Thánh ý Chúa
Với
lời mời gọi: Hôm nay, con hãy đi làm vườn
nho cho cha, chúng ta cùng nhau xét lại thái độ
của chúng ta đối với thánh ý Thiên Chúa.
Thiên Chúa luôn kêu mời chúng ta.
Rất
có thể khi nghe biết được lời mời
gọi ấy, chúng ta đã mau mắn xin vâng, nhưng
rồi sau đó lại chẳng hề làm điều Chúa
truyền dạy. Chúng ta chỉ nói mà không làm, chỉ
ước muôn mà không dám chấp nhận mạo hiểm và
dấn thân. Đó là trường hợp của
người con thứ trong dụ ngôn, tượng trưng
cho các thượng tế và kỳ mục.
Cũng
có thể là khi nghe biết được lời mời
gọi của Chúa, chúng ta đã từ chối, nhưng
rồi sau đó chúng ta hối hận, nên đã đi làm. Đó
là trường hợp của người con
trưởng, tượng trưng cho những kẻ thu
thuế và gái điếm.
Khi
so sánh các thượng tế và kỳ mục cới
những kẻ thu thuế và gái điếm, mà chân lý
lại thuộc vào hạng người thứ hai này, thì rõ
ràng cuộc đấu tranh giữa Chúa Giêsu và giai cấp
lãnh đạo tôn giáo thời báy giờ đã đi tới
chỗ quyết liệt.
Qua
đó chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu rất ghét sự
giả hình của những kẻ nói mà không làm: họ nói
thì nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, hay làm
ngược lại những gì mình đã nói: họ nói
vậy mà không phải vậy đâu. Đồng thời
Ngài luôn yêu thích sự thành thật của những
người làm theo ý muốn Chúa Cha..
Đây
không phải là lần thứ nhất Chúa Giêsu để cao
giá trị của việc thực thi thánh ý Thiên Chúa. Ngài cũng
đã từng khẳng định:
-
Không phải
những ai nói rằng lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời, chỉ những ai chu toàn thánh
ý Chúa Cha, Đấng
ngự ở trên trời, thì mới được vào mà thôi.
Các thượng
tế và kỳ lão đã
làm rất nhiều việc, nào là cầu
kinh, nào là dâng tiến
lễ vật, nào là chăm
sóc và hướng
dẫn cộng đoàn Dân Chúa,
không thể trách cứ họ được điều gì trong việc tuân giữ lề luật. Về phương diện này, họ là những
mẫu gương sáng chói.
Thế nhưng, họ có thực sự
làm những việc ấy vì Chúa và
cho Chúa không? Các việc ấy
có giúp họ
tìm kiếm và thức thi
thánh ý Chúa không? Hay chỉ giúp họ tìm
kiếm chính mình, tạo cho họ niềm
tin vào công đức của mình mà chểnh
mảng với những đòi hỏi của lời Chúa, đó là sám
hối và tin vào Phúc Âm,
đó là thực thi những lệnh truyền của Tin mừng.
Họ có
thể trung thành với mọi hình thức tôn giáo, nhưng lại không làm theo
ý muốn của Chúa. Do đó, truớc mặt Chúa, họ chẳng làm được việc gì.
Trái lại,
kẻ thu thuế và gái
điếm, khi đã tin nhận Chúa Giêsu và
đón nhận sứ điệp của Ngài mà trở về
cùng Thiên Chúa, thì họ
thực sự là những người đã làm theo ý muốn
của Thiên Chúa. Hậu quả là họ
sẽ được
vào Nước Trời trước những vị kia.
Với chúng ta thì
sao? Ngày hôm nay, Chúa muốn nói gì với tôi
và tôi phải
làm gì để
đáp trả lời mời gọi của Chúa?
Như những người đi rừng phải chú ý tới những tiếng động hết sức nhỏ, nhờ đó biết được sự có mặt của
một người
hay một vật nào khác. Cũng
vậy, tôi phải chú ý tới những tín hiệu rất nhỏ mà Chúa gửi
đến qua những
người tôi gặp gỡ, qua những biến cố xảy ra chung
quanh tôi.
Tôi tìm dấu chân
Ngài và tôi
lắng nghe tiếng nói của Ngài trong những sự việc rất tần thường của cuộc sống. Tôi không
cần phải lìa bỏ thế
gian để đi tìm kiến
Chúa, bởi vì Ngài có
mặt ở đó, ngay giừa lòng cuộc đời chúng ta.
Người không đòi hỏi tôi phải
làm những công việc rạng rỡ. Như các
thượng tế và kỳ mục,
có thể tôi đã làm
rất nhiều, nhưng lại bỏ qua một việc chính yếu, đó là thực thi
công bằng bác ái.
Như thánh
nữ Têrêsa, tôi muốn đi trên con đường nhỏ, tôi muốn làm những công việc tầm thường một cách phi thường vì lòng yêu mến
Chúa. Nhờ đó, chúng ta sẽ trở
thành những con én, góp phần
làm nên mùa
xuân của Giáo Hội, hay trở thành những Têrêsa nhỏ, làm mưa hoa hồng
xuống cho nhân loại.
|