MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Lời Mời Gọi Cứu Rỗi (suy Niệm Của Đức Ông Trần Văn Khả)
Thứ Ba, Ngày 3 tháng 10-2017
Li mi gi cu ri

(Suy niệm của Đức Ông Trần Văn Khả)

Bài Phúc âm theo thánh Matthêô 21,28-32 cần được đọc trong bối cảnh của những cuộc tranh luận cuối cùng giữa Chúa Giêsu và các người Pharisiêu và nhóm thù địch khác chống lại Chúa, và các cuộc này đưa tới sự căm thù và việc Chúa Giêsu bị lên án tử trên thập giá.

Ngoài ra đoạn Phúc Âm này cũng cần được đọc chung với bài sách Ngôn sứ Êdêkien (Ed 18,25-28, bài đọc thứ I Chúa nhật 26 Thường niên) về việc Thiên Chúa kêu mời người tội lỗi trở lại. Và đây là chủ đề của Chúa nhật thứ 26 hôm nay.

Trong mạch văn của Phúc âm thánh Matthêô, dụ ngôn Hai người con (Mt 21,28-32), cùng với Dụ ngôn những người tá điền vườn nho (Mt 21,33-41), và lời giáo huấn về viên đá góc tường bị loại bỏ (Mt 21,42-46), là những dụ ngôn và giáo huấn nhắm vào các tư tế và những người biệt phái và thái độ cứng cỏi của họ không chấp nhận lời mời gọi cứu rỗi của Thiên Chúa, qua con người và các phép lạ của Chúa Giêsu Kitô. Những người biệt phái đã hiểu rõ Chúa Giêsu nói những dụ ngôn này ám chỉ về mình, nên đã tìm cách bắt Chúa và loại trừ Chúa (xc Mt 21,45-46). Trước đó, họ chất vấn Chúa lấy quyền nào mà đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi khuông viên đền thờ (xc. Mt 21,23-27). Để trả lời họ, không những Chúa làm cho họ cứng họng im lặng, mà còn cho họ thấy sự cứng cỏi trong thái độ đối với Chúa, cũng như với lời kêu gọi thống hối ăn năn. Như vậy, không những Chúa Giêsu cho cho họ biết Ngài là ai, mà còn đòi buộc chấp nhận Ngài là vị cứu rỗi duy nhất.

Trở lại với bản văn của dụ ngôn Hai người con, chúng ta có đưa ra mấy nhận xét sau đây để có thể hiểu được ý nghĩa của dụ ngôn và từ đó có những áp dụng cụ thể cho đời sống đức tin của mình.

Trước tin, Chúa Giêsu đặt câu hỏi với chính những người hỏi Chúa. Chúa bắt họ tự vấn về thái độ phải có đối với lời mời gọdi thống hối và trở về, tức là đối với chính Chúa Kitô: "Các ông nghĩ sao?"

Tiếp theo, Chúa dùng hình ảnh vườn nho, rất quen thuộc với người biệt phái và các tư tế, để nói lên thái độ của người môn đệ đối với Nước Trời, tức là với Chúa Kitô. Họ thuộc về vườn nho đó, hay không thuộc về vườn nho đó; thế nào là thuộc về vườn nho đó hay không thuộc về vườn nho đó, là ở trong vườn nho đó hay ở ngoài vườn nho đó? Có người mang tiếng thuộc về vườn nho, ở trong đó, nhưng lại thực sự không thuộc về, không ở trong đó.

Sau cùng là hình ảnh trái ngược giữa nhóm người biệt phái và những người tội lỗi. Hình ảnh này thường thấy trong Phúc âm thánh Matthêô. Những người biệt phái tưởng là thuộc về, là ở trong vườn nho Thiên Chúa, vì là thành phần nồng cốt; nhưng thực ra họ bị phán quyết là đã bị loại ra ngoài (Mt 6,2.5.16; 7,21). Còn những người thu thuế, đĩ điếm, tội lỗi, thì lại được tuyên bố là thuộc về, là ở trong vườn nho (xc. 9,10-13), Lý do chỉ là vì một bên không có, một bên có điều kiện cần của việc thuộc về này: đó là tâm tình thống hối trở về (xc. Mt 5,20; 7,21)

Đó là tóm lược giáo huấn của Gioan Tẩy Giả gửi tới mọi người và dọn đường cho Chúa Kitô tới (Mt 3,1tt;11,12). Đó là sự công chính do Gioan rao giảng: thống hối trở về để tin nhận Chúa Kitô.

Hôm nay khi đọc và suy niệm bài Phúc Âm này, chúng ta cũng đang được Chúa Giêsu Kitô hỏi chúng ta: con nghĩ sao về Ta? Về lối sống đạo của con trong liên hệ với Ta? Về sự công chính mà con tưởng con đang có và từ đó tự nhủ thầm về phần phúc thiên đàng mai sau? Và chúng ta hãy tự kiểm thảo cách thành thực đức tin của chúng ta trước mặt Chúa trong lương tâm của ta.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Rất Cần Cho Một Lần Hoán Cải – Anmai (10/4/2017)
“những Người Thu Thuế Và Gái Điếm … Sẽ Vào Nước Thiên Chúa Trước Các Ông” (10/4/2017)
Nguy Cơ Tự Mãn – Jb. Nguyễn Minh Hùng (10/4/2017)
Người Vâng Lời Thiên Chúa (10/4/2017)
Những Câu Nói Nổi Tiếng Của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu (10/4/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Ngôn Hành Bất Nhất – Thiên Phúc (trích Trong ‘như Thầy Đã Yêu’) ----- (10/3/2017)
Làm Theo Ý Chúa (10/3/2017)
Hành Động Tốt Thắng Câu Nói Hay (suy Niệm Của Jos. Vinc. Ngọc Biển) (10/3/2017)
Dụ Ngôn Hai Người Con Chúa (10/3/2017)
Dám Nói, Dám Làm (suy Niệm Của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền) (10/3/2017)
Tin/Bài khác
Biết Nhìn Lại Mình ----- (10/2/2017)
Biết Nhận Ra Sai Lỗi Và Hối Hận (suy Niệm Của Lm. Giuse Đỗ Đức Trí) (10/2/2017)
Trở Lại (10/2/2017)
Tôi Khám Phá Ba Điều Khác Lạ (10/2/2017)
Tuân Theo Ý Chúa (10/2/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768