Dụ ngôn
tiệc cưới và áo cưới
VÀI ĐIỂM CHÚ
GIẢI:
1. Từ những khách mời “không xứng đáng…
đến gặp ai cũng mời”:
Trước sự phẫn nộ của đối
phương, còn dân chúng lại hồ hở chào mừng
Người bằng những lời tung
hô "vạn tuế, Đức Giêsu đã tiến vào thành
Giêrusalem trong tư cách Messia. Khi giảng
dạy ở trong Đền Thờ, Người
thường bị các thượng tế và kỳ mục
trong dân hạch sách. Rõ ràng là họ tới có ý chất
vấn Người đã lấy quyền nào mà nói và hành
động như vậy: "ông lấy quyền nào mà làm
các điều ấy. Ai đã cho ông quyền ấy” (21,23). Nhưng Đức Giêsu đã từ
chối trả lời họ, bao lâu mà chính họ vẫn
lẩn tránh câu Người hỏi họ: "Phép Rửa
của Gioan do đâu mà có. Do Trời hay do người ta (21,24). Trong bối cảnh gay cấn như
vậy, mà ba dụ ngôn về xét xử Chúa dùng để
nói với họ như một lời cảnh giác mạnh
mẽ và cuối cùng, được đặt vào:
Dụ ngôn hai người con đực sai đi làm
vườn nho (Phúc âm Chúa nhật 26).
Dụ ngôn những ta điền sát nhân ( Phúc Am Chúa nhật tuần rồi ).
Dụ ngôn tiệc cưới (Phúc
âm Chúa nhât 28 này).
Đọc bản văn dụ ngôn những khách
mời dự tiệc như được viết trong
Phúc âm Matthêu, chúng ta có thể nhận thấy ngay những
lời giáo huấn của Chúa được các cộng
đồng tín hữu gìn giừ và nghiền gẫm, đã
phải trải qua quá trình truyền đạt và thích nghi
cho tới khi được các thánh sử soạn thảo
thành văn nhất định. Chắc hẳn trong nội
dung lời giáo huấn của Chúa, thì dụ ngôn này, theo như
diễn ý của J.Jérémias, có nghĩa như "một
sự bênh vực và biện minh" cho Phúc âm.
Th. Matura giải thích: "Những người
đạo đức (các Pharisiêu), những nhà "thần
học (các kinh sư), những người lãnh đạo
tôn giáo của dân (các tư tế) dù không đón nhận Tin
Mừng Nước Trời Chúa Giêsu loan báo, mà theo nguyên tắc là có ý dành cho họ
trước tiên. Trái lời dân chúng và nhiều người
sống bên lề (các người thu thuế, "tội
lỗi), những người bị những kẻ thông
trị loại bỏ thì lại tỏ ra sốt sắng lắng
nghe lời Chúa kêu gọi và vui lòng đi theo Người (Lc
15,1-2), khiến cho giới có đầu
óc khó chịu và buông lời chỉ trích. Dụ
ngôn những khách mời dự tiệc cưới là câu
trả lời cho thái độ giả hình này. "Chính các ông cũng giống như những
người khách được mời này mà lại
chối từ. Các ông cho đó
chướng mắt, vì tôi được các người
vốn bị cáo ông khinh bỉ, quây quần bên tôi: chính các
ông mới là những người đã không thèn đếm
xỉa tới, đã từ chối và các ông còn điểu
này: không phải những người công chính mà là những
người tội lỗi mới cần cứu
độ!”
Điểm hóc búa của dụ ngôn Chúa kể,
quả là gay cấn phải chứng tỏ và đúng, cách
người cư xử với những người
tội lỗi và lên án thói giả hình
của giới lãnh đạo. Đức Giêsu đã
biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với
những người bé nhỏ, đồng thời
người cũng tố cáo những kẻ từ
chối lời mời gọi của Phúc Âm, và như
thế bị loại khỏi bàn tiệc Nước
Trời mà Người đến khai trương"
(Assemblées du Seigneur" số 59, trang 18-19).
Khi đem nội dung trên vào Phúc âm của mình
để trình bày cho cộng đồng tín hữu của
ngài là những người gốc Do Thái giáo, thánh sử
Matthêu khác với tác giả Luca, có sửa đổi
nhiều chi tiết làm thay đổi ý nghĩa ban
đầu của dụ ngôn này để hướng
tới một ý nghĩa ẩn dụ (mỗi chi tiết
đều mang một ý nghĩa).
2. “Người kia” trong dụ ngôn ban đầu,
trở thành “một ông vua kia mở tiệc cưới cho
con mình”.
Cl. Tassin gợi nhớ lại: Cựu ước
đã hứa hẹn sự hiệp nhất phu thê giữa
Thiên Chúa và dân Người và Phúc âm đã trình bày Chúa Giêsu
như vị Tân lang của những đám cưới
được trông đợi này (x. Mt 9,15). Thế nên thánh
Matthêu cung cấp ngay cho ta những chìa khoá cần thiết
giúp cho việc đọc "("Phúc âm thánh Matthêu ”, NXB Centurion, trang 230).
+ Cũng vậy, người đầy tớ duy
nhất trong Phúc âm Luca được tăng lên thành
nhiều loại: các câu 3.4.8.13.
+ Và không những, các người đầy tớ
này bị người ta hắt hủi, mà còn bị xỉ
nhục và giết chết các (câu 6 và 7) như trong dụ
ngôn những tá điền sát nhân. Và cũng
như trong dụ ngôn này, sự trừng hạt không
muộn màng. Th. Matutura chú giải: Đức Giêsu
khiển trách những người lãnh đạo tôn giáo,
thì họ hăng hăng chối từ sứ mệnh
của người... Việc đưa xen vào dụ ngôn,
hai câu 6 và 7 càng làm rõ nét phương diện này, bởi thì
rõ ràng là đối với thánh Matthêu, những khách mời
thoái thác kia, chính là những người Do thái không tin. Cách
họ đối xử với các người
được sai đến (các ngôn sứ bị chúng
giết 3,32-36) lôi kéo sự trừng
phạt đến cho họ: ám chỉ qúa rõ ràng việc
thành Giêrusalem bị tàn phá" (O.C. trang 20-21).
+ Không trì hoãn, vua liền sai những sứ giả
khác "đi ra các ngã đường", gặp ai
cũng mời hết vào tiệc cưới.
+ Các đầy tớ thi hành lệnh ngay, gặp
ai"bất luận tốt xấu cũng tập hợp
lại. Th. Matura nhận định: "Cách diễn
tả này chứng tỏ rằng: Thiên Chúa yêu thương
hết mọi người, Người lựa chọn mà
không đòi hỏi, nhưng chỉ vì lòng thương xót (Mt
6, 45). Giống như những dụ ngôn
cỏ lùng và chiếc lưới, nó cũng mô tả tình
trạng của cộng đồng tín hữu thời thánh
Matthêu, lúc đó không phải mọi người đều
thánh thiện cả. Sau cùng lời
diễn tả ấy chuẩn bị cho câu chuyện về
người xâm nhập phòng tiệc bị loại ra"
(O.C. trang 23).
3. Từ việc được mời… đến
việc tham dự tiệc cưới:
“Phòng tiệc cưới lúc này
đã đầy thực khách". Theo tập tục Đông
phương cổ, người chủ tiệc không
ngồi bàn ăn với các thực khách,
nhưng ông đi lại chuyện trò, thăm hỏi
họ. Chi tiết hơi lạ là gia nhân ra các
nẻo đường, gặp ai bất luận tốt
xâu, cũng tập hợp cả lại vào phòng tiệc, thì
những người ấy đâu có thời giờ mà thay
đồ. Thế nên mới có câu
chuyện về áo cưới. Đang khi tất
cả phần thứ nhất của dụ ngôn này nói cho
những người chống đối Phúc âm, thì phần
kết của dụ ngôn lại nhắm nhóm người
vốn cho mình vẫn sống theo Phúc âm
đó là cộng đồng các môn đệ Đức
Giêsu. Th. Matura giải thích: "Họ phải cảnh giác
đối với ý nghĩ cho rằng chỉ cần
được gọi và đáp lại Tin Mừng là
bảo đảm được rỗi linh hồn. Không
cần phải tuyên xưng danh Đức Kitô, tham gia vào
cộng đồng của người (tức là chịu
phép Rửa dể được vào phòng tiệc), còn
phải chu toàn các công việc mà đức công chính mới
đòi hỏi (Mt 7,21). Nếu
không dù là đã được nhận vào phòng tiệc
rồi, người ta vẫn có nguy cơ bị nén ra ngoài
bị loại trừ vĩnh viễn khỏi Nước
Trời" (O.C. trang 25).
Bởi vậy Giáo Hội không thay
thế Israel, vì lịch sử
dân tộc này vẫn trước sau như một. Phần các tín
hữu, nên biết lượng sức mình yếu
đuối giòn mỏng và vẫn chưa đáp trả
đủ tình yêu Thiên Chúa của Đức G'iêsu Kitô dành cho
mình, chứ đừng vội thấy người khác
bị Chúa trừng phạt mà vui mừng.
BÀI ĐỌC THÊM:
“Một Giáo Hội mời gọi
hết mọi người” (Giám mục L. Daloz trong "Le Règne des cieux s'est
approché", Desclée de Brouwer, trang 301-302).
"Thế chỗ cho dân tộc
được kêu gọi trước nhất, những
kẻ được mời gọi ở đây, chính là
những lớp người của mọi dân tộc,
họ ở trên các công trường, tại những ngã ba,
ngã tư đường. Không còn nữa những chiếc ghế
được dành riêng cho ai: "Gặp ai cũng mời
hết vào tiệc cưới!".
Vấn đề được xét đến không
phải là dân Do thái là một dân như thế, mà là thái
độ tự mãn, và chối từ, sự không chú ý
lắng nghe lời mời gọi của Chúa: "Họ
không thèm đếm xỉa tới lại bỏ đi:
Kẻ thì đi thăm trại, người thì đi
buôn". Thái độ đó vẫn xảy ra
hôm nay, bất cứ lúc nào. Người ta cố
gắng và cho là điều quá tự nhiên khi xếp
đặt các giờ phút gặp gỡ với Chúa, các
việc đạo đức của đời sống
Kitô hữu, việc cầu nguyện... vào những giờ
phút thừa thải, những ngày giờ chẳng còn công
chuyện gì để làm, sau giờ lao động, sau
những công việc thường ngày, cả sau khi đã
vui chơi nữa, sớm muộn, còn đâu thì giờ
rảnh rỗi nữa. Người ta bắt đầu
trở nên bê bối, rồi tìm cớ chữa lỗi cho
mình rằng: "Làm việc cũng là cầu nguyện
rồi...". Dần dần mỗi ngày
một chút, người ta không còn cầu nguyện, tham
dự các bí tích, các buổi hội họp và việc
huấn luyện nữa, viện cớ rằng: "Tôi
không còn thì giờ để cầu nguyện nữa...". Đôi khi thái độ từ chối
tiếp nhận Đức Giêsu, từ chối đáp
lại tiếng gọi của Chúa là do không biết
hoặc thù địch với Người. Đức
Giêsu gây phiền hà, là chướng ngại. Thế là chống đối, là bách hại.
Không cứ gì một dân tộc mới làm thế, mà mọi
người đều có khả năng làm như vậy,
và chúng ta đều là thành phần của nhân loại này!
Nhưng tiệc cưới không thể bị ế. Thiên
Chua vẫn mời gọi không ngừng: "Các đầy
tớ ấy liền đi ra các nẻo đường,
gặp ai, bất luận tốt xấu, cũng tập
hợp cả lại". Tiếng Chúa kêu
gọi dành cho hết mọi người; Người
ngỏ lời với những người lương
thiện cũng như kẻ bất lương, với người
công chính cũng như kẻ tội lỗi đặc
biệt là những người tội lỗi? Điều đó giúp ta nhìn rõ Giáo Hội vốn
quy tụ mọi người.
Giáo Hội nhất định không phải là nơi
tập hợp những "người thập toàn",
là tổ chức gồm những người không có gì
đáng chê trách cả. đôi khi chúng ta
quan niệm Giáo Hội là thành phần ưu tuyển, có
cảm giác rằng Giáo Hội phải loại trừ ra
khỏi lòng mình tất cả nhưng ai không sống theo
Phúc âm. Phải chăng đã đến lúc tôi sẽ là
người đầu tiên phải bỏ đi ý nghĩ
lầm lạc ấy?... Đúng là Giáo
Hội đón nhận khá rộng rãi và điều đó
không làm thoả mãn những ai muốn Giáo hội tạo cho
mình một hình ảnh không tì vết! Liệu
Giáo giội đưa ra một hình ảnh như thế có
tốt không? Đó chẳng phải là con
đường mở ra cho lối sống giả hình
như đối với những người Pharisiêu sao?
Phần cuối dụ ngôn nói đến một sự
lựa lọc phải diễn ra, nhưng là vào giờ phút
chót khi "vua tiến vào quan sát khách dự tiệc".
Đấy cũng là điều mà hai dụ ngôn cỏ lùng
và chiếc lưới đều nói lên: "Đến
ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy.
Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ
xấu ra khỏi hàng ngũ người
công chính... " (13,49). Ai muốn vào
dự tiệc Nước Trời, phải mặc y
phục lễ cưới: "Này bạn, làm sao bạn vào
đây mà lại không có y phục lễ cưới”.
Rồi vua truyền quăng nó ra chỗ tối tăm bên
ngoài: ở đó người ta sẽ phải khóc lóc
nghiến răng". Vào dự tiệc Nước
Trời không tuỳ thuộc nòi giống, hay là người
của một dân tộc, nhưng căn cứ vào sự
trở lại, thay đổi đời sống, những
việc lành phúc đức... Khi nhận chiếc áo
trắng trong lễ nghi Rửa tội, chúng ta đã
được mời gọi "giữ cho tinh tuyền
phẩm giá người con Chúa". Y phục của dân
mới, y phục lễ cưới, chính
là Đức Kitô mà chúng ta đã "mặc lấy", là
phẩm cách người Kitô hữu, là ân sủng Chúa trao ban.
Sống sao cho xứng đáng với những
gì ta đã lãnh nhận, đó chính là một lời mời
gọi.
|