Loại bỏ
Trước đây,
có một nhân vật đã nhìn vào lịch sử nhân
loại và đưa ra những con số như sau: từ
năm 1496 BC, trước công nguyên, tới năm 1861 AD,
trong 3358 năm, đã có 227 năm hoà bình, và 3130 năm
chiến tranh. Như vậy cứ 13 năm
chiến tranh, mới có một năm hoà bình. Trong ba thế kỷ, 16, 17 và 18 đã có 286 cuộc
chiến xảy ra ở Âu Châu. Từ năm 1500 BC,
trước công nguyên, tới năm 1860 AD, đã có hơn
8000 hiệp ước về hoà bình đã được
ký kết.
Nhận xét trên
đây về tình trạng của nhân loại đã
được đưa ra hơn một thế kỷ
rồi, chưa kể đến hai cuộc thế
chiến, những cuộc chiến tranh kéo dài về ý
thức hệ, chủng tộc và khủng bố ở
thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Đức
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Thế kỷ 20 sẽ
được coi như thời đại mưu sát
khổng lồ sinh mạng con người.
Trong bài Phúc Âm hôm nay,
Chúa Giêsu nói dụ ngôn về vườn nho với những
hành động bạo lực, bắt bớ, đánh
đập, ném đá và giết người của các tá
điền. Trong Cựu Ước, vườn nho là hình
ảnh của dân Thiên Chúa, dân Do Thái, như đã
được diễn tả trong sách tiên tri Isaia trong bài
đọc thứ nhất: “Vườn nho của Chúa các
đạo binh là nhà Irael”. Trong cái nhìn của Tân Ước,
khi Chúa Giêsu nói với các thầy thượng tế và
kỳ lão rằng: “Nước Thiên Chúa sẽ cất
khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho
trổ sinh hoa trái”. Chúng ta phải nghĩ
đến hình ảnh vườn nho là cả nhân loại,
gồm tất cả mọi dân tộc trên thế giới.
William Barclay đã
cắt nghĩa dụ ngôn những tá điền sát nhân
trong ba chiều hướng: chủ vườn nho là Thiên
Chúa, những tá điền làm thuê là những người
lãnh đạo tôn giáo Do Thái, những người
đầy tớ và con trai ông chủ là những sứ
giả, các tiên tri và Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa trong vai trò
ông chủ vườn nho rất tin tưởng vào
những tá điền để trao cho họ sứ
mạng trông coi vườn nho. Ngài rất kiên nhẫn và
bao dung, gửi các tiên tri và sứ giả đến qua bao
nhiêu thế kỷ để nhắc nhở và khuyên
bảo, nhưng cũng đã bị đối xử tàn
bạo. Sau cùng, Ngài gửi chính con trai
đến, rồi cũng bị giết chết. Đến lúc này mới là phán quyết của
Thiên Chúa trao vườn nho lại cho các dân tộc khác.
Những
người tá điền làm vườn nho trong bài Phúc Âm
là những người bạo lực và ích kỷ. Họ
đã giết bao nhiêu sứ giả và các tiên tri của Thiên
Chúa gửi đến kêu gọi xây dựng một xã
hội hoà bình, công chính và thương yêu.
Họ là những ai
trong thời đại chúng ta? Họ là những chủ
nhân làm giầu qua việc sản xuất vũ khí tối
tân, thúc giục chiến tranh trên thế giới thay vì giúp
đỡ những quốc gia kém mở mang chống
lại nghèo đói, bệnh tật và bất công. Họ nâng đỡ những chế độ
độc tài để bóc lột dân chúng vì quyền
lợi riêng tư của họ. Họ là những
chủ nhân bóc lột sức lao
động của công nhân với tiền lương
rẻ mạt ở những nước kém phát triển…
Năm 1492, Columbus
thả buồm ra biển khơi. Ông đã cập vào
quần đảo của người Hispaniola, giữa
Cuba và Puerto Rico, với dân số 100.000 người. Thổ dân da đỏ niềm nở ra chào đón
những nhà thám hiểm của Phương tây. Columbus
đã nhìn thấy họ đeo những nữ trang bằng
vàng và báo cáo cho vua Ferdinand biết rằng vũ khí của
thổ dân này rất đơn sơ, chỉ cần
một nhóm lính Tây Ban Nha được trang bị vũ khí
cẩn thận, cũng có thể bắt ép họ làm nô
lệ trong những mỏ vàng để phục vụ cho
ngân khố của Tây Ban Nha. Trong 15 năm, sự cai trị
của Tây Ban Nha đã làm giảm dân số của
người Hispaniola từ 100.000 xuống còn 15.000
người. Những việc lao
nhọc dã man đã đè nặng trên những người
nô lệ của Tân Thế Giới này là một hình thức
diệt chủng tàn bạo phát xuất từ những
nền văn minh trọn hảo. Những
người lính phục vụ trung thành đã kiếm
được rất nhiều tài sản và đồn
điền.
Một ngày kia, chàng thanh
niên tên là Bartolomeo de las Casas đã nghe một bài giảng
của linh mục dòng Đaminh. Ngài đã nói những
sự đối xử tàn bạo đó đối với
người khác là ghê tởm, trái với đạo lý
của Kitô giáo. Những người địa chủ Tây
Ban Nha cười nhạo ngài, nhưng de cas
Casas đã ăn năn trở lại. Anh trao trả tự
do cùng với đất đai cho
những người nô lệ. Sau này, anh đi tu trở
thành linh mục, và lễ thụ phong của linh mục Bartolomeo
là thánh lễ truyền chức đầu tiên ở Tân
thế Giới.
Bartolomeo phục vụ như một linh
mục của những người cai
trị Tây Ban Nha, nhưng ngài rất thương mến
những người thổ dân da đỏ. Ngài nói
rằng những hạt lúa mì đã được
trồng xuống, chăm nom, và gặt hái bởi những
người nô lệ đã tạo nên tấm bánh
được bẻ ra trong Bí tích Thánh Thể. Khi ngài
bẻ bánh, ngài nhìn thấy máu của những người
nô lệ chảy xuống.
Qua bài Phúc Âm hôm nay,
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải trở nên những
người đầy tớ của Thiên Chúa. Phải xây dựng
vườn nho bằng tình yêu thương và sự hy sinh
chính thân mình cho tha nhân, như chính Ngài đã cầm lấy
tấm bánh bẻ ra và nói: “Hãy cầm lấy mà ăn vì này là mình Ta”.
Để xây
dựng trật tự xã hội phải lấy chính nhân
phẩm con người như một tạo vật “giống
hình ảnh của Thiên Chúa” làm trọng tâm như
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Chính từ giá
trị con người mới phát sinh ra giá trị xã
hội, chứ không phải từ giá trị xã hội mà có
giá trị con người”.
Phải trở
về với những giá trị Kitô giáo để kiến
tạo hoà bình. Một tác giả tôi không nhớ tên đã
khuyên rằng: “Những giá trị giống như những
dấu tay. Không ai giống nhau. Nhưng bạn để lại chúng trên mọi
sự bạn hành động”. Phải, thời
đại này đã để lại những giá trị
của mình khắp nơi trên thế giới qua những nhãn
hiệu Coca-Cola, kẹo chewing-gum, sách báo phim ảnh khiêu dâm,
tự do tình dục, mãi dâm, nhạc rock’n’roll, rap-talk,
tiền đôla, xe hơi Cadillacs, điện thoại
cầm tay, computers, phi thuyền không gian, vũ khí nguyên
tử, phá thai, an tử và trợ tử… Tất
cả những điều này nói lên những giá trị
của thời đại văn minh hiện nay.
Thật đáng tiếc! Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
đã gọi nền văn minh này là “văn hoá của
sự chết”!
|