Vâng phục
Thiên Chúa
Anh chị em thân mến.
Một lần
nọ, người chủ ruộng dẫn con trâu
đến mảnh đất để cày, con trâu và
người chủ làm việc suốt buổi sáng.
Đến trưa người chủ thả trâu cho
nghỉ ngơi và ăn cỏ, còn người chủ
cũng ăn uống lấy sức. Con trâu đang nằm
nhơi cỏ, thì bỗng đâu có con cọp xuất
hiện làm cho trâu hốt hoảng, nhưng cọp trấn
an trâu và nói: thân mi to lớn, với sức khoẻ phi
thường, tại sao mi phải lệ thuộc con
người yếu đuối và chịu sự
điều khiển như thế? Con trâu trả lời:
con người tuy nhỏ bé, yếu đuối, nhưng
họ có trí khôn, nên sức mạnh không làm gì
được trí khôn của họ. Cọp mới hỏi
trâu trí khôn là gì mà ghê thế? Trâu bảo cọp hãy
đến hỏi con người. Cọp mới
đến gần con người xin cho xem trí khôn. Con
người bảo là để quên ở nhà, anh bảo
cọp chờ anh ta về nhà lấy cho nó xem. Nhưng anh ta
chợt suy nghĩ và bảo cọp. Mi hãy để ta trói
mi lại, chứ nhở khi về lấy trí khôn cho mi xem,
mi sợ và bỏ trốn thì sao? Cọp bị chạm
tự ái, nên để cho người trói lại. Vừa
trói xong, anh ta lấy một cây to đến bên cọp và
đánh cho đến khi cọp không còn sức vùng vẫy
nữa, anh ta bảo: trí khôn của ta đây nầy. Con trâu
nhìn thấy thế và mỉm cười cho cọp.
Con trâu nhận ra được sức
mạnh của con người nên nó vâng phục và không
cưỡng lại, nên nó được an toàn và
được sức mạnh đó bảo vệ nó. Còn
con cọp, không biết được thực chất
như thế nào nên nó bị sức mạnh đó tiêu
diệt nó.
Hai người con trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu
cho mọi người nhìn thấy, họ không phải là
những người bốc đồng hay thay đổi.
Nhưng người con thứ nhất biết suy nghĩ
và nhận ra được giá trị đích thực
của cuộc sống, anh nhận ra được
sức mạnh của tình yêu thương nơi
người cha, nên anh hối hận và quay trở về
với tình yêu thương và thi hành những gì mà
người cha bảo anh làm. Còn người con thứ hai,
chỉ sống hời hợt bên ngoài, anh tưởng
nghĩ có thể lấy lòng người cha bằng cử
chỉ bên ngoài; anh đã lầm, người cha rất
buồn và có lẽ cũng đang chờ đợi anh hành
động theo như những gì mình đã nói. Người
thi hành ý muốn của cha, mới là người vâng
lời cha thực sự, chứ không phải người
nói khác nhưng thực hành hoàn toàn khác là có giá trị.
Ngôn hành bất nhất là những gì
thường thấy nơi con người. Khi con
người chỉ biết có chính mình mà không biết
đến người khác, khi đó lời nói và hành
động khó mà đi đôi với nhau được.
Những gì là thường tình của con
người, những gì là của câu chuyện ngày xưa,
nó có phải là những gì của mỗi người trong
chúng ta ngày hôm nay không?
Nhiều lần trong cuộc sống, mỗi
người chỉ nhìn thấy chính mình, nhìn thấy
những gì mình có, những gì mình làm được,
để rồi mang niềm tự hào đến tự
phụ kiêu căng. Khi đó, Thiên Chúa không còn hiện
diện và không có giá trị cho cuộc sống, vì khi đó
chỉ có tài năng sức lực con người là trên
hết. Thiên Chúa dường như phải thi hành
để trả lại cho con người những gì
đã ban ra. Những lúc đó, chúng ta giống như con
cọp trong rừng, không biết mình cũng không biết
người, không giá trị của mình như thế nào.
Nếu cứ ngoan cố trong những ý nghĩ và suy tư
của mình như thế, thì số phận của chúng ta
không khác gì số phận con cọp bao nhiêu.
Nhưng nếu trong cuộc sống, chúng ta
nhận ra quyền năng Chúa, chúng ta cũng nhận ra
được những giới hạn của chính mình,
để biết quay trở về và vâng phục thánh ý
Chúa thì hạnh phúc biết bao.
Những lần chúng ta dâng lên Chúa những
lời kinh, những lời cầu nguyện chân thành, cùng
với những việc làm tốt đẹp mà chúng ta nhìn
thấy nhu cầu cần thiết của người khác
và đáp ứng cho họ. Đó là những lần chúng ta
thi hành thánh ý Chúa bằng cả lời nói và việc làm.
Cũng có những lúc chúng ta thấy bất mãn trong cuộc
sống, muốn bỏ cuộc, muốn buông trôi tất
cả, muốn hành động cho thỏa cơn nóng
giận, nhưng chợt kịp suy nghĩ và ngưng ngay
lại, vì nhận ra đây là những điều không
đẹp lòng Chúa. Đó là những lúc chúng giống như
người con thứ nhất, nói không rồi chợt
hối hận để sẳn sàng thi hành những gì
đẹp lòng Chúa.
Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa soi sáng cho mỗi
người để biết nhận ra Chúa trong
đời sống, đồng thời cũng biết
nhận ra những yếu đuối của chính mình
để biết quay trở về với tình yêu Chúa.
|