Lễ
kính Thánh Mát-thêu – Nỗi lòng
khi nghe ba chữ “hãy theo ta.”
“Đức
Giêsu đi ngang qua trạm thu thuê, thì
thấy một người tên là Mát-thêu.”
(MT 9:9)
Hôm
nay là ngày lễ kính thánh Mát-thêu,
Tông Đồ và Thánh Sử, Giáo
Hội cho chúng ta nghe lại bài Phúc
Âm (PA) của chính thánh nhân viết
diễn tả lại giây phút Chúa
Giêsu gọi thánh nhân theo Ngài.
(Mat-thêu 9:9-13). Khi đọc hoặc nghe đoạn
Phúc Âm này có bao giờ bạn tự
hỏi không biết cảm xúc của Thánh
Mát-thêu ra sao và như thế nào
lúc đó? Tôi tin chắc có lẽ
thánh Mát-thêu đã có rất
nhiều điều chạy lung tung trong đầu
của mình khi Chúa Giêsu đi qua nơi
ông ta đang làm công việc thu thuế.
Cầu nguyện theo cách hình dung tưởng
tượng (imagination prayer) là cách hay nhất
có thể giúp tìm ra câu trả lời
này. Vậy mời bạn và tôi mỗi
người chúng ta hãy tưởng tượng
mình là nhân vật “Mát-thêu”
trong giây phút gặp ông Giêsu là
một nhân vật nổi tiếng ngày xa
xưa ấy nhé.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Thôi
chết rồi, ông Giêsu đang nhìn
thẳng vào tôi. Dạo gần đây
tôi đã nghe nhiều tiếng đồn
về con người này. Người ta đồn
đại là có một người xuất
thân từ cái làng nhỏ xíu hẻo
lánh Na-za-rét có tên là Giêsu
đã rao giảng về Thiên Chúa (TC)
và làm nhiều điều mà từ
trước đến giờ chưa có một
tiên tri nào làm được. Thiên
hạ nói tùm lum ngoài đầu đường
và góc phố rằng ông Giêsu đã
chữa lành mọi thứ bệnh tật như:
người què và nằm liệt đi
lại được, người cùi được
khỏi, người mù được thấy,
người điếc nghe được và
ngay cả người đã chết cũng
được sống lại. Đặc biệt
là ông Giêsu còn đuổi được
cả những thần dữ ra khỏi những
người bị ma quỷ nhập vào người
nữa. Khi nghe những lời đồn đại
này, trong lòng tôi cũng nổi lên
một niềm ao ước là đi gặp
con người này một lần cho biết
thật hư ra sao. Những rồi cái mặc
cảm là người thu thuế, là một
tên “Do Thái gian” làm cho đế
quốc La Mã đã dập tắt cái
ao ước này ngay lập tức. Nhưng
một vài ngày gần đây một
người lính La Mã đã nói
với tôi là ông Giêsu không kỳ
thị và sợ hãi bất cứ ai; cả
những người lãnh đạo của tôn
giáo và quân đội La Mã. Thậm
chí người này còn cho tôi biết
là người đầy tớ của viên
đại đội trưởng La Mã đã
được chữa khỏi bệnh. Điều
này đã làm cho tôi vui trở lại
và hy vọng trong lòng.
Các
bạn có biết không!? Cái nghề
thu thuế của tôi cũng có nhiều
cái khổ lắm chứ không như nhiều
người lầm tưởng đâu. Tôi
cảm thấy như mình đang bị mắc
kẹt ở chính giữa cái kìm và
cái búa Tôi phải làm đủ
mọi cách để làm sao thu cho đủ
số thuế đã ấn định cho nhà
cầm quyền La Mã. Nếu không thu đủ
số thuế thì họ sẽ giao việc làm
của tôi cho người khác. Song song với
đồng tiền lương ít ỏi, tôi
còn phải thu thập thêm một số
tiền lẻ để lo cho bản thân mình
và gia đình có một đời
sống thải mái một chút chứ,
phải không? Và nếu tôi không đủ
mạnh mẽ chen lẫn dữ dằn và một
chút nhẫn tâm thì những người
đồng nghiệp và dân chúng có
thể sẽ hủy hoại cuộc sống của
tôi và luôn cả gia đình tôi
nữa.
Đương nhiên không một
ai thích đóng thuế. Nhưng đó
là lỗi của người La-Mã chứ
có phải tại tôi đâu. Tôi có
thể làm gì được chứ vì
đó là việc ngoài tầm tay với
của tôi mà. Đồng hương của
tôi đã không hiểu và không
cảm thông cho tôi nên họ đã
giận dữ và khinh bỉ tôi. Các
nhà lãnh đạo tôn giáo
Pha-ri-sêu thì cho tôi là loại người
dơ bẩn, loại người đáng tránh
xa vì lấy tiền của họ và của
đồng hương dâng cho chính quyền
La-Mã. Đây thật là một nỗi
khổ tâm và là nỗi “oan thị
Kính” mà tôi phải chịu đựng
mỗi ngày, khi tôi bắt gặp những
ánh mắt thù hận, kinh bỉ và
những lời nói chửi rủa thậm tệ
rất đau lòng.
Vâng,
tôi công nhận là tôi đã
rất tò mò về ông Giêsu, và
mong rằng sẽ có dịp để được
đứng từ đằng xa để có
thể nhìn và nghe ông ta. Nhưng khổ
nỗi là những bận rộn của việc
làm đã không cho phép tôi thực
hiện điều này. Ngày hôm ấy
thật là một ngày may mắn cho tôi,
vì ông Giêsu đã đến với
tôi thay vì tôi đến với ông
ta. Tôi đã bủn rủi cả tay chân
ra và không còn tâm trí đâu
để có thể tính toán cộng
trừ với những số tiền thuế khi
bắt gặp ánh mắt của ông Giêsu.
Từ rất lâu rồi, tôi đã
từng thèm khát một ánh mắt
nhìn tôi như thế này. Một ánh
mắt diệu hiền chuyển tải một tình
thương và lòng cảm thông thay vì
là những hận thù và khinh bỉ
mà tôi gặp như ăn cơm bữa mỗi
ngày từ sáng cho đến tối. Tôi
cảm thấy hình như ông Giêsu đã
thấy rất rõ những gì đang xáo
trộn, ngỗn ngang trong tâm trí và
trong trái tim của tôi. Ánh mắt của
ông Giêsu như đang nói với tôi
là ông ta đã biết tôi quá
mệt mỏi và chán nản tất cả
rồi, nhưng tôi lại quá yếu không
đủ sức mạnh để có thể
đi theo một hướng khác. Rồi ông
Giêsu nói với tôi “hãy theo
ta”. Giọng nói của ông ấy không
lớn lắm, nhưng đột nhiên tôi
cảm thấy ba chữ “hãy theo ta”
vang vọng trong trái tim tôi rất mạnh.
Đây là câu trả lời cho một
lối thoát mà tôi hằng tìm kiếm
ngày đêm bấy lâu nay. Tôi đã
không ngần ngại bỏ lại tất cả
những sổ, sách và tiền bạc thu
thuế và đi theo ông Giêsu ngay lập
tức.
Ông
Giêsu đưa tay quàng vai tôi. Lập
tức nước mắt của sự vui sướng
đã tuôn trào trong đôi mắt
của tôi theo từng bước chân đi
của hai chúng tôi. Các bạn ơi,
ngày hôm đó là ngày vui mừng
nhất trong lịch sử của cuộc đời
tôi.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Đó
là nỗi lòng với những uẩn khúc,
buồn và vui mà Thánh Mát-thêu
có thể đã cưu mang ngày xa xưa
ấy; mà tôi đã cảm nhận
được trong lúc cầu nguyện với
phương cách tưởng tượng hình
dung. Tôi tin chắc rằng đời sống
của người Kitô Hữu của tôi
và của bạn cũng có những giây
phút gần giống như của thánh
Mát-Thêu. Trong ngày lễ kính thánh
nhân hôm nay, thiết tưởng rằng
chúng ta nên làm phút hồi tâm,
xét lại xem mỗi người chúng ta
đã làm gì với những lúc
buồn và vui trong cuộc sống. Hãy
dành một vài phút hồi tưởng
lại xem tôi ở đâu và Chúa
ở đâu trong những giây phút đó?
Những phút giây đó đã đưa
tôi đi đâu? Nó đưa tôi
tới gần Chúa và gần anh em hơn
hay nó đưa tôi xa anh em và xa Chúa
hơn? Cho dù chúng ta đang làm gì
đi chăng nữa: đi làm hay về hưu,
làm thợ hay làm chủ, nhân viên
hay làm xếp, học sinh, sinh viên, tu sĩ,
giáo dân, v.v… thì hãy mở
lòng và ngẩn đầu lên để
Chúa Giêsu có thể nhìn vào
những mệt mỏi và bối rối trong
tâm trí và trong tim của mỗi người
chúng ta. Chúa Giêsu cũng muốn nói
“Hãy theo ta” như Ngài đã
nói với thánh Mát-thêu ngày
xưa và mời gọi chúng ta đóng
một vai trò nào đó qua ơn gọi
của mỗi cá nhân cho việc xây
dựng nước Thiên Chúa ngay ngày
hôm nay ở đời sống hiện tại
của mỗi người chúng ta ở trong
gia đình, hàng xóm, giáo xứ,
tu viện, công sở, trường học, v.v…
Lạy
Chúa Giêsu, xin cho con gặp được
ánh mắt của Chúa ít là
một lần trong đời.
Khi
tương lai con đang vững vàng ổn
định, xin hãy nhìn con như
Chúa đã nhìn Lêvi và
mời gọi con đứng lên theo Chúa, bỏ
lại tất cả những gì con cậy
dựa. Khi con chẳng còn là mình,
vấp ngã như Simon, xin hãy quay lại
nhìn con bằng ánh mắt xót
thương, tha thứ, để con òa
khóc như trẻ thơ. Khi con khao khát
sống cuộc đời hoàn thiện, xin
hãy nhìn con bằng ánh mắt yêu
thương như Chúa đã trìu
mến nhìn người thanh niên giàu
có. Khi con ước mong được
thấy khuôn mặt Chúa, xin Chúa
hãy dừng lại và ngước lên
nhìn con, như Chúa đã ngước
lên nhìn Dakêu và cho ông
thấy cả tấm lòng bao la bát ngát.
Lạy
Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết
nhìn con người hôm nay bằng
ánh mắt của Chúa.
Chúa
động lòng thương khi thấy
bao người yếu đau, thấy đám
đông bơ vơ như chiên không mục
tử. Ánh mắt Chúa thấu suốt
lòng người. Chúa buồn phiền
khi thấy có kẻ lòng chai dạ
đá, nhưng Chúa cũng vui khi
thấy bà góa nghèo bỏ vào tất
cả. Ðôi mắt Chúa đã
từng nhòa lệ trước cái
chết của người bạn thân là
Ladarô, và trước viễn ảnh
sụp đổ của thành đô yêu
dấu.
Lạy
Chúa, đôi mắt là cửa sổ
của tâm hồn. Xin cho con qua cửa sổ
ấy mà vào tâm hồn Chúa.
(Trích
trong Rabbouni – LM Ngyuyễn Cao Siêu, dòng
Tên)
Lạy
Thánh Mát-thêu xin cầu bầu cho chúng
con. Amen
Ngày
lễ Kính Thánh Mát-thêu 19 tháng
9, năm 2017
Phó-tế.
Giuse Nguyễn Xuân Văn
|