Tha thứ là được thứ tha
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Liền sau Thế chiến thứ hai
chấm dứt, bà Corrie-Ten-Boom, với những vết
thẹo trên thân thể, tàn tích của những khổ hình
mà bà phải chịu trong trại tập trung Đức
Quốc Xã, đã dấn thân đi khắp các nước Âu
Châu để rao giảng sự tha thứ cho những
kẻ đã làm hại mình. Bà rao giảng
sứ điệp tha thứ với niềm xác tín là chính
mình đã thực sự tha thứ cho tất cả
những ai đã hành khổ bà trong trại tập trung.
Nhưng vào trong một ngày Chúa Nhật kia, sau
khi đã kêu gọi mọi người tha thứ cho nhau
trong nhà thờ của thành phố Munich, ở Đức,
bước ra ngoài, bà Corrie-Ten-Boom bất ngờ đối
diện với một gương mặt quen thuộc,
đó là dung mạo của người lính đã hành
khổ bà và hàng ngàn nữ tù nhân khác trong trại tập
trung Đức Quốc Xã. Những tiếng
than khóc, những cảnh tra tấn phút chốc xuất
hiện trong tâm trí bà. Những tiếng
kêu trả thù nổi dậy mạnh mẽ trong tâm trí bà.
Người đàn ông tiến lại gần khiêm tốn
đưa tay ra vừa muốn bắt
lấy tay bà vừa nói: “Thưa bà, tốt rất cảm
ơn những lời đẹp đẽ bà đã kêu
gọi cho sự tha thứ, xin bà tha thứ cho tôi”.
Lúc đó, bà Corrie-Ten-Boom như chết
điếng người, vì trước đây nhiều
lần bà đã cầu nguyện và đã nhất quyết
với Chúa là đã tha thứ thật sự cho kẻ hành
khổ mình, nhưng giờ đây phải đối
diện với một người cụ thể đã
từng tra tấn mình, bà Corrie-Ten-Boom đứng lặng
im, hai bàn tay không thể nào đưa ra bắt lấy
đôi tay của người đến xin bà tha thứ.
Sau này, vào năm 1971, khi kể lại
biến cố trong tập sách có tựa đề: “Nơi
ẩn trốn”, bà Corrie-Ten-Boom đã cho biết như sau:
“Trong giây phút thinh lặng đó, tôi đã cố gắng dâng
lên Chúa một lời cầu nguyện thầm: “Lạy
Chúa, Chúa thấy con chưa thể tha thứ cho
người đã hành khổ con. Xin Chúa hãy ban cho con những
tâm tình của Chúa để con có thể tha thứ như
Chúa”. Và chính trong lúc đó, bà đã hiểu là
con người chỉ có thể tha thứ cho nhau khi nhìn
nhận tình thương yêu và sự tha thứ của Thiên
Chúa.
Anh chị em thân mến,
* Tại sao phải tha thứ cho nhau?
Không phải chỉ
bây giờ chúng ta mới đặt ra câu hỏi này. Khi
Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng của tình
thương và sự tha thứ, thì các môn đệ cũng
đã đặt ra câu hỏi tương tự như
vậy.
* Tại sao phải tha thứ và tha thứ
bao nhiêu lần?
Dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay đã trả
lời cho câu hỏi chúng ta vừa đặt ra: Tại sao
phải tha thứ và phải tha thứ bao nhiêu lần? –
Chúng ta phải tha thứ cho nhau, vì Thiên Chúa đã tha thứ
cho chúng ta. Chúng ta cần tha thứ luôn luôn cho
anh em, vì Thiên Chúa luôn luôn tha thứ cho chúng ta.
Như thế, tha
thứ là sống noi gương Thiên Chúa Cha, Đấng
đầy lòng nhân từ và giàu lòng thương xót. Tình thương tha
thứ là một phát minh tuyệt vời của Thiên Chúa
để giúp con người sống hiệp thông với
Ngài và hiệp thông với nhau, để xây dựng tốt
đẹp cộng đoàn xã hội.
Nếu như từ đầu, khi con
người phạm tội xa cách Ngài mà Thiên Chúa đã không
có biện pháp tha thứ, thì chắc chắn sẽ không có
tương lai gì tốt đẹp cho con người,
nhưng kể từ giây phút có sáng kiến thực hiện
chương trình tha thứ cho con người, thì từ giây
phút đó nhân loại có thể hy vọng vào một
tương lai tốt đẹp hơn, nếu nhân
loại biết vâng phục lắng nghe lời dạy
của Ngài mà tha thứ cho nhau.
Vậy mỗi lần ta tha thứ cho anh
chị em là mỗi lần ta để tâm hồn mình hòa
điệu với Thiên Chúa, Đấng giàu lòng nhân từ
và hay tha thứ. Mỗi lần ta tha thứ cho anh chị em
là mỗi lần ta thoát ra khỏi cảnh nô lệ cho
những giới hạn ích kỷ của con tim
mình, để hòa mình với những tâm tình yêu
thương tha thứ vô biên của Thiên Chúa.
Trong câu chuyện
dụ ngôn, Chúa cho thấy món nợ của con người
với Chúa thật to lớn, đời đời không
trả được. Nhưng Chúa là tình yêu, Ngài sẵn sàng tha
thứ tất cả. Còn món nợ giữa con
người với tha nhân tương đối nhỏ,
có thể hoàn trả được, thế nhưng con
người không biết chờ đợi, không biết
yêu, nên không tha thứ cho nhau được.
Con người không biết tha thứ cho anh
em, đối xử với anh em tàn tệ là tự
chuốc lấy cho mình cơn thịnh nộ của Thiên
Chúa: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha
hết nợ cho ngươi, vì người đã van xin ta;
con ngươi, sao không chịu thương hại bạn
ngươi như ta đã thương hại
ngươi?”và Chúa kết luận:
“Vậy Cha Ta trên trời cũng sẽ đối xử
với anh em như thế, nếu anh em không hết lòng tha
thứ cho nhau”. Như thế, từ chối
tha thứ cho anh em là ngăn chặn ơn tha thứ
đang dào dạt tuôn chảy vào tâm hồn mình vậy.
“Vì chính khi thứ tha là khi chúng ta
được Thiên Chúa tha thứ”.
Thưa anh chị em,
Trong đời
sống thực tế, muốn biết thật lòng tha
thứ thì hãy biết quên đi những lỗi lầm
của anh em. Đừng nhắc đi nhắc lại,
đừng nhớ dai, đừng tích
chứa trong lòng. Chuyện ngày xửa ngày
xưa, ba bốn đời… khi vui, thuận vợ
thuận chồng, thì không nói, khi không bằng lòng nhau thì lôi
chuyện cũ xào nấu lại làm cho nhau đau khổ.
Còn Chúa, đã tha thứ thì Ngài tha luôn, vì “nếu Chúa tôi
nhớ hoài tội lỗi, nào có ai đứng vững
được chăng?” (Tv 129).
Chúng ta hãy cầu nguyện như Bà
Corrie-Ten-Boom khi thấy mình không thể tha thứ
được: “Lạy Chúa, Chúa thấy con chưa thể
tha thứ được cho anh em con. Xin Chúa hãy ban cho con
những tâm tình của Chúa để con có thể tha
thứ như Chúa”. Amen.
|