Chứng tá
Truyền giáo
là nhiệm vụ của mọi Kitô hữu. Đây là
điều công đồng Vaticanô II nhắc đi nhắc
lại nhiều lần: việc rao giảng Tin Mừng là
bổn phận chính yếu. Bổn phận căn bản
của Giáo hội và mỗi Kitô hữu. Công
đồng đã làm nổi bật vấn đề
truyền giáo và đã định nghĩa Giáo hội là Giáo
hội truyền giáo và coi việc truyền giáo là nghĩa
vụ tông đồ của mỗi Kitô hữu. Theo công đồng, không một tín hữu nào
đáng gọi là tín hữu mà có thể khước từ
nhiệm vụ truyền giáo. Việc
truyền giáo không thể là một việc tùy sở thích,
nhưng mỗi tín hữu phải coi đây là vấn
đề sống đạo, vấn đề sinh tồn
của Giáo hội và là trách nhiệm của chính mình.
Đối
với người giáo dân, qua sắc lệnh về tông
đồ giáo dân. Công đồng còn cho thấy vai trò
quan trọng của người giáo dân trong việc
truyền giáo, vai trò là men, là muối, là ánh sáng, là chứng
nhân giữa đời. Bởi vì giáo sĩ không thể
sống chân bùn tay lấm nơi đồng ruộng
với những nông dân; giáo sĩ không thể gồng gánh
theo chân những người buôn bán đi vào đầu
đường xó chợ; giáo sĩ không thể đầu
tắt mặt tối làm việc trong những cơ
xưởng, nhà máy, công trường… nhưng chính những
giáo dân nhà nông, những giáo dân buôn bán, những giáo dân công
nhân, có nhiệm vụ đem Chúa đến cho anh em mình
nơi đồng ruộng, chợ búa, xí nghiệp, nhà máy,
nghĩa là những nơi mà giáo sĩ không thể có mặt
và không thể đi đến, thì giáo dân sẽ đóng vai
trò chủ chốt và chủ động. Bởi
đó, không những giáo dân đóng vai trò yểm trợ cho
giáo sĩ mà còn đóng vai trò chính yếu, thay thế cho giáo
sĩ trong những nơi hay những hoàn cảnh đó.
Như vậy
cách truyền giáo tốt nhất và có hiệu quả
nhất là đời sống gương mẫu,
đời sống Công giáo đích thực, nhất là
đời sống thể hiện tình yêu thương
của chúng ta. Nếu chúng ta sống
thực sự yêu thương thì không ai đánh giá sai
lầm về đạo, khi chúng ta chứng minh tình yêu
bằng đời sống tốt thì chúng ta thực sự
trở nên những bạn tốt, những công nhân
gương mẫu trong nhà máy, những công nhân gương
mẫu ngoài công trường. Tóm lại, chúng ta hãy
nắm lấy những cơ hội đi lại đây
đó, khi thi hành công tác, khi làm ăn sản xuất, khi xê
dịch thăm viếng… để nói hay làm chứng
về Chúa qua lời nói, thái độ và cách đối
xử đầy tình yêu thương của chúng ta.
Mẹ Têrêxa Cancutta đã
định nghĩa về một nhà truyền giáo như
sau: đó là “một tín hữu Kitô say mê Chúa Giêsu đến
độ không có một ước muốn nào khác hơn là
làm cho mọi người nhận biết và yêu mến
Ngài”. Mẹ Têrêxa không chỉ làm cho người ta biết
và yêu mến Chúa Giêsu bằng những lời nói suông,
nhưng Mẹ nói về Chúa Giêsu, Mẹ tỏ bày
gương mặt của Chúa Giêsu bằng chính cuộc
sống yêu thương phục vụ của Mẹ. Do
đó, truyền giáo thiết yếu đối với
Mẹ Têrêxa là dùng cả cuộc sống của mình
để làm cho người ta biết và yêu mến Chúa
Giêsu, truyền giáo không chỉ là rao giảng một giáo lý
mà thiết yếu là chia sẻ một cuộc sống yêu
thương.
Có người đã kể
lại lý do và động lực thúc đẩy ông theo đạo như sau: “Tôi đau rất nặng, người ta đưa
tôi vào bệnh viện, không ai chăm sóc tôi cả ngoài
một chị y tá, chị tỏ ra rất tốt và
tận tình giúp đỡ tôi. Một đêm kia, trời
đã rất khuya, tôi thấy chị quỳ gối im
lặng trong phòng, tôi hỏi: “Chị quỳ làm gì thế?”. Chị trả lời: “Tôi cầu
nguyện cho ông”. Chỉ mấy tiếng đó thôi
đủ làm cho tôi bấy lâu không biết Chúa, bây giờ
được biết Chúa, tôi thấy Chúa nơi
người chị y tá ấy. Giữa những đau
khổ thể xác và tinh thần, nhờ sự săn sóc
đầy tình người và những lời cầu
nguyện đầy yêu thương của chị y tá
ấy, tôi đã gặp Chúa”.
Câu chuyện trên cho chúng ta
thấy gương sáng và tình yêu thương là bằng
chứng cho người ta nhận ra Thiên Chúa. Có nhiều
người không bao giờ thấy chúng ta cầu nguyện
sốt sắng ở nhà thờ, vì họ có đạo
đâu mà đến nhà thờ, nhưng họ thấy cách
chúng ta biểu lộ tình thương với họ hay
với những người chung quanh mà họ nhận ra
Thiên Chúa của tình yêu. Nếu chúng ta sống
thực sự yêu thương thì không ai đánh giá sai
lầm về đạo Chúa, khi chúng ta chứng minh tình yêu
bằng đời sống tốt thì chúng ta thực sự
trở nên những người bạn tốt của nhau.
Trong thư mục vụ năm
2003 của các giám mục Việt Nam, số 10 cũng nói
đến cách truyền giáo này: cầu nguyện cho
việc truyền giáo là việc quan trọng hàng
đầu, việc truyền giáo phải đặt
nền tảng trên lời cầu nguyện: cá nhân, gia
đình, cộng đoàn, giáo xứ. Trước khi rao
giảng bằng lời nói, hãy rao giảng bằng
đời sống, chúng ta hãy nêu gương về
đời sống hiệp nhất yêu thương, không có
lời rao giảng nào có sức thuyết phục bằng
sự hiệp nhất yêu thương trong gia đình, xóm
làng, trong giáo xứ, trong giáo phận, như lời Chúa phán:
“Chính nơi điều này mà mọi người sẽ
biết anh em là môn đệ của Thầy, ấy là
nếu anh em thương yêu nhau”.
Tóm lại,
ngày thế giới truyền giáo hôm nay nhắc nhở chúng
ta hãy luôn ý thức về sự quan trọng của
việc truyền giáo và nhắc nhở chúng ta hãy góp
phần mình vào công cuộc truyền giáo của Giáo hội
bằng việc cầu nguyện và bằng đời
sống tốt đẹp của chúng ta.
|