BÀI LỜI CHÚA 141
BÍ TÍCH THÁNH THỂ
(Phần III)
Chúng ta được dự
tế lễ của Chúa Giêsu trên trời
Chắc
anh chị em còn nhớ ở mấy bài trước có nói : Cung Cực thánh của Lều Tạm và
đền thờ Cựu Ước chỉ cho môt mình vị
Thượng tế được vào, dân chúng thì chưa
được. Như thế, “Thánh Thần tỏ cho biết” là lối vào
Nơi Cực Thánh (tượng trưng cho Thiên đàng)
chưa được mở, phải chờ Thượng tế Giêsu
đến, Ngài bưng máu của chính mình vào Cung thánh trên trời... “là vào chính Cõi Trời tức là Thiên Đàng”. Đi tiên phong vào Thiên Đàng, Ngài
mở đường cho tín hữu cũng được
vào theo :
Trích
Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Hip-ri,
ch. 9.11-12,24 ; 6.20;
10.19-22
11 “Đức Ki-tô đã
đến như Thượng Tế đem lại phúc
lộc của thế giới tương lai. Để vào cung thánh, Ngài đã đi qua một
nhà Tạm lớn lao và hoàn hảo hơn... 12
Ngài đã vào cung thánh không phải với máu các con
dê, con bò, nhưng với chính
máu của Ngài […] 24 Ngài đã chẳng vào một
Cung thánh do tay người phàm làm ra,… Nhưng Ngài đã vào chính cõi trời (tức là Thiên
Đàng), để nay hiện diện trước
mặt Thiên Chúa vì ta (tức là để chuyển cầu
cho ta).
6 20 “…Đức Giê-su đã vào như
người tiền phong mở đường cho
chúng ta…[…] 10
19 Vậy, hỡi anh em, nhờ bửu huyết
Đức Giêsu, chúng ta
được dạn dĩ bước vào Cung thánh. 20 Ngài đã khai quang cho
chúng ta một con đường mới và sống
động xuyên qua bức màn, tức là thân xác Ngài.... Vì thế chúng ta hãy tiến
lại (gần Thiên Chúa) với một lòng chân thành sung
mãn về đức tin, bởi đã được
tẩy sạch mọi vết nhơ của lương
tâm...”
* Đó là Lời Chúa ! - Tạ
ơn Chúa.
Suy niệm lời Chúa
Thế là Chúa Giêsu, vị Thượng tế chính
thức, đã vào trong Cung thánh là Thiên đàng dâng Máu Ngài làm
lễ tế lên Thiên Chúa Cha. Vì như chúng ta đã biết
qua mấy bài trước, việc Chúa Giêsu tế lễ
mình đổ máu ra trên thập giá dưới trần
lại được Thiên Chúa Cha coi là vị Thượng
tế dâng Máu mình trong Cung thánh trên trời
trước Nhan thánh Chúa Cha. Nói cách khác,
tế lễ trên thập giá dưới đất đồng nhất với
tế lễ dâng trên trời. Bởi vì không bao giờ
có chuyện Chúa Giêsu dâng hai lần, dâng một lần
dưới đất rồi dâng lần nữa trên
trời, Thánh thư khẳng định rõ ràng : Chúa Giêsu dâng tế lễ chính mình "duy nhất chỉ một
lần" (Hr 9.24-26).
Nhưng làm
sao Kinh Thánh và Giáo Hội lại bảo rằng khi dự
Thánh Lễ bàn thờ dưới trần, thì cả chúng ta
nữa cũng được đưa vào tham dự tế
lễ của Thượng tế Giêsu trên trời
?
Thưa
: Được đưa vào
đó là vì chúng ta
đã thành một thân thể với Chúa Giêsu. Đúng vậy : khi nhờ tin và chịu Phép Rửa,
ta được dìm vào trong Chúa, nhập vào trong Ngài, thành một thân thể với
Ngài như lời Kinh Thánh quả quyết :
"Thật thế, trong Thần
khí độc nhất, hết thảy chúng ta đều
đã nhờ chịu Phép Rửa mà trở nên một thân thể."
(1 Cor 12.13)
Mà đã là
một thân thể thì Chúa là Đầu và thân thể là ta
không thể rời nhau, cho nên khi Chúa Giêsu, là Đầu,
vào Cung thánh trên Thiên Đàng, tất
nhiên Ngài sẽ đem ta, là thân thể, cùng vào với Ngài một
cách mầu nhiệm, để cùng Ngài tế lễ phụng
thờ Thiên Chúa Cha.
Điều
này, bài Thánh Thư trên đầu đã khẳng định : “…Đức
Giê-su đã vào như người tiền phong mở
đường cho chúng ta…[…] Vậy, hỡi anh
em, nhờ bửu huyết Đức Giêsu, chúng ta được dạn dĩ bước vào
Cung thánh (trên trời). Ngài đã khai quang cho chúng ta một
con đường mới và sống động xuyên qua bức
màn, tức là thân xác Ngài.... Vì thế chúng ta hãy tiến
lại (gần Thiên Chúa)…
Anh chị
em đừng ngạc nhiên bỡ ngỡ khi
nghe nói Chúa Giêsu đưa ta vào Thiên Đàng cùng với Ngài mà
tế lễ thờ phượng Thiên Chúa, vì tưởng là
bảo ta leo lên trên chín tầng mây, vào
trong cõi trời xanh thăm thẳm mà tế lễ đâu. Không ! Ta vẫn còn đang sống ở trần
gian, chân vẫn còn đạp đất, làm sao leo lên đó
được ?
Nhưng là thế này : biết rằng lễ tế
của Đức Giêsu dâng trên thập giá dưới
đất cũng đồng nhất với tế lễ
Ngài đang dâng trên trời (Hr 8.1-3; 9.12-14) thành một
tế lễ duy nhất, và vì muốn cho chúng ta được
hưởng ơn cứu độ do lễ tế của
Ngài – chúng ta là những người một mặt
hiện đang sống ở thế kỷ 21 không
được phúc đứng dưới chân thập giá
Đức Giêsu tại đồi Can vê để lãnh ơn
cứu chuộc, và mặt khác lại đang sống
dưới đất chưa lên thiên đàng – cho nên
Đức Giêsu truyền lệnh cho Hội Thánh làm tái hiện tế lễ duy
nhất ấy lại trong Thánh lễ trên bàn thờ của
chúng ta mỗi ngày cho chúng ta tham dự. Thật
vậy, trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu "cầm lấy bánh và tạ ơn, Ngài bẻ ra và
ban cho họ mà rằng: “Đây là Mình Thầy, hiến
tế vì anh em. Anh
em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến
Thầy. Và tới tuần rượu
cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy
và nói : “Chén này là giao ước mới,
lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em." (Lc
22.19-20 ; xem 1 Cor 11.23-25)
Như thế, chỉ có một tế lế duy
nhất song trong ba hình thức:
(I)
tế lễ thập giá xảy
ra dưới đất tại Đồi Canvê,
(II) tế
lễ ấy được coi là đang dâng trên thiên
giới,
(III) ngày nay, trong Thánh lễ trên bàn
thờ của Hội Thánh, tế lễ ấy ‘được tái hiện’
dưới hình bánh và hình rượu.
Vì thế cho nên khi chúng ta dự Thánh Lễ ở bàn
thờ trần gian (III) cũng là được tham dự
tế lễ Chúa Giêsu đã dâng trên thập giá (I) và đang
dâng trên trời (II) vậy, (xem hình minh họa).
Nếu ai còn lưỡng lự và hoài nghi, thì xin vui lòng
nghe lời dạy của
Công đồng Vatican II :
"Phụng
vụ trần gian là nơi chúng ta tham dự,
bằng cảm nếm trước, phụng vụ trên
trời, được cử hành trong thánh đô
Giêrusalem (thiên quốc), nơi chúng ta là những lữ khách
đang tiến về, ở đó Chúa Kitô đang ngự
bên hữu Thiên Chúa như một thừa tác viên của
Cung thánh, của Nhà Tạm đích thực (x. Hr 8.2); phụng
vụ trần gian là nơi chúng ta hợp cùng toàn thể
đạo binh trên trời đồng thanh ca ngợi tôn
vinh Chúa…" (Hiến Chế Phụng vụ thánh, số 8).
Lời Công Đồng đã cho thấy rõ
: Trên trời, trong Thành đô Giêrusalem thiên
quốc (Kh 21.2), đang cử hành một việc
phụng vụ, ở đó Chúa Kitô, đang ngự bên
hữu Thiên Chúa, làm thừa tác viên của Cung Thánh, lo
việc tế tự, dâng tế lễ (Hr 8.2-3), và tế
lễ thiên giới đó “chúng
ta tham dự” một cách mầu
nhiệm song rất thật.
Nếu ở trên
trời không diễn ra phụng vụ tế
lễ, thì Công Đồng nói
‘chúng ta tham dự’
là tham dự vào cái gì ? Khi ta đi vào một rạp
hát, hay rạp chiếu bóng mà không đang diễn ra vở
kịch hay chiếu một phim nào trên màn bạc, mọi
sự đều im lìm, màn nhung vẫn khép kín, thì ta
đến xem cái gì, đến dự cái gì?
Vậy, trên thiên giới đang diễn ra một
việc phụng vụ mà “chúng
ta tham dự”, nhưng xin lưu ý: chúng ta tham dự khi dự Thánh Lễ ở
trần gian.
Việc ấy được thực hiện vì
Tế lễ của Thượng tế Giêsu đang dâng
trên trời, lại được Chúa Giêsu truyền cho Hội
Thánh làm tái hiện trong Thánh
Lễ trên bàn thờ dưới trần !
Đó là chủ đề chúng ta dành
để bài sau sẽ tìm hiểu.
Tích truyện
Chúa Giêsu Hài
Đồng hiện ra trong Mình Thánh.
Chuyện
lạ này xảy ra năm 1911, ở Manzaneda, một làng
thuộc nước Tây Ban Nha, địa phận Astorga. Báo
Irish Catholic 28/3/1912, đã đăng có chữ ký của cha
Magnier DCCT.
Trong làng
đó, cha sở và bổn đạo chia rẽ, đến
nỗi cha phải sang ngụ ở một xóm bên cạnh.
Để tái lập bình an, Giám mục mởi các cha
thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế đến giảng
một tuần Đại Phúc. Giảng tại xóm cạnh
đó tên là xóm Thánh Martin, nơi cha sở tá túc. Bắt
đầu chỉ có trẻ em dự. Dần dần cả
người lớn, rồi cả giáo dân của giáo xứ
chính cũng đến.
Ngày mai, là
Thánh lễ cho các em chịu lễ lần đầu. Các cha
khuyên các em cầu cho người trong làng được
ơn trở lại. Chiều đến, một vị
thừa sai lên tòa giảng xin Chúa tha các tội phạm
đến phép Thánh Thể. Bỗng, một ánh sáng rực
như ánh chớp lóe ra trên bàn thờ. Cử tọa xôn xao
nhìn lên mặt nhật hào quang. Một em bé kêu to: “Con nhìn
thấy Chúa Giêsu Hài Đồng”. Thừa sai bảo im và
bảo bổn đạo quỳ. Ngài tiếp tục thúc
giục bổn đạo với sự hùng hồn khác thường.
Đang khi ngài nói, ai cũng nom thấy mặt một Hài Nhi
tóc vàng, bắt đầu hiện ra, rời khỏi hình
bánh. Hài nhi đó to dần lên, bước ra ngoài hào quang,
hiện rõ cả thân mình chân tay. Hai tay mở ra như
muốn ôm lấy các em chịu lễ lần đầu
đang quỳ trước bàn thờ. Người ta
thấy rõ dấu các vết thương của cuộc Tử
nạn và có máu ở tay chảy ra. Hài nhi mặc áo
trắng, song có rắc hoa tím. Một ánh sáng lạ lùng
từ Hài nhi tung tóe ra.
Cha thừa
sai thúc giục họ ăn năn tội phạm
đến Chúa. Cha sở bây giờ làm hòa cùng bổn
đạo, ban phép lành Mình Thánh. Vì quá cảm động, linh
mục không thể kéo mặt nhật ra khỏi hào quang.
Tức thì Mình Thánh tự bay bổng ra khỏi hào quang,
rồi từ từ hạ xuống nhà tạm đang
mở. Không ai muốn về nhưng phải vâng lời. Ai
về đều đi giật lùi và mắt nhìn lên nhà
tạm.
Mai, vị
thừa sai muốn làm lễ, phải chật vật
lắm mới lên bàn thờ được, vì đông.
Cả giáo xứ đều ăn năn xưng tội
chịu lễ. Cuối tuần Đại Phúc, lúc hát
tạ ơn, Chúa Giêsu Hài Đồng lại hiện ra
như 8 ngày trước. Nhưng chân tay không còn mang dấu
tử nạn, áo không còn vương hoa tím, song sáng chói, và
mặt Ngài rạng rỡ vui tươi. Hát tạ ơn
xong, Chúa Hài đồng biến đi.
Để ghi nhớ ơn lạ,
người ta khắc hình Chúa Giêsu Hài Đồng lên thánh
giá kỷ niệm Đại Phúc. Đ.G.M. cho điều
tra. Kết quả: sự thật đã quá rõ, Chúa Giêsu
đã hiện ra để thưởng các em chịu
lễ lần đầu đã sốt sắng cầu cho
cả giáo xứ ăn năn trở lại.
|