Tha thứ đến vô tận -
Barbara E. Reid OP
(Văn
Hào, SDB chuyển ngữ)
“Con
phải tha thứ bao nhiêu lần” (Mt 18,21)
Một phụ
nữ, đã từng hứng chịu bạo hành trong gia
đình, chia sẻ với tôi kinh nghiệm của chị
khi phải đấu tranh với chính mình để
thực hiện giáo huấn của Chúa trong Tin Mừng hôm
nay. Chị ta nói “Là một tín hữu Công giáo,
tôi thấy có trách nhiệm và bổn phận phải tha
thứ cho chồng tôi, khi anh ta dùng bạo lựcnhư
thể muốn giết tôi. Tôi tin rằng tôi phải
bắt chước hành vi yêu thương của
Đức Giêsu trên Thập giá, trước khi Ngài dang tay
đón nhận cái chết. Tôi phân vân tự hỏi, có
lẽ thay vì tha thứ, tôi đã có cảm giác thù hận từ
sâu tận trong tâm hồn, và tôi đã tự nguyền
rủa chồng tôi, mong anh ta chết quách đi cho xong. Tôi
sợ rằng tôi đã không tha thứ hoàn toàn cho anh ta
trước khi tôi chết, và như vậy tôi sẽ
bị trầm luân mãi mãi”.
Giáo huấn của Đức Giêsu hôm nay
dạy chúng ta phải tha thứ đến vô tận. Có một
điều khá gay go, là nếu chúng ta không thể tha thứ
thì sao? Cái gì sẽ xảy ra, khi chúng ta
muốn tha thứ, nhưng kẻ xúc phạm đến
chúng ta lại không hối lỗi và không chịu đền
bù thiệt hại. Có những khi, ví dụ trong
trường hợp bạo hành xảy ra nơi gia đình,
sự tha thứ còn là cớ giống như đổ thêm
dầu vào lửa, sẽ phản tác dụng và không đem
lại sự hòa giải và an bình
thật sự. Tiến trình thực hiện việc tha
thứ và hòa giải quả khá gian nan, và
chúng ta không thể giản lược trong một vài chiêu
thức giản đơn.
Bài
Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, tiếp nối với
đoạn Tin mừng của tuần trước, trong
đó Chúa Giêsu vạch dẫn một lộ trình khởi
đầu cho việc hòa giải, khi có những xúc phạm
xảy ra trong cộng đoàn. Lộ trình này bắt
đầu bằng việc cá nhân đến gặp gỡ
cá nhân, rối tiếp theo là có thêm
những trung gian, và bước cuối cùng là có sự tham
gia của cả cộng đoàn. Đứng
trước những chỉ huấn này, Phêrô đã hỏi
tiếp Đức Giêsu, thế ông phải phải tha
thứ bao nhiêu lần. Ông thấy ngay
những khó khăn và trở ngại khi thực hiện
tiến trình hòa giải như thế. Để
trả lời, Chúa Giêesu đã khẳng định,
việc tha thứ phải thực hiện một cách vô
tận, không có một giới hạn nào cả. Có
những sự việc gây nên nỗi đau triền miên và dai dẳng, vì thế cũng cần phải
biết tha thứ vô giới hạn, đồng thời
người phạm lỗi cũng cần phải hối
lỗi một cách chânthực. Chúng ta phải luôn sẵn
sàng thực hiện công việc đầy khó khăn này,
để hóa giải những tan vỡ, và thực hiện
việc giao hòa với nhau.
Trong
dụ ngôn tiếp theo về
người đầy tớ mắc nợ một số
tiền lớn đã được nhà vua tha cho, Chúa Giêsu
nhấn mạnh đến món nợ khổng lồ như
một gánh nặng. Món nợ đó biểu trưng
cho những khó khăn trong việc hòa giải, và nó đã
được cất đi khỏi tên đầy tớ.
Điều này,Chúa cũng kêu mời chúng
ta ý thức rằng: Sự hòa giải ở đây là
một quà tặng được trao ban một cách
nhưng không. Khi đón nhận món quà này, không phải do công
lao của mình, chúng ta cũng phải ban
trao lại một cách nhưng không giống như vậy. Tên đầy tớ không thể trả món nợ
cho nhà vua, nhưng anh ta có thể sao chép lại cách thức
mà nhà vua đã đối xử với anh ta, bằng cách
cũng tha cho kẻ mắc nợ mình. Tuy
nhiên anh ta đã không hành xử như thế. Anh ta làm ngược lại. Thế
rồi nhà vua tức giận, đổi thay tình thế, rút
lại sự tha thứ đã ban bố trước
đây. Điều làm chúng ta cảm
thấy chới với, đó là Thiên Chúa sẽ hành xử
giống như thế. Ngài sẽ rút
lại sự tha thứ của Ngài nếu như chúng ta
không muốn thứ tha một cách sâu xa tận đáy lòng.
Câu nói này của Chúa Giêsu gợi nhắc đến lời
kinh Lạy Cha mà chính Ngài đã dạy các môn đệ
cầu nguyện “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng
tha kẻ mắc nợ chúng con (Mt 6,12). Lời kinh đó
đi kèm theo lời khuyến cáo: Chúng ta
chỉ được tha thứ khi chúng ta biết thứ
tha cho nhau (Mt 6, 14-15).
Điểm nhấn ở đây, không
phải là Thiên Chúa lật lọng, đổi thay thái
độ, rút lại sự tha thứ đã trao ban, khi chúng
ta không hành xử giống như Ngài đã nêu gương. Cũng không phải
Thiên Chúa sẽ làm phương hại đến chúng ta, khi
chúng ta không tuân theo lối bước
của Ngài. Dụ ngôn chỉ muốn khuyến cáo một
cách khá cứng rắn, để con tim
chúng ta đừng trở nên xơ cứng khi không có lòng bao
dung và phải luôn biết sẵn lòng tha thứ cho nhau. Một tâm hồn chai lỳ trong hận thù, dễ
làm cho bạo lực tái bùng phát và tiếp diễn. Dụ ngôn chỉ muốn diễn tả một
cách thái mà chúng ta phải chọn lựa để làm sao
sự tha thứ luôn được chúng ta tâm đắc và
thực hành. Chúng ta phải nỗ
lực thứ tha, và cầu nguyện để tâm hồn
chúng ta luôn biết trải rộng, sẵn lòng tha thứ
cả khi việc thứ tha này chưa thực hiện
được. Chúng ta khẩn cầu
để xin Chúa giúp chúng ta biết mở toang cõi lòng
hầu có thể nếm cảm lòng thương xót dịu
dàng của Chúa đổ tràn trên chúng ta, giúp chúng ta cũng
dễ dàng dàn trải lòng thương xót và sự
đồng cảm giống như thế đến cho
mọi người. Không cái gì có thể
cất khỏi sự tha thứ của Chúa nơi chúng ta.
Tuy nhiên,trong cách cư xử
thường ngày, nhiều động thái chúng ta thực
hiện làm cản che hiệu quả của lòng
thương xót đó đang tuôn đổ xuống trên
mỗi người chúng ta.
|