Lý lẽ
của trái tim – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Khi nghe
dụ ngôn này có nhiều
người thắc
mắc: Chúa có công bằng
không khi ban thưởng cho người làm ít cũng bằng
người làm nhiều? Hỏi như thế
là chưa hiểu rằng đây chỉ là một dụ
ngôn. Dụ ngôn không phải là một
chuyện có thật. Nhưng chỉ là một câu chuyện
dùng làm hình ảnh để giải nghĩa giáo lý của Chúa.
Trong dụ ngôn, Chúa không có
ý dạy về những kiến thức trần gian, nhưng muốn nói về những chân lý Nước
Trời. Những
bài học mà Chúa muốn
dạy ta qua dụ ngôn ‘Người thợ làm vườn nho giờ thứ
mười một’
này là:
1) Chúa yêu
thương hết mọi người và mong muốn
mọi người được ơn cứu độ. Vườn nho
tượng trưng
cho Nước Chúa. Ông chủ vườn
nho là Thiên
Chúa. Người được thuê
là người được mời gọi vào Nước
Chúa. Tiền lương là
sự sống trong Nước Chúa. Hình ảnh ông chủ ngày ngày ra chợ
tìm thuê thợ là hình
ảnh của Chúa yêu thương.
Không phải ta đi
tìm Chúa, nhưng chính Chúa đi tìm
ta. Không phải tìm một lần mà tìm suốt
ngày, từ giờ này sang giờ khác. Nếu những người được
thuê vào buổi sáng sớm tượng trưng cho những người có số phận
may mắn, có khả năng hơn người, thì những người được
thuê vào cuối ngày tượng trưng cho những người kém may mắn, kém khả năng, bị thiệt thòi trong xã
hội. Việc Chúa thuê hết
mọi người từ sáng sớm
cho đến chiều tà, từ người sang đến kẻ hèn, từ người
tài giỏi đến những người kém cỏi, từ người khỏe mạnh đến người yếu kém, tất cả nói lên
lòng yêu thương của Chúa. Chúa muốn mời
gọi hết mọi người, mong muốn hết mọi người được
ơn cứu độ, được
hưởng hạnh
phúc trong Nước Chúa.
2) Hạnh phúc
Nước Trời là ân huệ Chúa ban. Nếu Chúa
không kêu gọi thì không
ai có thể
được vào vườn nho của Chúa, được vào Nước Chúa. Nếu Chúa không ban hạnh phúc Nước Trời thì chẳng ai có thể tự
mình chiếm lấy được. Việc Chúa ban thưởng cho những người được thuê mướn cuối cùng trước những người được thuê mướn đầu tiên làm nổi
bật chân lý này: Nước
Trời là ân huệ
Chúa ban. Ân
huệ phát xuất từ tình thương của Chúa chứ không do công đức của ta. Vì thế
chẳng ai có quyền đòi hỏi. Hơn nữa, ơn Chúa ban vượt quá sức, quá lòng mong ước
của ta. Hiểu biết điều này, ta sẽ
không ngừng tạ ơn Chúa.
3) Chúa yêu
thương và mong ta biết
yêu thương như Chúa. Những
người thợ làm từ sáng
sớm không có gì để
kêu trách Chúa về tiền
lương, vì đã được thỏa thuận từ trước. Họ chỉ kêu trách
vì thấy người làm ít cũng được
như mình. Họ kêu trách lòng
nhân từ của Chúa. Đó là điều vô lý. Và
Chúa đã nêu rõ điểm
vô lý đó:
Tại sao kêu trách vì
tôi tốt bụng? Phần mình đã được
rồi, tại sao không vui
mừng vì những anh em kém cỏi,
kém may mắn cũng được ân huệ
vào phút chót. Qua điều này Chúa muốn
dạy ta hãy biết yêu thương những người kém cỏi, bé nhỏ, nghèo
hèn. Một xã hội muốn
tốt đẹp phải biết giúp đỡ những người bé nhỏ. Một
xã hội chỉ thực sự văn minh khi biết
quan tâm tới những người kém may mắn. Nếu chỉ nghĩ
đến bản thân mình ta
sẽ thấy cuộc đời chỉ toàn bất công. Nếu biết nghĩ đến người khác, ta sẽ
thấy cuộc đời thật đẹp đẽ vì chan chứa
tình người.
Qua dụ
ngôn này ta thấy tư
tưởng của Chúa khác hẳn
tư tưởng của con người. Cách cư xử của Nước Trời khác hẳn cách cư xử của nước trần gian. Lý luận của Chúa khác hẳn
lý luận của người đời. Không tìm
lợi lộc cho bản thân
nhưng lo tìm hạnh phúc cho người khác. Không trọng sang khinh hèn, nhưng để ý yêu thương giúp đỡ những người kém may mắn, bị bỏ rơi trong xã hội. Không
dùng lý lẽ
của lý trí nhưng dùng lý lẽ
của con tim,
một con tim luôn yêu thương,
luôn mong muốn hạnh phúc cho mọi
người. Chúa mong con cái Chúa
cũng hãy có tư tưởng
của Chúa, cư xử như Chúa và
yêu thương như Chúa. Như thế mới có thể
làm cho Nước
Chúa mau lan rộng.
Lạy Chúa,
xin cho con hiểu được đường lối Chúa và cho
con luôn đi trong đường lối của Chúa. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
1)
Công bình
tuyệt đối có làm cho
con người hạnh
phúc không, hay là còn cần
tới bác ái nữa?
2)
Qua dụ ngôn này, Chúa
muốn dạy tôi điều gì?
3)
Nếu bạn
là người tàn tật, yếu ớt, thất bại, bạn mong chờ điều gì nơi xã
hội: công bình hay bác ái?
|