Sự hoàn hảo dựa trên lòng
khoan nhân
Trong sách, "Bản
Tính của Thế Giới Vật Chất," Tiến
Sĩ Arthur Eddington diễn tả tiến trình của
sự bước vào một căn phòng như sau: "Tôi
đang đứng nơi ngưỡng cửa sắp
bước vào phòng. Nó là một sự
việc phức tạp. Trước tiên, tôi phải
chống lại sức đẩy của không khí với
sức mạnh của mười bốn trọng
lượng trên mỗi thước vuông của thân hình tôi.
Mỗi lần đặt chân trên sàn, tôi phải biết là
tôi đáp xuống trên một tấm ván đang di chuyển
với tốc độ hai mươi dặm một giây chung quanh mặt trời..." Phân tích
một sự việc thường như đi bộ trong
phòng, các nhà khoa học cũng thấy thật hấp
dẫn. Nhưng hầu hết chúng ta chỉ đơn
giản mà đi vào. Và chúng ta nghe là không khí
rất cần cho chúng ta thở và không có nó chúng ta sẽ
chết. Nhưng trước khi chúng ta
biết điều đó, thì chúng ta đã thở.
Hãy
đọc đoạn đầu của Kinh Thánh, "Lúc
khởi đầu Thiên Chúa sáng tạo trời
đất..." (St 1:1). Thánh Kinh không bắt đầu
với một lý do căn bản sự hiện hữu của
Thiên Chúa, nhưng sự hiện hữu của Thiên Chúa
đã được thừa nhận.
Trong
thư gửi cho Roma, Thánh Phaolô viết,
"Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như
không ai chết cho chính mình" (Rm 14:7). Hết thảy
đức tin bắt đầu với ý nghĩa của
sự lệ thuộc vào Một Đấng, phẩm
chức cao cả hơn chính chúng ta. Thường gọi là
bản năng, trực giác, khôn ngoan bẩm sinh, gọi là
gì tùy theo bạn, nhưng nó là một
phần của chúng ta. Tại vì chúng ta là chính chúng ta, ý
nghĩa lệ thuộc vào một đấng siêu việt
khác đã ăn sâu tận gốc rễ
của con người chúng ta. Con người đã dùng
nhiều cách thế thật khéo léo để tạo nên
chiến tranh chống lại tôn giáo, để xóa bỏ ý
tưởng về Thiên Chúa trong tâm trí của loài
người, nhưng tất cả đều bị
thất bại, vì Thiên Chúa đã được khắc ghi
trong con người. Bạn không thể
tẩy xóa Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống bạn vì không
có Thiên Chúa, thì không có sự sống.
Martin Scott, đã
để lại câu chuyện mà ông ta đã kinh nghiệm
trong lúc đi săn bắn ở miền Arkansas như sau:
Tôi rất là khoẻ
mạnh, rất sành ghề cỡi ngựa, đuổi
bắt bò, khi tôi đã dẫn bò đến đồng
cỏ rộng để cho các súc vật chạy nhảy.
Con bò đã đi trước, và tôi cỡi ngựa đi theo sau, ngẩng cổ lên để nhận
biết đồng cỏ rộng bao nhiêu. Vào ngay lúc đó,
con bò đã quay lại húc tôi; con ngựa tự nhiên phản
ứng quay bánh xe. Sự thay đổi
bất thường này đã ném tôi xuống khỏi yên
ngựa, cả người tôi đã bị ném xuống,
nhưng chân tôi vẫn treo một bên cổ ngựa. Chân thì đang treo mắc lại còn cổ thì
dọc thẳng xuống đất. Con bò lại húc
vào xương sườn của con ngựa ngay chổ tôi
đang bị treo, và con ngựa đã lúng túng vì sức
nặng của tôi, trong tư thế đó con bò đã tấn
công con ngựa.
Cuối cùng, tôi
đã bị kiệt sức; tôi cảm thấy tôi có
thể bám thêm một hai giây nữa: nhưng đầu con
bò đã đến quá gần tôi, đến nỗi tôi có
thể cảm được những hơi gió từ
mũi con bò thổi vào mặt tôi. Tôi đã tuyệt
vọng; tất cả lời cầu xin tôi có thể làm
được ngay lúc đó là tôi đọc lại Thánh
Vịnh từ thuở xưa tôi hay đọc: "Bây
giờ con xin phó thác để được nghỉ
yên;" và tôi đã đọc đi đọc lại hai
ba lần. May mắn thay, con ngựa đã quay
đầu, tấn công con bò. Húc vào con bò một cái, làm
cho tôi tí nữa té xuống đất, tung
tôi lên lại trên yên ngựa, thế là tôi đã lấy
lại được thế chỗ ngồi trên lưng
ngựa.
Trong mỗi một người, đều
có một bí nhiệm mà họ không thể nào hiểu. Nó có
thể chất chứa lâu năm hầu như đã
bị quên lãng; hoặc có thể đã bị đè nén cho
đến chết. Nhưng vào một đêm nào
đó, khi họ một mình trong sa mạc dưới
bầu trời đầy sao, họ sẽ đứng lên
cúi đầu, với một đôi mắt ướt
đẫm, hoặc có lúc khi họ bám víu vào những
chiếc thuyền đang bị gió bão xô đẩy trong
nỗi thất vọng; hoặc họ nắm chặt bánh
xe trong lúc xe đang bị xoay chiều, và thình lình, từ
sự bị quên lãng của chính họ, bí nhiệm này
sẽ được bộc lộ ra qua lời cầu
xin. Không ai sống cho mình, và cũng không ai
chết cho mình.
Đức tin Kitô hữu trưởng thành có
nghĩa hơn là chấp nhận tính chất của
Đấng cao cả. Nói rằng, "Tôi tin Thiên Chúa" trong
một cách người Kitô hữu trưởng thành là
"Tôi tin cậy vào Thiên Chúa và tôi sẽ sống theo
huấn giới của Ngài. Thánh ý của Thiên
Chúa đã được thực hiện và tỏ ra cho tôi
qua Chúa Giêsu." Trong bài học Phúc Âm hôm
nay, Chúa Giêsu mặc khải ý định của Thiên Chúa cho
đời sống của bạn và tôi trong sự kiện
tha thứ. Thánh Phêrô hỏi Chúa rằng,
"Lạy Thầy, khi anh em con xúc phạm đến con,
con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải bảy lần không?" "Không," Chúa Giêsu đáp, "Không phải
bảy lần, nhưng 70 lần bảy" (Mt 18:21-22). Đây
là cách nói của Chúa Giêsu là tha thứ không giới hạn
trong sự thương yêu. Nước Trời, Chúa
Giêsu giải thích cho Thánh Phêrô, được xây dựng
trên nền móng của sự thương yêu và tha thứ vô
giới hạn.
Thiên Chúa chính là Tình Yêu. Thiên Chúa đang
đòi hỏi chúng ta tin cậy ở Ngài. Chúa nói với ta
rằng, để trở nên con người trọn
vẹn như Chúa muốn, để được
hạnh phúc đích thật, chúng ta phải học biết
tha thứ cho anh chị em vô điều kiện, không
phải chị bảy lần, nhưng bảy mươi
lần bảy.
|