Nên tha hay
không? – Phillip
Bình Khả
Aba Gayles kể
lại một khúc quanh của đời bà như sau: bà
nhớ lại khi nhận được hung tin là con gái
yếu dấu của bà bị kẻ sát nhân, ông Mickey,
đâm tới chết, bà đã bàng hoàng và cảm thấy
đau đớn tột cùng. Trong những ngày tháng sống
trong đau buồn vì mất người con gái yêu dấu
và giận ghét đối với kẻ giết con mình, bà
rất muốn trả thù cho con gái bà, bà muốn kẻ sát
nhân phải chết. Chính vì sống trong tâm trạng đó,
bà Aba Gayles đã sống xa cách mọi người, bà
mất đi cuộc sống vui tươi. Nhưng
rồi qua học hỏi lời Chúa và cầu nguyện, bà
đã tìm lại được cuộc sống thật
của bà và cuối cùng bà đã tha thứ cho kẻ đã
giết con gái của bà. Hơn thế
nữa, bà còn thường xuyên đi thăm viếng
người hãm hại con gái bà đang ở trong tù
để nâng đở tinh thần ông ta. Đây là
sự tha thứ mà chúng ta không dễ tìm thấy, nhưng
đó là điều mà Lời Chúa trong hai bài đọc hôm
nay mong muốn nơi mỗi người.
Bài đọc thứ nhất và bài Phúc Âm ngày
hôm nay cùng khuyên chúng ta trong việc tha thứ cho
người khác. Lời Chúa đến với
chúng ta trong bài đọc thứ nhất khuyên rằng
đừng giận ghét kẻ khác; hãy tha thứ cho kẻ
làm hại ngươi, thì khi ngươi cầu nguyện,
ngươi sẽ được tha thứ. Trong bài Phúc Âm, ông Phêrô cũng nhận thức
được sự cần thiết của sự tha
thứ, chỉ có điều là ông thắc mắc
đến việc tha bao nhiêu mới đủ.
Đối với ông việc tha cho kẻ xúc phạm
đến ông đến bảy lần là quảng
đại lắm vì các thầy Do Thái dạy rằng tha cho
người xúc phạm đến ta ba lần là quá lắm
rồi. Nhưng Chúa Giêsu dạy rằng không
phải là tha đến bao nhiêu lần mà là phải luôn
sống trong sự tha thứ. Đây là
điều mà chúng ta cảm thấy rất khó thực
hiện, phải không các bạn. Tuy nhiên,
đây là việc mà chúng ta nên và phải làm. Vì sao?
Xét
về khía cạnh tâm lý tự nhiên thì việc thứ tha là
một cách giải thoát đi nỗi đau đớn, lòng
hận thù trong chính con người mình khi người khác
xúc phạm đến ta. Việc chúng ta
giận ghét người khác không làm cho người khác
đau khổ nhưng ngược lại chính chúng ta là
người phải chịu sự dằn vặt tâm
hồn, mất bình an, ngủ không yên và nhiều xáo trộn
khác. Chính chúng ta hại bản thân. Bà Aba Gayles trong câu chuyện ở trên mất đi
cuộc sống vui tươi khi bà còn giữ hận thù
trong lòng. Nhưng khi bà biết tha thứ
thì cuộc sống của bà trở nên có ý nghĩa. Mỗi người đều có cảm nghiệm
này. Như vậy việc chúng ta tha
thứ làm ích không cho người nào khác hơn là cho chính
chúng ta trước nhất. Nó mang lại sự bình an tâm hồn, cuộc sống tươi vui.
Hơn
nữa, xét theo mối tương quan
giữa ta với Thiên Chúa và với tha nhân, chúng ta cũng
cần sự tha thứ của người khác thì tha
thứ là việc phải làm. Dụ ngôn
người đầy tớ bất lương trong bài
Phúc âm hôm nay nói rất rõ. Chúng ta cứ
tính toán torng việc tha thứ cho người khác, trong khi
chính Thiên Chúa hằng tha cho chúng ta bao nhiêu tội lỗi.
Bài đọc thứ nhất khuyên: "Hãy tha thứ cho
kẻ làm hại ngươi, thì khi ngươi cầu
nguyện, ngươi sẽ được tha
thứ." Chúng ta qua kinh Lạy Cha cũng
thường xin Chúa "tha nợ chúng con cũng như
chúng con tha kẻ có nợ chúng con." Chúng ta chỉ
mong muốn Thiên Chúa hay người khác quên đi lầm
lỗi của chúng ta hoặc tha cho chúng ta trong khi đó
chúng ta lại quên đi việc chúng ta cũng phải tha
thứ cho người khác.
Lời Chúa trong các bài đọc hôm nay
đang thách đố mỗi người hãy luôn sống
trong sự tha thứ. Đây cũng là điều mà Chúa Kitô đã
cầu nguyện khi bị đóng đinh trên cây thập
tự: "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không
biết việc họ làm." Bà Aba Gayles cũng đã
thực hiện đúng tinh thần tha thứ của Chúa
Giêsu đối với kẻ giết con gái yêu dấu
của bà la dứt khoát tha và tha hết; hơn nữa bà nâng
đỡ tinh thần ông trong khi đang ở trong tù và mong
muốn cho ông sống tốt hơn.
Mỗi người cũng nên tự hỏi
nơi chính mình rằng còn người nào đó mà chúng ta
cần tha thứ không? Cha mẹ? Vợ chồng? Con cái? Họ
hàng? Hàng xóm? Những
người làm cùng hãng? Và chính bản
thân chúng ta?
|