trả cho Thiên Chúa, của Xeda trả cho Xeda. Và qua cơ hội này, Ngài lưu ý cho mọi
người một bài học. Mọi
người đều phải có trách nhiệm với Thiên
Chúa và với xã hội mà mình sinh sống.
Là một Kitô hữu, chúng ta có
bổn phận với Thiên Chúa, với Giáo Hội là lẽ
đương nhiên. Vì ngang qua Giáo hội ta
hưởng ân huệ của Thiên Chúa. Chúng ta phục vụ cho Giáo Hội vì chúng ta
thừa biết điều đó có lợi cho chúng ta.
Đó không chỉ là một bổn phận mà
còn là một quyền lợi. Quyền cai
quản của chức tư tế cộng đồng mà
ta nhận lãnh khi chịu phép Rửa Tội. Đây
là một suy nghĩ trưởng thành của một
người có trình độ.
Tuy vậy, số những người am
tường đạo lý ấy vần còn quá ít trong Giáo
hội. Tình trạng cha chung không ai khóc
vẫn nhan nhãn mỗi ngày. Việc của Giáo
Hội ư? Đã có hàng Giáo sĩ lo.
Đâu phải trách nhiệm của tôi? Nếu có đóng góp thì kêu ca phàn nàn, tìm cách thoái
thác. Không tránh được thì xem
như việc đại từ thiện, rộng rãi, hy
sinh vô bờ bến. Để rồi bắt
người khác phải nhớ ơn, lưu dấu,
phục vụ, trả lễ theo
điều kiện này kia của mình. Hành
động như thế quả thật không sinh ít lợi
mà còn mắc thêm tội kêu ngạo. Bạn thật
không hiểu rằng: Giáo Hội là Mẹ. Chúng ta múc lấy
sinh lực từ Mẹ để lớn lên. Vậy thì
hỗ trợ xây dựng Giáo hội là lẽ công bằng
trước khi đó là hành vi bác ái.
Điểm thứ hai mà chúng ta
cần phải quan tâm cho thấu đáo là trách nhiệm
của một người công dân đối với
đất nước, dân tộc mình. Từ
"thuế" ở câu nói của người Pharisêu
không đơn thuần là nộp thuế mà còn là bổn
phận xây dựng xã hội, bảo vệ hoà bình, tuân thủ luật pháp. Ngoài
những vị trí và những vai trò khác nhau của một
cá nhân chúng ta không loại bỏ bổn phận là công dân
của một đất nước, là thành viên của một
cộng đồng dân tộc. Nếu loại bỏ
hai yếu tố ấy ra khỏi một con người
thì chúng ta tự tách mình ra khỏi cộng đồng con
người. Do vậy, bản thân ta luôn gắn liền
với sự thịnh, suy của dân tộc mình. Theo đó
Giáo hội không cấm đóan con cái mình tham gia vào các
hoạt động chính trị, xã hội. Nếu không nói
là ủng hộ con cái mình trong tinh thần chân lý và sự
thật tích cực dấn thân đề nhờ đời
sống tốt đạo của mình mà góp phần cải
biến xã hội, thánh hoá thế trần, đưa
mọi người trở về Ánh Sáng chân thật. Chẳng phải đường hướng
của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là
"Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc" đó sao?
Chính Đức Giêsu đã làm gương
mẫu cho chúng ta về vấn đề này. Cha
mẹ Ngài theo lệnh vua mà trở về quê khai nhân
khẩu (Lc 2,3-5). Ngài đã bảo Phêrô
đi đóng thuế cho hai người (Mt 17,24-27).
Theo gương Đức Giesu Giáo hội đã làm biết
bao những việc để phát trển nhân sinh và con
người.
Nói khác hơn, cả hai trách
nhiệm trên đều đáng trân trọng và cần
được duy trì. Hơn ai hết,
Kitô hữu phải ý thức vấn đề này một
cách sâu sắc hơn. Tuy nhiên để
dung hoà được cả hai đòi hỏi chúng ta
cần có sự khôn ngoan của Thánh Thần để trong
hoạt động ta có được nhũng kết quả
khả quan nhất.
|