Hãy tập
sống như tấm lòng bao la của Thiên Chúa
Tha thứ không dễ, nhất là việc xúc
phạm không chỉ gây đau khổ cho chúng ta mà còn làm
thiệt hại cho thân nhân của chúng ta nữa. Câu truyện sau
đây của người phụ nữ ly dị và
đứa con gái 14 tuổi của bà, chứng minh
điều ấy. Ly dị luôn là một kinh
nghiệm cay đắng cho bất cứ cuộc hôn nhân
nào. Nhưng kinh nghiệm của
người đàn bà trong câu truyện lại càng cay
đắng, bế tắc hơn. Bà là
một công nhân không thành thạo, đứa con gái còn đi
học. Sau vụ ly dị, người cha phải chu cấp tiền bạc cho nó. Nhưng ông đột nhiên cắt đứt,
mặc dầu ông có khả năng. Người
vợ vụng về không kiếm được nhiều
tiền. Bà lo lắng rồi đây không hiểu làm sao
ra kinh tế để tiếp tục cho con đi học. Bà là một tín hữu nhiệt thành, bà hối
hận dã qúa nóng giận, tức bực với
người chồng cũ. Tuy nhiên tôi
không hiểu bà có phản ứng ra sao khi nghe công bố Tin
mừng hôm nay ở Thánh đường?
Nhưng
xin quanh co một chút, cho vấn đề dễ sáng
tỏ. Khi đọc Kinh thánh, đôi khi ý
nghĩa của nó dễ, tôi có thể hiểu ngay và lấy
ra vài tư tưởng để suy niệm. Nhưng
đôi khi phải tìm hiểu lâu, trong những trường
hợp ấy, tôi chỉ lắng nghe vài câu, vài lời, vài
hình ảnh mà tôi có thể hiểu được
để nghiền ngẫm cho đến lần
đọc khác, riêng tư hoặc nghe công bố ở nhà
thờ. Thí dụ: tuần vừa qua, tôi được thách
thức đừng để sự xúc phạm đến
mình phát triển. Chúa Giêsu khuyên tôi phải
đi dàn xếp với anh chị em gây phiền toái đó.
Chẳng cần phải là học giả
của Kinh thánh mới có khả năng diễn giải ý
nghĩa của đoạn kinh thánh ấy. Bài Tin mừng ngày hôm nay không dễ như vậy.
Nó đòi hỏi nhiều suy nghĩ hơn.
Câu truyện khởi sự bằng việc
Phêrô hỏi Chúa Giêsu phải tha thứ bao nhiêu lần. Đến
7 lần không? Câu hỏi của ông
tiếp nối liền sau việc Chúa dạy về
sửa lỗi và hòa giải trong cộng đoàn, tức
Hội thánh ngày nay. Vậy thì ai trong chúng
ta lúc này không hiểu tầm quan trọng của sửa
lối và tha thứ trong cộng đoàn kitô giáo?
Để chúng ta khỏi quên, Kinh lạy Cha luôn nhắc
nhớ: “Xin tha lỗi cho chúng con như chúng con cũng tha
kẻ có lỗi với chúng con.” Ngay cả khi là
người không tôn giáo, thì các tâm lý gia nói cho hay sự quan
trọng của tha thứ, không những hữu ích cho
người khác mà còn rất lợi cho tinh thần chúng ta.
Phúc âm hôm nay Phêrô hỏi Chúa về việc tha
thứ đó. Hình như ông nghĩ mình có câu trả lời
đúng: Tha thứ đến 7 lần. Nhưng Chúa Giêsu làm
ông ngạc nhiên: “Bảy mươi bảy lần bảy”.
Để minh hoạ cho ý kiến của mình,
Chúa kể dụ ngôn ông vua nhân từ. Dụ
ngôn này không rõ nghĩa như tôi trình bày ở trên. Nó đòi hỏi kiên nhẫn và tìm tòi.
Thoạt
nghe tôi cảm thấy khó chịu, bởi hình ảnh
của Thiên Chúa không như chúng ta dự đoán: gần gũi và nhân lành. Ngược
lại, Ngài xem ra nghiêm khắc với những ai không
vừa ý Ngài. Tới hồi kết thúc dụ ngôn,
kẻ mắc nợ nhiều hơn bị trao cho lý hình:
“cho đến khi Y trả hết nợ cho ông.” Chúa Giêsu nói
thêm: “Ấy vậy Cha của Thày ở trên trời cũng
sẽ đối xử với anh em như thế, nếu
mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho
anh em mình”. Quí vị chắc đã hiểu ý
tôi? Bản văn xem ra tô vẽ lên một Thiên Chúa thay
đổi, từ Thượng Đế yêu thương
đầy lòng thông cảm mà Chúa Giêsu là hiện thân, thành
một Đấng đòi hỏi và ưa thích trừng
phạt. Hình ảnh này nhiều người
chúng ta vẫn còn lưu giữ trong thâm tâm, dù chỉ là
tiềm thức. Làm thế nào chúng ta tháo
cởi được những điều vặt vĩnh
của dụ ngôn này?
Xin nhớ đây là dụ ngôn chứ không
phải so sánh từng chi tiết (allegory). Dụ
ngôn cho chúng ta ý niệm sống trong Nước Trời là
như thế nào? Dưới triều
đại Thiên Chúa chúng ta phải cư xử ra sao? Chứ không phải toàn bộ câu truyện là
như vậy. Ông vua trong câu truyện
không là hình ảnh Thiên Chúa. Ông đại
diện cho công lý mà thôi. Còn mặt khác
của công lý mới mô tả đúng hình ảnh Đức
Chúa Trời. Đó là lòng thương xót
của Ngài. Duy chỉ công lý suông có
thể dẫn đến tàn nhẫn. Châm ngôn La tinh
nói: “Công lý tối cao sản sinh bất công cực kỳ
(summum jus summa injuria). Công lý của Thiên Chúa được
lòng thương xót của Ngài cân bằng.
Điểm thứ hai cũng quan trọng,
hình ảnh những người mắc nợ không hoàn toàn
đại diện cho chúng ta. Chúa Giêsu kể câu
truyện để trả lời nghi vấn của thánh
Phêrô, bổn phận của chúng ta là suy gẫm dụ ngôn.
Chúng ta tự so so sánh mình với con nợ khi liên
tưởng tới tội lỗi vô cùng to lớn với
Đức Chúa Trời. Nhưng ngụ ý
của dụ ngôn không hoàn toàn như vậy, chúng ta sẽ
dần dà khám phá ra sự thật. Nếu chúng ta
giữ nguyên hình ảnh Đức Chúa Trời hành
động giống vị vua trong câu truyện thì chúng ta
phải trả lời những vẫn nạn khó khăn:
Liệu Thiên Chúa có lòng trả thù như vị vua quyền
năng? Liệu Thiên Chúa thôi nhân từ
thương xót các tội nhân chưa hối cải?
Liệu lòng xót thương của Ngài kèm theo
điều kiện? Liệu hình ảnh Chúa
Giêsu mặc khải trong Phúc âm về một Thiên Chúa hoàn
toàn thương xót và tha thứ có thật?
Xin đọc kỹ dụ ngôn chúng ta sẽ
ngộ ra lắm điều lạ lùng. Trước
hết, tình huống Chúa Giêsu kể dụ ngôn là vì Phêrô
hỏi. Phêrô nắm chắc câu trả
lời, dựa vào những điều Chúa dạy về
sửa lỗi và thứ tha trong đoạn trên (Tin mừng
Chúa nhật tuần này tiếp liền sau tuần trước,
(Mt 18, 20 - 21)). Ông đề nghị 7
lần, tưởng là đã nhiều lắm, bởi
số 7 chỉ sự hoàn hảo trong văn hoá Do thái.
Số 7 chứa đựng ý nghĩa
đầy tròn. Nhưng trước
mặt Chúa số ấy có giới hạn. Chúng ta có
thể tuyên bố: “như vậy là chúng tôi đã thoả
mãn những đòi hỏi”. Nhưng Chúa Giêsu
làm Phêrô ngạc nhiên. Ta không bảo 7 lần mà tới
70 lần 7. Đúng hơn Chúa nói: đừng đặt
giới hạn cho việc tha thứ. Nghĩa là nó không
thể đong đếm như một danh sách mua sắm:
một chục trứng, hai két bia, ba cân
khoai tây vv. Tha thứ là vô hạn định. Vì vậy Chúa
kể dụ ngôn cho Phêrô và các môn đệ nghe, để
am hợp với nội dung Ngài công bố. Hội
thánh phải lĩnh hội phẩm chất và tầm quan
trọng của vấn đề. Tôi
hoài nghi câu truyện có bị cắt ngắn hay không,
bởi lẽ không thấy mô tả nỗi vui mừng
của con nợ, khi được tha bổng. Số tiền nợ rất lớn.
Người ta tính ra nếu lương công nhật mỗi
ngày một đồng thì con nợ phải lao
động 150 năm để trả nợ. Vậy mà
không thấy nói khi được tha nợ, con nợ hoan
hỷ nhẩy mừng như người trúng số
độc đắc, hay như tử tù được ân xá, ra khỏi khám đường.
Rõ
ràng người đầy tớ không bao giờ trả
hết nợ cho vua, dù anh ta hứa như vậy. Anh ta nói anh ta cần thời gian. Cho dù anh ta được phép có nhiều thời
giờ và làm việc chi đi nữa thì anh ta không bao
giờ có khả năng trả nợ, dù chỉ là một
phần rất nhỏ. Anh ta hoàn toàn
dưới quyền người chủ nợ. Tuy nhiên thay vì số phận thảm khốc
ấy, thì anh nhận được lòng nhân ái của ông
vua. Đây là điểm gây ngạc nhiên
của câu truyện. Thường
thường các dụ ngôn đều có những
bước ngoặt bất ngờ làm chúng ta sửng
sốt. Cái luận lý của nó không
đoán trước được, khác với lý luận
của thế gian. Người
đầy tớ hoàn toàn bước vào quan hệ mới,
đời sống mới mà anh chẳng bao giờ nằm
mơ thấy. Cứ như công lý của xã hội thì
con nợ phải chấm dứt cuộc sống tự do
của mình cùng với gia đình, tức đồng
nghĩa với cái chết mặc dù còn sống. Anh ta và gia đình đã nằm trên bảng giá
cả để bán. Nhưng bỗng nhiên
được tự do không phải trả món nợ
khủng khiếp nữa. Còn chi vui mừng
hơn? Đúng là một ân huệ
tày trời, anh phải thay đổi nếp sống
của mình và nhận ra hoàn cảnh hiện tại. Tất
cả đều là ân huệ của vua.
Thực tế anh không thấy được
như vậy. Phúc âm không thuật
lại gì cả, nhưng cho biết phản ứng của
anh ra sao. Câu truyện kể tiếp
chứng tỏ anh đã ngang nhiên ngăn cản ơn
huệ, không cho nó tác động trên bản thân anh và gia
đình. Đây là điều chúng ta
cần quan tâm suy nghĩ, bởi cũng thường vô
ơn như vậy trước mặt Đức Chúa
Trời, lãnh nhận muôn vàn ơn thánh của Ngài mà không
hề đáp trả. Chúng ta có
đầy đủ chứng cơ, con nợ trong Phúc âm
không hề thay đổi. Anh ta từ
chối tha nợ cho bạn mình, bóp cổ và đòi cho
bằng hết món nợ nhỏ xíu. Thánh Mattheo kể:
“Nhưng ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy
gặp một người đồng bạn, mắc
nợ Y một trăm quan tiền, Y liền túm lấy, bóp
cổ mà bảo: trả nợ cho tao”.
Đọc đến đây không ai có thể
cầm lòng tức bực với tên đầy tớ
bất lương. Nhưng đó phải chăng
cũng là thái độ của chúng ta đối với
đồng bào, mặc dù đã được Thiên Chúa tha
cho muôn vàn tội nợ? Tôi đã
từng đọc Tin mừng để cho lời Chúa
lắng đọng trong tâm hồn, đúng hơn Lời
Chúa tác động vào trong linh hồn tôi. Tuy nhiên câu truyện hôm nay làm tôi xấu hổ
nhất. Bởi lẽ thông điệp của dụ
ngôn là như thế này: Một người nợ một
món tiền không thể trả nổi, mặc dầu
hứa là sẽ trả. Món nợ được tha
bổng chẳng phải vì cử chỉ nào của chủ
nợ, ông ta đã nói hoặc hứa gì với con nợ, mà
hoàn toàn do lòng tốt của mình. Trước
lời khẩn cầu ông thương xót.
Người đầy tớ được tha và hoàn toàn
không thay đổi, không chịu tác động chi hết
bởi ân huệ quá to lớn của
chủ. Hắn lập tức từ chối
lời van xin của bạn, mặc dầu món nợ
chẳng đáng giá là bao, bóp cổ và hành hạ bạn cho
đến khi đòi được món nợ. Và bởi vì hắn không có một phản ứng
nào trước lòng tốt của vua, cho nên hắn trở
lại tình trạng nguyên thuỷ, trước khi
được chủ tha thứ, mắc món nợ
khổng lồ. Vậy thì hắn và gia
đình phải trả hậu quả của việc
hắn làm.
Tôi
rất tâm phục, khẩu phục tín thư
của dụ ngôn này. Chúng ta chẳng làm chi
để được Chúa thứ tha. Ơn này hoàn toàn nhưng không. Chúa tha thứ
cho tôi nhiều lần: 70 nhân 7, tương đương
với vô hạn định. Phản ứng của tôi
phải ra sao trước nhan thánh Đức Chúa Trời và
thiên hạ, bởi tôi thường vỗ ngực tuyên
bố là môn đệ Chúa, làm chứng nhân cho lòng
thương xót của Chúa Kitô?
Tôi phải suy niệm luôn luôn sự thật
trong câu truyện hôm nay. Cuộc sống của chúng ta với
Chúa là một hồng ân từ lúc sinh ra
cho tới khi lìa đời. Chẳng có chi mà
chúng ta không lãnh nhận từ Thiên Chúa. Việc cảm
tạ Ngài và ăn ở ngay chính là
lẽ đương nhiên. Nhưng đa
phần nhân loại lãng quên, kể cả giáo sĩ, tu
sĩ, linh mục. Họ ăn ở độc ác, thu vén tiền bạc, của cải,
tiện nghi, hạnh phúc cho riêng mình trên hy sinh đau khổ
của kẻ khác.
Trước bàn thờ Thánh Thể, chúng ta
thành thật dâng lời tạ ơn và xin cho chân lý Chúa
dạy hôm nay ghi khắc vào xương thịt mình. Bởi
bất cứ khi nào chúng ta xin ơn tha thứ đều
được Chúa tưới gội với lòng hoan
hỷ. Chúng ta cam kết với Ngài luôn sống
đạo đức tốt lành, sẵn sàng tha thứ cho
tha nhân xúc phạm đến mình bởi nó là dấu chỉ
chúng ta đã được Chúa thứ tha.
Thánh
Phaolô trong bài đọc hai cũng cùng ý tưởng đó khi
viết: “Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng
như không ai chết cho chính mình…dầu sống hay
chết, chúng ta đều thụôc về Chúa.” Chúng ta
thuộc về Thiên Chúa như một tạo vật do chính
bàn tay Ngài dựng nên. Ngài còn gìn giữ và
dẫn dắt, nhiều lần bằng những
phương cách khác nhau, Ngài đã giải thoát chúng ta
khỏi những khó khăn, nguy hiểm, ban cho
được sống hạnh phúc trên trái đất này. Chúng ta còn thuộc về Chúa trong ơn Ngài cứu
độ. Do sự lừa dối của satan và tội nguyên tổ, mọi
người đều phải án chết: tâm linh, phần
xác, ơn thánh, linh hồn. Chúng ta chẳng có
khả năng tự cứu lấy mình, cho nên Thiên Chúa
đã sai Con Một của Ngài xuống thế gian
để làm việc ấy. Con Ngài đã chịu
khổ nạn và chết trên Thập giá cũng vì mục
tiêu cứu thoát nhân loại khỏi án phạt
đời đời. Phép công thẳng
của Thiên Chúa được đền bù và lòng xót
thương của Ngài được tỏ hiện.
Tôi
xin trở lại câu truyện ban đầu: Nếu như
cứ theo công lý thế gian, tôi sẽ
khuyên người phụ nữ theo đuổi quyền
lợi của con gái cho đến cùng, dù phải bỏ
bố nó vào tù. Nhưng dưới ánh sáng Tin mừng hôm nay,
tôi cầu nguyện cho bà và đề nghị bà xin Chúa ban
quyền năng tha thứ cho ông ta. Bà sẽ
được bình an, yên tâm, vui vẻ và ông ta
được tự do sống như vậy, sau khi
trở lại tiếp tục cung cấp tiền bạc
cho con gái. Chắc chúng ta còn nhớ câu
chuyện đứa con hoang đàng của gia đình ông
James. Con ông bỏ nhà theo bạn bè
đi bụi đời nhiều năm trời. Một hôm nó hồi tâm nghĩ lại và muốn
trở về với gia đình. Nhưng
nghi ngại, bởi không hiểu cha mẹ có tha thứ cho
không? Suy nghĩ mãi nó tìm ra một phương kế:
Viết thơ nói với gia đình, giờ đó, tháng
đó, ngày đó nó sẽ đáp xe lửa qua trước
nhà, nếu nhìn thấy trên cành cây trước cửa
buộc một chiếc khăn trắng, nó sẽ xuống
xe và trở về nhà, bằng không nó cứ ngồi trên xe
đi luôn. Tới đúng hẹn nó lên xe
lửa về nhà. Và khi nó nhìn lên cây trứoc
nhà thì thấy không phải là một chiếc khăn
trắng, nhưng cả rừng khăn trắng buộc
khắp nơi. Hóa ra ông bố sợ nếu chỉ
treo một chiếc khăn như nó yêu cầu, chẳng may
xe lửa chạy quá nhanh, nó không thấy
kịp, ông sẽ mất đứa con. Thiên
Chúa hằng đối xử với chúng ta như vậy
đó. Chúng ta phản ứng ra sao?
Amen.
Lm
Jude Siciliano, OP
|