Dụ ngôn ‘Những
người làm vườn nho’
Thường thích nói cầu xin Chúa ban ơn. Để
Chúa ban ơn phải sám hối và được Chúa tha
tội để có ơn thánh hoá. Hôm nay nói rõ thêm: Phải
làm việc "làm vườn nho Chúa" mới
được trả công xứng đáng. Là củng
cố cho khẳng định "ngoài Giáo Hội không có
cứu độ".
Vườn nho là Nước Trời. Ông Chủ là Thiên
Chúa. Thuê người làm là Thiên Chúa mời gọi. Gặp ai
Người cũng đều mời gọi. Có làm
vườn nho, có công mới có thưởng. Thiên Chúa
thưởng công cho mỗi người tuỳ theo sự
đáp lại lời Người mời gọi và tuỳ
theo việc làm của mỗi người (theo sự
đánh giá của Ngưòi). Thiên Chúa biết việc
Người làm (chúng ta làm sao biết!). Phải hiểu bài
Phúc âm theo những áp dụng trên.
CHÚ GIẢI
- Thuê người làm vườn nho: Thiên Chúa
mời gọi mọi người mà Người gặp
gỡ đi làm vườn nho là gia nhập và làm việc
trong nước của Người là Giáo Hội.
- Thoả thuận với họ là mỗi ngày một
đồng: hợp đồng "Làm việc"
để được Nước Trời.
Được hay không được. Không có ít hay
nhiều.
- Ông sai họ đi làm vườn nho:
Đức Giêsu, các tông đồ, Giáo Hội rao giảng
ơn cứu độ của Thiên Chúa. Ai tin, chịu phép
rửa, gia nhập Giáo Hội, làm việc "những
điều Đức Giêsu dạy....."
- Giờ thứ ba, ông trở ra chợ thấy có
những người ở không, ông bảo "hãy đi làm
vườn nho Ta, Ta sẽ trả công xứng đáng:
Gặp là gọi và hứa "trả công xứng đáng
(tuỳ theo việc họ làm, không hợp đồng
cụ thể). Không gặp thì không gọi được.
Phải cho Chúa gặp.
- Giờ thứ sáu, giờ thứ chín, giờ thứ
mười một..: Sao các anh "không làm gì
hết", hãy đi làm vườn nho cho Ta: Không có giờ
thứ 12 hay 13. Làm việc một giờ cũng là có làm.
Giờ 12 thì có làm gì để đánh giá và thưởng.
Chờ giờ 12, mới gặp (không gọi). Có
người tính toán "để gần chết hãy xin
rửa tội được lên thiên đàng ngay"? Không
biết ai bày chuyện nầy?
- Chiều đến, trả công.. bắt đầu từ người
đến sau hết: Nếu bắt đầu
từ người trước hết cho họ về
trước thì không có cãi cọ. Câu chuyện
được sắp đặt (chứ không tự nhiên) để
nói vế những người được mời
gọi trước hết là Israel (nhất là biệt phái
và luật sỉ) cằn nhằn, trở nên sau hết,
bị loại trừ (như đã xảy ra mà không cằn
nhằn được!). Muôn dân được mời
gọi sau là do ý định của Thiên Chúa sắp xếp
và rõ ràng họ "làm việc" tốt hơn
người Do thái. Họ xứng đáng ơn cúư
độ. Và chúng ta thấy không có vấn đề
"cằn nhằn" vì Thiên Chúa trả công cho mọi người
"xứng với việc họ làm" (theo đánh giá
của Thiên Chúa).
- Những kẻ trước hết thì trở nên sau
hết....: bị loại hết thì những kẻ
sau hết tự nhiên được đôn lên trước
hết. Do thái bị loại hết thì còn dân ngoại thôi.
Sau trở thành trước.
- Được gọi thì nhiều mà được
chọn thì ít: Có điều kiện như qui
định thì mới chọn. Không có "nhưng
không". Không đủ điều kiện thì bị
loại là lẽ đương nhiên. Những kẻ
được gọi phải "cho" điều
kiện để được chọn. Không thể
xấu tốt gì cũng chọn.
Thiên Chúa
nhân hậu và công bình. Là sự công bình của con tim
(chứ không phải của lý trí vô cảm). Thiên Chúa
phải như vậy mới là Thiên Chúa toàn thiện,
vừa công bình mà cũng vừa nhân hậu. Cằn nhằn
vì không hiểu cách hành xử của Thiên Chúa.
Thiên Chúa
gặp ai cũng gọi. Gặp trước gặp sau là do ý
định của Người trừ khi người ta
trốn tránh Thiên Chúa, cố tình từ chối Thiên Chúa,
không chịu đi làm vườn nho.
Có công
mới có thưởng. Vô công bất thụ lộc.
Người chân chính không có công không nhận lộc. Con
người thường xin Chúa ban "nhưng không".
Làm vườn nho Chúa thì mới có công. Không chịu giữ
đạo Chúa mà muốn lên thiên đàng hoặc đợi
gần chết mới chịu phép rửa hoặc chịu
phép rửa mà không giữ đạo đợi giờ
chết nhờ người ta rước cha xức
dầu. Muốn vào thiên đàng vào giờ thứ 25. Không làm
vườn nho Chúa, Chúa đâu phải trả công
"Nước Trời".
Thiên Chúa
rất nhân từ nhưng cũng công bình vô cùng. Nhân từ có lý do. Nhưng lý do của
Thiên Chúa chúng ta không biết nổi vì chúng ta hẹp hòi, ích
kỷ. "Ta tốt bụng còn bạn thì hẹp hòi"
cằn nhằn.Thiên Chúa không hề hà, hệt hạt,
tuỳ tiện. Thiên Chúa thấy tường
tận, chí lý khi hành động còn chúng ta chỉ thẩy
phiến diện vì chúng ta bị giới hạn
"thụ tạo".
Hãy nhân
từ như Cha trên trời là Đấng nhân từ. Ngưòi muốn lòng nhân
từ hơn của lễ.
|