Một đường cái quan – Achille
Degeest.
(Trích
trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Dụ ngôn
hai người con trai là một
truyện kể mà các phần
tương ứng với ý tưởng Thiên Chúa muốn
diễn ta. Chúa cố thử
cho người ta hiểu điều
sau đây: những người Biệt phái ưng thuận thi hành lề
luật, nhưng đến cuối họ không đón nhận Đấng Messia được lề luật loan báo, thái độ ấy khiến họ thụt lùi sau những
người tội lỗi. Những người này
tuy không tuân giữ lề luật, nhưng cuối cùng đã biết
đặt lòng tin vào Đấng được xức dầu của Thiên Chúa. Ông chủ vườn nho là Thiên
Chúa. Hai người con trai là người thu thuế
và người Biệt phái, người thì tuân giữ lề luật của Môisê, kẻ thì không.
Những người
thu thuế tuân giữ được ý định
tối hậu của lề luật là tin vào Đấng Kitô cùng hoán
cải vào đời sống; người biệt phái vì từ
chối không chịu tin vào Chúa Giêsu cũng
từ chối không hoán cải
theo Phúc Âm. Kết cục
người thu thế thi hành thánh
ý Thiên Chúa, còn người Biệt phái thì không. Thông
thường trong Phúc Âm khi
một dụ ngôn nói thẳng
cho người Do thái cũng kèm theo
ý định giảng
dạy cộng đoàn Kitô hữu. Do đó dụ ngôn hai
người con trai cũng nói cho
những ai trong Giáo Hội
ngày nay buông mình mang lấy
não trạng “chính nhân” giống
như người Biệt phái. Chính cho chúng ta
ngày nay mà lời khuyến cáo cần phải
thi hành thánh ý Thiên Chúa,
chứ không được dựa cậy vào những
việc tuân giữ bề ngoài được thốt ra. Câu ngắn ngủi trung tâm của truyện
kể được
Chúa Giêsu tạo ra là:
Ai là kẻ đã làm theo ý muốn của Cha? Ý muốn
của Thiên Chúa ở đây là gì?
1) Ý muốn của Thiên Chúa là chúng
ta tin vào Con Thiên Chúa, Đấng
cứu chuộc loài người. Nhưng
cần nhấn mạnh điểm này: dụ ngôn
đòi chúng ta hãy dấn
bước lên đường vì đức tin chứ không buộc chúng ta phải
đến nơi rồi. Khi nghe dạy
ra vườn nho, một trong hai đứa
con cuối cùng đã đi. Câu ấy có nghĩa
là dấn bước, đi tới một mục tiêu. Trong đời sống đức tin luôn luôn phải lên đường.
Chúng ta chưa bao
giờ đến đích cả. Vào lúc Chúa
Giêsu phán dạy ngụ ngôn, các người
nghe Ngài nói ngay cả
các môn đệ,
không thể nào đạt tới một đức tin trọn vẹn, họ chưa có đủ
các yếu tố. Chúa Giêsu chưa
đưa các môn đệ vượt qua mọi giai đoạn dẫn đến lời tuyên xưng đức tin mà họ sẽ
công bố sau ngày Hiện
xuống. Nhưng điều
quan trọng ở chỗ nào? Ở chỗ khởi sự tin với những ánh sáng ta có
và với tất cả thiện chí ta có.
2) Làm cách
nào để luôn tiến bước trong cuộc sống đức tin? Bằng cách
tự hoán cải không ngừng. Tự hoán cải là không làm
theo ý của
mình, nhưng làm theo ý của
Thiên Chúa. Thực thi thánh ý Thiên
Chúa có nghĩa
là sống thực sự là Kitô hữu
không ở trong lời nói nhưng
trong việc làm, không những
ở các việc đạo đức, nhưng trong cụ thể đời sống.
Đức tin tuyên xưng trong tâm trí cần
phải thấm nhập cụ thể cách sống và xử
sự của chúng ta. Nếu tính
ích kỷ của chúng ta phản ứng
lại đòi hỏi ấy, đó cũng là việc thường
tình và cũng
thường tình nếu thoạt tiên đôi khi
chúng ta cảm thấy cám dỗ khước
từ lời Thiên Chúa dạy.
Thiên Chúa không xét đoán
chúng ta căn cứ vào cơn cám
dỗ hay phản ứng thoạt tiên ấy. Ngài xét đoán
chúng ta “tại chỗ”, nghĩa là những
gì cuối cùng chúng ta
làm khi tuân
theo ý Ngài.
Phúc cho Kitô hữu nào đi theo con đường
trực tiếp ấy mà đến
Nước Trời!
|