Có một chủ vườn kia
“Chủ vườn”
là từ quan trọng trong dụ ngôn này, cùng với một
từ khác tương ứng với từ đó: “hoa trái”.
Người chủ vườn này muốn có
những hoa trái đặc biệt. Với lòng quan tâm
chăm sóc, ông trồng một vườn nho và mong
đợi một mùa thu hoạch tốt
đẹp, nhưng các tá điền không có vẻ gì là
hoạt động cả. Chủ vườn sai
đầy tớ tới: tá điền giết chết họ.
Thế là chủ vườn thực hiện một hành vi điên rồ: ông sai chính con trai của mình
đến và con trai ông cũng bị giết.
Chúng ta biết
rằng người con trai này chính là Chúa Giêsu, nhưng
vườn nho này là vườn nho nào? Những
thợ làm vườn nho là ai? Chúng ta
phải làm gì trong câu chuyện này?
Từ một
vườn nho ở trên một sườn đồi,
dụ ngôn kể chuyện những tương quan giữa
Thiên Chúa và con người, điều mà Tin Mừng gọi
là Nước Trời: “Ta sẽ là Chúa của các
ngươi, và các ngươi sẽ là dân của Ta”, Chúa
đã nói như thế. Đây là món quà
đẹp nhất của Thiên Chúa, ông chủ của
mọi sự, người thầy của mọi sự.
Thiên Chúa mong
ước ban Nước Trời cho chúng ta. Là
tình yêu Thiên Chúa muốn làm cho tất cả mọi
người thành một dân tộc của tình yêu.
Điều này muốn nói lên hai điều luôn luôn liên
kết với nhau một cách chặt chẽ: một dân
tộc gồm những con cái được Thiên Chuá yêu
thương và yêu thương Thiên Chúa; một dân tộc
gồm những người anh em yêu thương nhau. Đó là vườn nho và đó là những mùa hái
nho.
Để thực
hiện dự định vĩ
đại này, Thiên Chúa đã chọn một dân tộc
nhỏ làm hạt giống, làm men, đó là Israel. Ngài đã giao phó
vườn nho của Ngài, tức là dự án
về Nước trời cho dân tộc này.
Thất vọng. Được các
vị lãnh đạo tôn giáo dẫn dắt tồi, Israel không sử dụng
cho đúng những đặc ân của
mình. Chúa sai đến cho Israel
những sứ ngôn, những tiên tri, nhưng nước này
không nghe họ. Coi thường chủ
vườn, các tá điền xấu tin rằng họ có
thể một mình làm chủ vườn nho của Chúa.
Họ chăm sóc vườn nho không tốt bởi vì các ân sủng của Thiên Chúa chỉ sinh hoa
kết quả với Thiên Chúa mà thôi.
Trong một nhiệt
tình yêu thương tối hậu, Thiên Chúa sai Con Trai
của Ngài để dạy cho các thợ làm vườn
nho biết cách làm cho vườn nho của Chúa sinh lợi,
biết cách sống vì Nước Trời như thế
nào. Nhưng hết rồi, vào cuối Tin Mừng, Chúa Giêsu
nhận thấy rằng chính Ngài cũng không
được lắng nghe, các nhà lãmh đạo dân chúng
muốn bóp nghẹt tiếng nói của Ngài.
Thế rồi Ngài
đưa ra một lời đe doạ hoàn toàn không khoan
nhượng cho những ai tự xem mình là những
người được ưu tiên vĩnh viễn,
những người chủ của các ân
sủng của Thiên Chúa. Cho tới lúc đó, Chúa
thường đe doạ họ và thậm chí sửa
phạt họ một cách nghiêm khắc, nhưng không hề
có ai dám nói với họ rằng Thiên Chúa sẽ giao phó
vườn nho của Ngài cho những người khác.
Dầu sao thì đây cũng chính là ý nghĩa của dụ
ngôn ghê gớm này mà những từ cuối cùng rơi
xuống như một cái máy chém: “Nước Trời
sẽ được cất khỏi các ngươi và
sẽ được trao cho dân khác làm cho trổ sinh hoa
trái”,
Lời đe doạ
đã được thực hiện, người Kitô
hữu tiếp tục sự nghiệp của người
Do thái.
Điều này không xoá bỏ sự vĩ
đại của dân tộc đã được chọn
đầu tiên và vẫn là một dân tộc
được chọn này (Rm 11, 28-29). Dân Do thái vẫn
tiếp tục loan báo Đấng Tối Cao bằng
đức tin sâu xa và thường rất anh hùng của
họ. Tiếp theo sau và cùng với dân Do
thái chúng ta nên giòng mạc khải Do thái –Kitô giáo. Và dụ
ngôn này phải làm cho chúng ta suy nghĩ về sự vĩ đại và trách nhiệm của chúng
ta. Thật là một sứ mạng nặng nề! Sống tình yêu, loan truyền tình yêu khắp
nơi, tạo ra những kết quả thực sự
của Nước Trời. Chúng ta có
xứng đáng không? Người Kitô
hữu và những nhà lãnh đạo tín hữu có tỏ ra
trên khắp thế giới như là những tá điền
tốt, những thợ làm vườn nho tốt của
ông chủ duy nhất của vườn nho hay không?
7. Hành động và
phản ứng.
Những
người Biệt phái không sẵn sàng trở lại. Đó là một thái độ thụ động.
Nhưng đi xa hơn, họ bước sang hành
động quyết định chống lại
Đức Kitô. Trong ngụ ngôn thợ làm vườn nho,
Thày chí thánh đã mô tả cho chúng ta như sau: Israel là một dân gồm
những mục tử và nông dân. Các dụ ngôn Phúc âm là
những hình ảnh thu nhặt trong
đời sống đồng áng. Trước kia nơi các tiên tri và các thánh vịnh,
quốc gia này đã được so sánh với một
vườn nho được Thiên Chúa vun trồng săn
sóc đặc biệt. Chúa chờ hái lượm những
chùm nho chĩu nặng tức là mong thấy bay tỏa
hương thơm đạo
đức và lòng tùng phục Thiên Chúa. Nhưng
ít khi Chúa mãn nguyện. Bây giờ, khi Chúa
đến, giờ quyết định của dân tộc
đã điểm.
Đó là giờ
quyết định thực sự! Bổn phận mà Israel chu
toàn lại bị coi như là một cố gắng vô ích
sao? Quả thực các vị thủ lãnh dân
tộc có một đời sống tôn giáo nông cạn khô
khan. Ngoài ra họ bắt đầu công kích Chúa,
mặc dầu Ngài đã góp công phục hưng quốc gia. Cha ông họ đã giết các tiên tri, những
thừa sai của Thiên Chúa, còn chính họ là con cái lại
quyết định giết Chúa.
Theo phương
diện lịch sử, giờ quyết định đã
điểm vì tất cả quá khứ của Israel
hướng về ngay vị cứu tinh xuất hiện. Tất
cả những hy vọng quy về vị cứu tinh là
tột đỉnh mong đợi. Đây
Chúa Cứu Thế đã đến và số phận dân
tộc đã biểu lộ. Các thủ
lãnh đều có trách nhiệm về điều đó.
họ tự quyết chống lại
Ngài, vì họ muốn một vị khác đáp lại
những đòi hỏi sai lầm của họ. Họ không những đã từ chối, nhưng
nhất là công kích đầy căm phẫn nữa. Đấng phải đến cho họ sự
phục sinh, lại bị chính họ xử tử.
Lời Chúa đòi p
hải có lập trường vững chắc, nhất là
khi hành động. Ngược lại với
lời nhân loại, lời Chúa bắt phải dấn thân.
Người ta có thể gạt bỏ
những ý tưởng triết học, gạt bỏ
hệ thống suy luận của một tư
tưởng gia hay những tác phẩm của văn sĩ.
Người ta ít chú ý đến những thứ đó, nên
một năm khó lòng mua được một số sách,
do đó nhiều khi sách vở phải bán theo
giá giấy. Trái lại lời Chúa, tiếng
gọi và đòi hỏi, đòi phải chọn lựa khi
nghe biết. Không chú ý đến lời Chúa là phủ
nhận lời Chúa và như vậy là gạt Chúa sang
một bên. Làm như thế tức là tiến
thêm một bước nữa về sự dữ. Trong khi chối từ những gì đem lại
ơn cứu độ, người ta tự ý
hướng về tình trạng khai trừ. Kitô giáo, không phải chỉ loan báo những chân lý
để bàn luận hay xác định lập
trường tùy tiện. Thiên Chúa mời
gọi chúng ta, muốn chúng ta dấn thân phục vụ
Ngài. Vì thế từ chối có nghĩa
là nổi loạn. Lời Chúa là nền
tảng cho đời sống. Ai chối bỏ là
chối bỏ chính Chúa: Hòn đá không ở một nơi,
nhưng theo Đức Kitô, hòn đá
đó sẽ nghiến nát ai chối bỏ nó để
ở lại giữa loài người.
Tình trạng cuộc
sống không bất động: mỗi hành động nhân
loại đều được Thiên Chúa đáp ứng
cách khác nhau. Thực ra, Ngài không chỉ sửa
phạt, Ngài sẽ không tiêu diệt những ai từ
chối, nhưng đôi khi Ngài chịu đựng
để biến đổi sự dữ thành sự lành.
Trước hành động của kẻ thù, Ngài phản
ứng lại theo đức công bình và
nhất là phản ứng theo lòng yêu thương.
Adam từ chối
Thiên Chúa đã gọi mình, nên đánh mất Thiên Đàng,
nhưng đồng thời ông lại được
hứa Đấng Cứu Thế. Lỗi phạm, nhờ ơn
sủng biến thành lỗi có phúc. Đại
hồng thủy đưa đến giao ước
với Noe. Tháp Babel biểu thị
sự chia rẽ nhân loại, cũng biểu thị ơn
gọi của Abraham là người biến Israel thành
dân duy nhất của Chúa. Việc bán Giuse sang Ai Cập trở nên
sự cứu độ cho anh em. Pharaon
cứng lòng đưa dân Chúa đến việc ký kết
giao ước với Thiên Chúa. Lịch
sử tiếp tục thể hiện cho tới lúc Israel từ
chối Đức Kitô, đóng đanh Chúa họ trên núi
Calvariô.
Sự thất bại tuyệt đối đã
được ân sủng tác động
để hình thành giao ước mới với toàn thể
nhân loại, và hy tế cứu độ của Chúa. Trong suốt lịch sử Giáo Hội, máu các
vị tử đạo không ngừng trở nên hạt
giống làm trổ sinh những kitô hữu mới. Cho
tới ngày chung cuộc, việc xuất
hiện người chống lại Đức Kitô sẽ
kêu mời Đức Kitô tái giáng. Trái đất bị chúc
dữ sẽ báo hiệu một thế giới mới,
để tất cả tăm tối sẽ bị ánh sáng
toàn thắng. Tất cả sự chết
sẽ bị sự sống thống trị, tội
lỗi sẽ bị ơn sủng chế ngự. Hòn
đá bị thợ ném đi, được Chúa can
thiệp để trở nên hòn đá góc. Và
nước Chúa được ban cho một dân tộc
ưu tú mới, vườn nho được phó thác cho
những người thợ mới; những người
ấy nhờ tác động của ơn sủng, sẽ
gặt hái hoa trái chín mọng do ơn Chúa. Vậy, những hầm rượu và kho lẫm
Thiên Chúa được tràn đầy phong phú, rồi
những kẻ ưu tú được lệnh trao hoàn cho
Ngài. Tất cả biến thành ơn
sủng.
|