Hãy
đến dự
tiệc cưới
– Charles E. Miller.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho
Tàng’)
Có vẻ như Chúa Giêsu không bao giờ từ chối
một cuộc mời ăn tối, không có vấn
đề người chủ đó là ai hay ai sẽ là
những thực khách ở đó. Vào thời ấy,
Người đã bị không ít phiền phức với
những người công chính đương thời,
họ bị sốc “khi Chúa tiếp đón những
người tội lỗi và ăn
uống với họ”. Có thể Chúa Giêsu chấp nhận
cuộc mời ăn tối bởi vì Chúa là một
người rao giảng lưu động, rày đây mai
đó như chính Người đã thú nhận là nhiều
lần, Người đã không có ngay cả một cục
đá để tựa đầu nữa. Người
sẵn sàng sự phần vào một bữa ăn
ngon.
Sâu xa hơn là Chúa Giêsu Giêsu đã nhìn thấy bữa
ăn trong kinh nghiệm của con người nhân loại
là một biểu tưởng sự hiệp nhất chúng
ta với Người và Cha Người trên thiên đàng,
chúng ta sẽ trở nên một nhờ Chúa Thánh Thần,
sự liên kết tình yêu. Đó là lý do vì sao người ám
chỉ Nước Trời giống như một bữa
tiệc cưới. Niềm vui và tình bạn bè,
ngày lễ và tiệc mừng là những đặc tính
của một bữa tối long trọng dành cho đôi
bạn mới nối kết với nhau bằng sợi dây
hôn nhân, là một hình ảnh không bao giờ tàn úa của
những điều kỳ thú nơi Thiên đàng.
Vì sao những thực khách
được mời trong dụ ngôn lại từ
chối lời mời đến dự tiệc, một
lời mời của một bậc vị vọng như
là một vị vua?
Dụ ngôn muốn ám chỉ đến những
người chống đối Chúa Giêsu, những
người đã bị sốc khi thấy Người
thân mật với những người thu
thuế và những người tôi lỗi. Trong
sự tự kiêu giả dối của họ, họ không
muốn Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc của
họ chút nào. Thật ra họ đang âm
mưu giết Người và khi đứng dưới
chân thập giá chỉ để cười nhạo
Người.
Một số ít biết tình yêu của Chúa Giêsu
rất lớn lao, Người đã
chết vì họ cũng như Người đã chết
vì mẹ Người và các môn đệ của
Người. Chúa Giêsu giang rộng đôi tay
trên thánh giá là để tiếp đón hết thảy
mọi người sẽ đến với Người
trong đức tin và sự khiêm nhường. Thật ra, trên thánh giá mọi sự đã
được biểu hiện bằng bữa tiệc
cưới đã viên mãn.
Thánh giá cũng có nghĩa là sự
giảng hoà của chúng ta với Thiên Chúa. Một cách nào đó thì nòi
giống nhân loại giống như một người
vợ bỏ chồng mà đi theo trai
vậy, cô ta đã quên đi tình yêu thuở ban đầu mà
họ đã cùng sống với nhau. Ly dị
đã củng cố sự cách biệt. Chúa Giêsu đã
can thiệp vào hoàn cảnh đáng buồn của chúng ta. Người được Cha Người sai
đến để tìm lại cô dâu của mình.
Bằng cái chết, Chúa Giêsu đã xé đi cái quyết
định ly dị và bằng chính Máu của Mình, Chúa Giêsu
đã viết và ký tên một bản hôn ước mới
xác thực và vĩnh cửu, giao ước đã
được đóng dấu sự hợp nhất
của hôn nhân giữa Thiên Chúa và dân Người (hình
ảnh minh hoạ này của tiên tri Hôsê, ngài đã trình bày
Thiên Chúa như người chồng và dân Người
như người vợ).
Giao ước hôn nhân mới và vĩnh cửu này
được cử hành trong một bữa tiệc
cưới cao cả, đó là hy tế Thánh Thể. Bữa
tiệc cưới được cử hành một
lần duy nhất, ngay lập tức sau khi cuộc hôn nhân
vừa diễn ra. Nhưng sự hợp
nhất của chúng ta với Thiên Chúa cũng quan trọng
như vậy mỗi khi chúng ta đến nhà thờ tham
dự thánh lễ. Chúng ta hiện
diện nơi đây là vì chúng ta chấp nhận chứ
không loại bỏ lời mời của Thiên Chúa.
Đừng để cho chúng ta
bị sai lầm. Chúng ta hiểu rằng trong khi tìm kiếm tình yêu và
hạnh phúc là chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa. Trong lúc
cử hành hy tế Thánh Thể, chúng ta sẽ vui mừng và
sung sướng vì Chúa Giêsu đã cứu độ chúng ta,
rằng Người đã đến để dắt
chúng ta đến với Cha Người. Khi
thời gian chúng ta ở trên thế gian này chấm dứt,
Chúa Giêsu sẽ dẫn chúng ta đến sống nơi nhà
của Cha Người cho đến muôn đời.
Ở đó chúng ta sẽ tiếp tục bữa tiệc
cưới vĩ đại, bữa
tiệc đời đời cho tình yêu hợp nhất
của chúng ta với Thiên Chúa trên Nước trời. (Có vẻ tốt hơn khi dùng hình thức của
Phúc âm, từ khi nhiều nhà thông thái nói rằng câu
chuyện người không có trang phục áo cưới là
một dụ ngôn riêng biệt).
|