BÀI LỜI CHÚA 151
ĐỨC
MARIA
LÀ MẸ THẬT CỦA CẢ NHÂN LOẠI
Trích Tin
Mừng Thánh Gioan ch.19.25-27
25 Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân
mẫu Ngài, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông
Cơ-lô-pát, cùng với cô Ma-ri-a Mác-đa-la.
26 Khi thấy thân mẫu và
môn đệ mình thương mến đứng bên
cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng:
"Thưa Bà, đây là con của Bà."
27 Rồi Ngài nói với môn
đệ: "Đây là mẹ của anh."
Kể
từ giờ đó, người môn đệ rước
bà về nhà mình.
* Đó là lời
Chúa -
Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa !
Suy niệm lời Chúa
Ngày mùng 1 tháng
Giêng hàng năm, Giáo Hội mừng kính Lễ Đức
Maria, Mẹ Thiên Chúa. Là Mẹ của Thiên Chúa nên Đức Maria cũng
là Mẹ của chúng ta.
Vì sao Đức Mẹ Maria được là Mẹ
của Thiên Chúa ?
- Thưa : Vì Mẹ là Mẹ sinh ra
Chúa Giêsu, mà Chúa Giêsu là Thiên Chúa.
Vì sao Mẹ cũng là Mẹ của chúng ta ?
Thưa : Vì Chúa Giêsu đã phán
truyền như thế : "Thưa
Bà, đây là con của Bà."
Được
Mẹ Thiên Chúa làm Mẹ mình, chúng ta không cảm thấy
Người chỉ là Mẹ hờ, song nhận định : Mẹ Maria là Mẹ thật
của chúng ta ! Chúng ta sử dụng tính từ “thật” của
Tin Mừng Gioan, vì nó có nghĩa là đích thật, như
Chúa Giêsu thường nói :
“Thầy là cây nho thật, và
Cha Thầy là người trồng nho…” (Ga 15.1)
hay:
“…vì thịt Tôi là của ăn
thật, và máu Tôi là của uống thật.” (Ga 6.55)
Khi Chúa Giêsu tuyên bố : “…Thịt Tôi, máu Tôi là của
ăn và là của uống thật”, Ngài muốn nói rằng
Thịt và Máu của Ngài giữ đúng chức năng
nuôi sống thật sự, ai ăn thì có sự sống
đời đời cho nên không bao giờ còn chết
nữa, khác với Manna chỉ là thức ăn tạm
thời, ăn rồi sau đó người ta vẫn
phải chết.
Cũng vậy, khi nói “mẹ thật” là ta muốn
nói về một người mẹ thi hành đúng chức
năng của người mẹ. Có những
người mẹ đẻ chưa chắc là mẹ
thật, vì có khi bà giận ghét, đánh đập con cái,
ngoại tình, hay ruồng bỏ chồng con đi lấy
người khác…Vì thế cần phân biệt “mẹ đẻ” và “mẹ
thật ”.
Qua vài ví dụ nhỏ sau đây, chúng ta có thể
thấy Đức Maria là “Mẹ thật”, vì không những Mẹ
là người Mẹ thiêng liêng săn sóc phần hồn của
chúng ta, mà còn lo lắng ngay cả phần xác cho chúng ta
nữa. Có một thị nhân kia (người
được thấy Đức Mẹ hiện ra) kể
chuyện về Mẹ như sau : “Một
hôm Mẹ bảo ngày mai trời trở lạnh, các con
nhớ mặc áo ấm kẻo bị cảm.” Lần khác, một cô thị nhân mồ côi cha mẹ,
đã được Đức Mẹ hướng
dẫn, chỉ bảo những điều cần
thiết cho cuộc hôn nhân của cô. Từ
đó, Đức Mẹ được mệnh danh là
“Mẹ của cô dâu”.
Còn phần anh chị em cứ
thử nhớ lại trong đời mình, chẳng phải
đã bao lần được Đức Mẹ
thương cứu giúp không chỉ phần hồn mà
cả những việc phần xác nữa đấy ư
…
· Trên đây chúng ta nói : nhận
Đức Maria làm Mẹ thật của chúng ta là căn
cứ vào bằng chứng của Thánh Kinh, cách riêng
đoạn Tin Mừng Gioan trên đầu bài này. Nhưng
xin dừng ít phút để hiểu cho đúng về
đoạn Kinh Thánh này.
Khi đề cập đến đoạn
Kinh Thánh này, ta thường nghe nói vào những giây phút
cuối cùng hấp hối trên thập giá, “Chúa trối
Đức Mẹ lại cho thánh Gioan”. Nhưng sự
thực không phải thế, vì nếu Chúa muốn trối
Mẹ già cho Gioan thì theo phong tục thời cổ đó,
Chúa phải nói với thánh Gioan trước : “Này là mẹ anh” (nhờ anh thay
tôi trông coi bà như mẹ của anh), nhưng trong
trường hợp đây Chúa lại nói với Mẹ
trước, như thế có nghĩa là việc trối
trăng Mẹ già cho môn đệ Gioan nuôi dưỡng không
phải là việc chính, mà việc chính là bảo Mẹ
mình làm Mẹ các con cái trần gian :"Thưa Bà, đây là con (cái) của Bà".
Ý nghĩa trọng đại của việc trối
trăng này là từ nay : Đức
Maria được Chúa Giêsu đặt làm Mẹ của
toàn thể nhân loại mà thánh Gioan đang đứng dưới
chân thập giá là người đại diện. Và
để làm nổi bật tính cách đại diện
ấy, Chúa chọn Gioan, một môn đệ, một
người không có liên hệ huyết thống với mình
- (đang khi Chúa có những anh em chị em họ hàng, xem Mt
13.55-56; Mc 6.3) - vì nếu chọn một người trong
họ hàng, thì người ta sẽ hiểu là một
việc trối trăng tư riêng trong gia đình.
·
Hơn
nữa, phải biết rằng lời nói của Chúa Giêsu đây
có tính cách một lời phán
truyền long trọng : “Hỡi Bà, này là con của Bà.”
Trước hết, qua cách xưng với Mẹ là “Bà”,
nhưng không được hiểu là lời dửng
dưng, lạnh nhạt với Mẹ
mình. Lúc ấy “Đức Giêsu nói với Mẹ không theo tư cách của một người làm
con bình thường, song theo tư cách Đấng Thiên
Sai, thi hành đại sự mà Cha trên trời đã giao phó
cho Ngài chu toàn.” (Đọc Tin Mừng theo
Yoan, tập VIII, tr.197). Trong Tin Mừng Nhất Lãm cũng
gặp thấy Chúa đối xử với tư cách như
thế với Mẹ mình : “Mẹ và anh em Ngài đến tìm
gặp Ngài… Đáp lại Ngài nói : “Ai là
Mẹ Ta và ai là anh em Ta?” Rồi nhìn các người ngồi
vòng quanh đang nghe Ngài giảng, và nói :”Này
là Mẹ Ta và anh em Ta : ai làm theo ý Thiên Chúa thì người
ấy là anh chị em và là Mẹ Ta.”(Mc 3.31-35)
Chúa Giêsu mang sứ mệnh cứu độ trọng
đại từ Thiên Chúa Cha, nên Ngài nhìn Mẹ không còn theo tình mẹ-con bình thường, song theo
kế hoạch của Chúa Cha, theo đó Mẹ là “Bà”
tức là Người Phụ Nữ được
tuyển chọn làm Đấng Trung Gian:
a) Nhưng tại
tiệc cưới Cana, khi
Đức Mẹ muốn can thiệp để xin Chúa
cứu giúp bữa tiệc cưới hết rượu, nhưng
Chúa đã nói với Mẹ : “Thưa Bà, chuyện đó can gì
đến Bà và tôi ? Giờ của tôi
chưa đến.” (Ga 2.4).
Ý nghĩa
cao sâu của câu Thánh Kinh Gioan 2.4 này phải nối với
câu Gioan 19.26 đây mới rõ nghĩa :
Khi Chúa nói
với Mẹ tại Cana câu đó, Chúa muốn bảo rằng
chưa đến thời đến buổi Chúa
được tôn vinh, sao Mẹ đã vội sớm
muốn thực hiện vai trò là Đấng Trung gian Môi
Giới cầu bầu cho nhân loại. Phải
đợi đến Giờ ấy đã. Khi nào ?
b) Lúc
ở dưới chân thập giá, khi ấy Ngài nói với
Mẹ : “Hỡi
Bà, này là con của Bà.” Chúa muốn bảo rằng : Bây giờ Giờ Con
được tôn vinh, đánh bại Satan, đền thay
tội lỗi nhân loại, và thành lập Hội Thánh đã
đến, vì vậy, từ nay Mẹ sẽ là Mẹ
của Hội Thánh, của nhân loại, Mẹ có thể thi
hành chức Trung gian Môi Giới cầu bầu, che chở,
cứu giúp cho các con của Mẹ.
Qua lời phán truyền đó, Chúa Giêsu
đã tạo thành một gia đình thiêng liêng dưới
chân thập giá. Đó là Hội Thánh mà
Thiên Chúa là Cha, Chúa Kitô là Anh cả, và Maria là Mẹ.
· Chưa hết, phải thấy trong giờ phút trọng
đại đó, Chúa Giêsu không chỉ đặt Mẹ mình
làm Mẹ nhân loại, mà còn công
bố một mầu nhiệm và mặc khải một
thực tại đã tiềm ẩn sẵn rồi :
Đó là Đức Maria đã là Mẹ Hội Thánh ngay từ
khi Mẹ nhận lời Thiên Thần truyền tin mà
thụ thai và sinh Chúa Giêsu : bởi vì Chúa Giêsu là Đầu
của Hội Thánh (Hội Thánh là chúng ta, những
người tin) và Hội Thánh là thân thể của Ngài :
29
“Vì những ai Thiên Chúa đã biết từ trước, thì
Người đã tiền định cho họ nên đồng
hình đồng dạng với Con của Người,
để Con của Người làm trưởng tử giữa
một đàn em đông đúc.”
(Rm 8,29)
22
“Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân
Đức Ki-tô và đặt Ngài làm đầu toàn thể Hội
Thánh 23 là thân thể Đức Ki-tô…” (Ep 1,22-23)
Làm Mẹ của Đầu (là Chúa Giêsu)
thì cũng là Mẹ của thân thể (là chúng ta) nữa.
Sự thật tiềm ẩn ấy, nay từ trên Thập
giá, Chúa Giêsu chỉ công bố và mặc khải ra rõ ràng minh
bạch cho toàn thể nhân loại được biết.
Thánh
Grignion de Montfort viết : “Chúa Giêsu là
đầu của nhân loại mà đã sinh ra bởi
Đức Trinh nữ Maria, thì lý đương nhiên các chi
thể - là các kẻ được tiền định - cũng
phải được sinh ra bởi Đức Mẹ.
Một người mẹ sinh đầu thì cũng sinh
cả các phần chi thể, nếu không thì đó là một
chuyện quái dị trong trật tự thiên nhiên...”.
Trong
cầu nguyện và suy gẫm, ta sẽ được Chúa
soi sáng để hiểu Mẹ là Mẹ thật của
chúng ta và của toàn thể nhân loại, và để
cảm nhận được tình Mẹ đối
với chúng ta tha thiết, gần gũi biết là
chừng nào, như đã có lần Mẹ thổ
lộ :
“Nếu các con biết
Mẹ yêu thương các con nhiều đến chừng
nào, các con sẽ khóc lên vì vui sướng.”
Tích
truyện
Ở Hànội, (Bắc việt), vào thập niên 1930-40,
có một gia đình Công giáo kia, hai vợ chồng sinh
được tất cả 5 người con, bốn trai
một gái, song 3 người trong số đó đã
chết hồi nhỏ. Người chồng là con trai
trưởng của một ông cụ làm nghề thầy
thuốc gia truyền khá tiếng tăm, (hồi ấy
gọi là cụ lang), nên đã
được cụ truyền nghề thuốc lại
cho. Ông cũng rất giỏi và mát tay, nhưng nhất là
ông có hoa tay, ngoài nghề làm thuốc, ông thường dùng
một kỹ thuật riêng để tái tạo (mô
phỏng hay làm giả) những bức tranh thủy mạc
danh tiếng của Trung hoa, mà những người Hoa
kiều thời đó ở Bắc Việt rất ưa
thích, nhờ đó, ông kiếm được rất
nhiều tiền, mỗi ngày mấy chục đồng
bạc Đông Dương hồi đó, thành ra gia đình
trở nên giàu có.
Có tiền thì sinh ra lắm bạn bè, ông thường
kéo bạn bè về nhà ăn uống, vui chơi, đánh
tổ tôm, đánh chắn… Bà vợ ông, xuất thân từ
thôn quê, nhưng thuộc một gia tộc vào hàng khá giả
và danh giá trong làng, là một người đàn bà hiền
thục, nhưng vì được hấp thụ một
nền giáo dục cổ truyền nề nếp, ngăn
nắp, chi li … nên rất cần kiệm, bên cạnh
một ông chồng hào hoa, phóng khoáng. Vì thế những
lần bạn bè đến ăn
uống vui chơi, bà thấy tốn kém nên thường
tỏ ra khó chịu… Biết thế nên các bạn ông rủ
ông đi ra ngoài…
Thế là
ăn chơi bên ngoài, đâm sa ngã.
Hồi ấy, cái thú ăn chơi của những
người khá giả là ngoài chuyện ăn cao lâu, la cà
nơi tửu quán, còn thường vào những “nhà cô
đầu” nghe hát ả đào. Ở đó, ông mê say
một cô đào, lấy cô làm vợ lẽ, ăn ở bao
bọc cô ấy, bỏ nhà, bỏ vợ con…Bao nhiêu tiền
ông đem cho vợ lẽ hết, ngay cả tiền
của cha mẹ là ông bà cụ lang, đến nỗi
cụ ông không chịu nổi, đành đăng báo
nhật trình “từ con”, để khỏi liên lụy vào
những chuyện nợ nần. Thế là người con
“phá gia chi tử” ấy đã làm gia đình khánh kiệt, nên
ông bà cụ lang và vợ con ông đành
phải dọn về một căn nhà nhỏ ở vùng
ngoại ô, sống cảnh nghèo khó túng thiếu….
Đang khi
ông vui thú nơi ăn chơi, thì vợ ông vẫn luôn
một mực thương chồng, không những không bao giờ
hận ghét chồng, mà còn vì lòng đạo, bà luôn ra
sức cầu nguyện cho chồng được ăn
năn trở lại, khỏi mất linh hồn.
Hằng ngày bà đi lễ nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế
gần đó, sau lễ lại chạy đến quì
trước bàn thờ Đức Mẹ Hằng Cúu Giúp khóc
lóc cầu xin…
Còn ở tại nhà, mỗi buổi kinh tối, bà và
cả gia đình làm “Tuần cửu nhật Đức
Mẹ Hằng Cứu Giúp” liên tiếp hết tuần này
lại bắt đầu tuần khác…để cầu xin cho
chồng ăn năn hối cải suốt trong 15 năm
trường…. Và cuối cùng Đức Mẹ đã
chấp nhận lời cầu xin và bao nhiêu nước
mắt bà đã đổ ra, nên đã chuyển cầu cùng
Chúa, và ông chồng đã được ơn ăn năn
trở lại, trở về xin lỗi vợ vì đã làm
khổ bà bấy lâu ! Và từ đó, ông chí thú làm việc
nuôi gia đình tử tế đàng hoàng… Rồi ít năm sau
đã được ơn chết lành.…
Nhưng có điều là khi ông trở về, ông
lại chất thêm một thánh giá mới cho vợ, là
đem về cho bà 3 đứa con riêng… Vì
để chồng được yên chuyện phần
rỗi, bà nén lòng nuốt đau chấp nhận nuôi chúng.
š Hết ›
|