Áo cưới
– Achille Degeest.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Dụ ngôn tiệc cưới theo
như Matthêu viết gồm có hai phần
tách biệt rõ ràng. Phần thứ
nhất kể viêc thay thế
những khách không đến bằng những người nghèo. Phần thứ nhì không
liên lạc được với phần thứ nhất, nên có thể tự
hỏi có phải nó dùng
kết luận một dụ ngôn khác thánh
Matthêu tường thuật chăng? Phần ấy thuật lại việc mỗi người dự tiệc bất kính. Việc thay cho kẻ
được mời
bằng những người gặp ngoài đường báo trước việc các dân ngoại được vào vương quốc của Đấng Thiên sai thế
chỗ dân Do thái đã bị
các ký lục
của họ lôi kéo về
những viễn tượng khác nên đã không
chịu vào. Các bài đọc của những Chúa nhật vừa rồi đã bàn đến
đề tài này. Chúng ta hãy dừng lại ở dụ ngôn tóm
tắt về người dự tiệc vô lễ.
Phong tục thời ấy coi như
thô lậu sỉ nhục việc vào dự một bữa tiệc cưới mà không mặc y phục xứng hợp. Trong dụ ngôn này
chúng ta gặp lại ý tưởng chuẩn bị và tỉnh
thức mà những ai chờ đợi vào Nước trời phải có, hãy nhớ
lại dụ ngôn 10 trinh nữ;
5 cô bị loại, 5 cô được nhận. Có lẽ truyện người dự tiệc bị loại thuộc một dụ ngôn không thuật
lại ở đây trong đó có
thể Chúa Giêsu đã nhấn
mạnh đến sự cần thiết phải tự chuẩn bị để được nhận vào đoàn thể
các bạn hữu Thiên Chúa. Việc chuẩn bị ấy gồm hai khía cạnh:
một khía cạnh tiêu cực từ bỏ, một khía cạnh tích cực bác ái.
1) Từ
bỏ. Khi sửa soạn
mặc áo dự hội, người khởi đầu bằng việc tắm rửa sạch sẽ. Sự sạch sẽ cần thiết để vào Nước Thiên Chúa đòi hỏi
nỗ lực luân lý tẩy
rửa khỏi những gì làm dơ bẩn
tinh thần và tấm lòng.
Các tiên tri thường nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thanh tẩy tâm hồn
để được
đến gần Thiên Chúa. Các ngươi hãy tắm rửa,
hãy tự thanh tẩy, hãy cất những
hành động gian tà của
các ngươi khỏi mắt Ta, hãy thôi làm
điều dữ, hãy tìm kiếm
sự công chính, hãy cứu
giúp kẻ bị áp bức,
hãy bênh đỡ kẻ mồ côi, hãy
biện hộ cho người góa bụa (Is 1, 16-17). Ngày nay có một
bữa tiệc thiêng liêng tối
hậu, Lễ Tế Tạ Ơn. Phaolô viết cho tín hữu Cô-rin-tô
dạy: ai ăn và
uống bất xứng Mình và Máu Đức
Kitô, tức là ăn và
uống chính án phạt mình.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói với một
nhóm người hành hương ngày 9 tháng 6 năm 1971: “Phải có tâm hồn
trong sạch- phải tìm lại được ân sủng
bằng lòng thống hối và bằng bí
tích phục hồi nếu cần, trước khi đến nhận cái hôn của Đức
Kitô. Ngày nay có nhiều
người mưu định miễn cho tín hữu
việc chuẩn bị ấy. Nhưng họ có còn tin không,
những người
bỏ qua việc chuẩn bị ấy?”.
2) Bác
ái.
Một truyền thống bắt nguồn từ những thế kỷ đầu của GH, coi áo cưới
như biểu hiệu của đức bác ái. Đức bác ái bao gồm hai
động tác của tâm hồn,
hướng về Thiên Chúa và
hướng về người lân cận, cả hai tạo thành
một thực tại siêu nhiên duy nhất.
Người ta đã ví đức bác ái như
một tấm vải. Có những khung dệt đặt một loại chỉ theo
chiều ngang, một loại chỉ khác luồn theo chiều thẳng. Có đường canh và đường cửi của thợ dệt. Áo cưới cũng vậy, được dệt bằng hai chuyển động của tâm hồn, một dọc nghĩa là hướng
về Thiên Chúa, một ngang nghĩa là hướng về loài người.
Việc
se kết sống động và không ngừng nghỉ của hai chiều hướng tình yêu ấy dệt
nên tấm áo lễ hội
xứng hợp với tiệc Thiên Chúa. Về điểm này không ai có
thể viện cớ túng thiếu
như cách một người nghèo có thể
phân trần không có một
bộ áo đẹp. Áo bác ái đòi buộc
hết mọi Kitô hữu đều có bổn phận và khả năng
dệt nên áo ấy.
|