Vườn
nho của Chúa
(Suy niệm
của John W. Martens - Văn Hào, SDB chuyển ngữ)
“Tôi những mong trái
tốt, mà sao vườn nho chỉ sinh nho dại” (Is 5,4).
Trong thơ
văn Kinh Thánh, vườn nho là biểu trưng cho
người được yêu. Ngôn sứ Isaia đã vay
mượn hình ảnh của một vườn nho
để hát một bài ca dâng tặng người yêu. Bài ca
đó miêu tả việc Thiên Chúa yêu thương săn sóc
dân của Ngài. Tuy nhiên cung điệu bài ca mau chóng
chuyển thành lời ca thán người được yêu,
như Isaia đã mô tả, vì vườn nho được
săn sóc ân cần, nhưng chỉ sinh ra nho dại.
Cuối cùng nó đã bị bỏ rơi và trở nên hoang
tàn. Đức Chúa phán “Ta sẽ chặt phá hàng dậu cho
vườn nên tan hoang. Ta sẽ đập đổ các
tường bao, cho vườn bị giày xéo. Ta sẽ
biến mảnh vườn thành đất hoang vu, không
tỉa cành nhổ cỏ, cho gai góc mọc um tùm, và ta sẽ
truyền lệnh cho mây đừng đổ mưa
xuống”.
Thế thì,
vườn nho sản sinh loại hoa trái nào? Isaia đã
viết rằng, loại giống nho tốt đã
được chọn lựa để gieo trồng,
nhưng nó chỉ cho ra nho dại. Hạn từ trong
tiếng Do Thái khi nói về nho dại, có một nguồn
gốc mang ý nghĩa “hư hỏng, hôi thối”. Câu văn
trong tiếng Hy lạp, nho dại còn mang chở thêm ý
nghĩa là “gai góc” như trong trình thuật của Isaia.
Như vậy vườn nho thay vì cho trái thơm trái
ngọt, nó chỉ cho trái hư thối hay chỉ sản
sinh gai góc. “Thiên Chúa kỳ vọng sự ngay chính, nhưng
Ngài chỉ thấy toàn là đổ máu. Ngài chờ
đợi sự chính trực, nhưng chỉ nghe tiếng
khóc than” (Is 5,7). Vườn nho này chẳng còn giá trị gì.
Tuy nhiên, những người thợ làm vườn có
thể cải tạo và vun xới cho vườn nho. Vì
thế, Isaia cũng nói về một viễn cảnh
tương lai khi vườn nho sẽ xanh tốt trở
lại, lúc mà “Giacóp sẽ bén rễ, Israel sẽ trổ nụ đơm
bông, và mặt đất sẽ đầy tràn hoa trái (Is
27,6).
Trong dụ ngôn
của bài Tin Mừng, Đức Giêsu trở lại
với vườn nho. Hình như vườn nho bây giờ
đang sản sinh những trái tốt, và ông chủ
chuẩn bị cho thu hoạch. Cho dù vấn đề nho
dại hay gai góc không còn được nói tới, nhưng
vườn nho lại nảy sinh một vấn đề
khác. Ông chủ giao phó vườn nho cho các tá điền
chăm sóc và đi xa. Khi mùa gặt đến, ông sai
những gia nhân đến gặp họ để thu gom
hoa lợi. Nhưng các tá điền bắt các đầy
tớ, đánh đập người này, ném đá
người khác, thậm chí còn giết chết họ.
Vườn nho ở đây là biểu trưng cho dân Israel, đang mang chở những hoa
trái tốt lành, như Isaia đã tiên báo. Đồng
thời, Đức Giêsu khai mở một viễn ảnh
rộng lớn hơn, đó là Nước Thiên Chúa đang
đến. Ông chủ vườn nho là chính Thiên Chúa, là
người yêu trong dụ ngôn của Isaia, nhưng có
những nhân vật mới xuất hiện so với
vườn nho trong cựu ước, đó là các tá
điền và những gia nhân của ông chủ.
Theo mạch
văn trong Mt 21,45, các tá điền là những
thượng tế và biệt phái, những người
đã không được ủy thác sứ mạng thu gom
hoa lợi khi mùa gặt đến. Họ không phải là
những cây nho đã sinh ra trái xấu, nhưng dụ ngôn
nói về họ như là những con người phản
bội ông chủ, không đem hoa lợi về cho ông
chủ khi ông sai phái những sứ giả đến
vườn nho. Những đầy tớ được
gửi tới là hình tượng ám chỉ các ngôn sứ
trong cựu ước, giống như Isaia, mà những bài
tình ca viết cho họ cũng chẳng làm sao lay
động được con tim của họ, giống
như tâm tưởng gian ác và chai lỳ của những tá
điền. Sau khi đã sai gửi những đầy
tớ, ông chủ gửi chính người con của mình
đến với họ và nghĩ rằng “Họ sẽ
kính trọng đứa con của ta”. Nhưng trớ trêu
thay, các tá điền đã quyết định giết
luôn anh ta để tiếm quyền sở hữu gia tài. Thế
rồi Chúa Giêsu đưa ra câu hỏi “Khi ông chủ
đến, ông sẽ hành xử thế nào đối
với những tá điền như thế?” Các
đầu mục Do Thái và người Pharisiêu trả
lời, nhưng dường như họ không biết câu
trả lời đó chính là tự kết án họ “Ông
chủ sẽ tru diệt bọn chúng, và sẽ trao
vườn nho cho người khác canh tác để
đến mùa sẽ thu hoa lợi”. Đức Giêsu
đồng ý với câu trả lời. Người nói
với họ “Quả thật, tôi bảo các ngươi,
nước Thiên Chúa sẽ được cất khỏi
các ngươi và được trao cho một dân khác có
thể làm sinh hoa lợi cho Vương quốc này”.
Bởi vì các tá
điền không phải biểu trưng cho toàn dân, nên
những người Israel vẫn còn là hình tượng
của vườn nho được Chúa yêu thương,
mà dụ ngôn của Isaia đã miêu tả. Nhưng
vườn nho sẽ được giao cho những tá
điền khác, tức là giao cho một dân khác để có
thể đem lại trái trăng cho vương quốc
nước trời.
Những
người theo Đức Giêsu, hình thành một dân mới,
gồm cả người Do Thái và dân ngoại. Nhưng
họ có thực sự là những tá điền của
vườn nho này hay không, còn tùy thuộc vào kết quả
sinh lợi của vườn nho. Điểm nhấn
của dụ ngôn không phải là vườn nho sẽ
bị bỏ hoang như Isaia đã mô tả, nhưng là
cần phải chăm sóc chu đáo những trái nho mà
vườn nho đã sản sinh. Một cách mặc nhiên,
chúng ta hiểu là trong dụ ngôn của Đức Giêsu,
vườn nho đang cho những trái tốt. Đức
Giêsu không hát lên một bài ca chiến thắng về
những hoa trái mà vườn nho mang lại. Ngài cũng
không đá động đến sự trổi trang nơi
các môn đệ Ngài, nhưng Ngài cũng gợi nhắc
lại bài ca tình yêu về vườn nho của Isaia cho nhóm
độc giả rộng lớn hơn. Vườn nho
được trải rộng. Mọi người chúng ta
đều được đón mời đến làm
vườn nho cho Chúa. Hơn nữa, có khi tâm hồn chúng ta
ngập tràn trái nho dại, chúng ta cần phải
đổi mới và sản sinh những trái nho thơm
ngọt cho Vương quốc Nước Trời.
|