Trở lại
Đoạn Tin Mừng sáng hôm nay đặt
chúng ta trước một người cha hiền lành và
nhân hậu truyền bảo hai người con của mình
đi làm vườn nho. Thực vậy, hình ảnh
người cha này chính là hình ảnh Thiên Chúa của
Đức Kitô, hoàn toàn trái ngược với hình ảnh
Thiên Chúa mà các thượng tế đã giới thiệu cho
người Do Thái.
Đúng thế, người ta thường
hay vẽ ra một Thiên Chúa thích trừng phạt và áp
đặt những mệnh lệnh độc đoán, khác
hẳn với hình ảnh Thiên Chúa do Đức Kitô mạc
khải, là một người cha nhân từ và tha thứ.
Ngay cả lệnh truyền của Ngài cũng chỉ là
một lời mời gọi: Hôm nay con hãy đi làm
vườn nho cho cha.
Thái độ của hai người con
cũng trái ngược nhau một cách đặc biệt.
Hình ảnh hai người con có lẽ đã diễn tả
được tính chất mâu thuẫn của hai quan
niệm biết Chúa và sống đạo.
Người con thứ nhất khẳng
định tự do của mình bằng tiếng không
với cha anh. Nhưng sau đó, anh đã suy nghĩ lại
và đã quy thuận, đặt tự do của mình
phục vụ lợi ích chung của gia đình qua việc
thi hành ý muốn của cha. Có một sự giằng co trong
chọn lựa của anh. Để thực thi ý muốn
của cha, anh đã phải can đảm từ bỏ cách
sử dụng tự do theo tính tự phát của cái tôi ích
kỷ, của những sở thích, những dục
vọng đi ngược lại với hạnh phúc chung
của gia đình xã hội.
Trái lại người con thứ hai
từ đầu đến cuối đã tỏ ra bất
nhất, vô trách nhiệm đối với ích lợi chung
và chỉ biết có mình. Câu trả lời của anh ta:
Thưa cha vâng, thật ra chỉ là một câu nói hình
thức, dửng dưng, máy móc nhằm mục đích
đánh lừa người cha. Anh ta không yêu mến cha mình
và do đó cũng tỏ rõ mình là người ích kỷ,
không thể yêu thương bất cứ một ai khác. Vì tình
yêu không ở trong những điệu bộ khách sáo,
đầu môi chót lưỡi mà phải đi vào hành
động đi vào việc làm.
Trong thực tế, phần đông chúng ta
đều cảm thấy khó mà thực thi ý Chúa bởi vì
nó ngược với sở thích vị kỷ cá nhân
của mình. Thái độ tránh né vốn là thái độ
thường tình, nhất là khi gặp phải khổ
đau và thử tháchy. Phải chấp nhận sự
trăn trở, giằng co, chiến đấu với
bản thân rồi mới nhìn ra thánh ý Chúa và can đảm
thực hành. Giá trị cuộc đời chúng ta chủ
yếu là nhờ sự phản tỉnh và quay trở
lại cùng Chúa.
Nhìn vào xã hội, chúng ta thấy còn
đầy dẫy những chuyện bê bối, tiêu cực,
chẳng hạn, vấn đề tham nhũng, trộm
cắp và những tội phạm hình sự. Có lúc ở
rất gần chúng ta, ngay bên trong giáo xứ và biết
đâu, ngay bên trong bản thân chúng ta. Thử hỏi chúng ta
phải làm gì? khoanh tay lên án theo kiểu Pharisêu hay kiên trì hành
động, làm cho tình trạng nói không với Chúa, trở
thành tình trạng nói có với Chúa, bằng một lòng xác tín
vào tình thương tha thứ của Ngài. Bởi vì Ngài luôn
luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta biết
sám hối quay trở về với Ngài.
|