Tinh
thần bác ái trong việc sửa lỗi
Lời Chúa hôm nay dạy các môn đệ của Ngài,
dạy cho dân chúng cũng như dạy cho tất cả
chúng ta một việc rất quan trọng trong đời
sống hằng ngày, đó là tinh thần bác ái trong việc
sửa lỗi nhau nhằm mục đích tốt cho nhau.
Chúng ta cùng nhau chia sẻ một vài ý tưởng qua bài Phúc
Âm theo thánh Mátthêu.
Sống dưới bầu trời này mọi
người đều là anh em của nhau: "tứ
hải giai huynh đệ". Giáo Hội là một
cộng đoàn huynh đệ, trong đó mọi
người là anh em với nhau vì đã được làm
con cùng một Cha trên trời trong Đức Giêsu Kitô. Vì
thế, mỗi Kitô hữu đều có trách nhiệm nâng đỡ
nhau, sửa lỗi nhau để sống xứng đáng là
con cái của Chúa trong đại gia dình của Ngài.
"Nếu người anh em của anh trót phạm
tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó".
Chúa Giêsu nhắc chúng ta trách nhiệm đó. Vấn
đề ở đây không có ý nói về việc tôi can
thiệp vào đời tư của người khác,
nhưng chúng ta phải ý thức hơn đó chính là trách
nhiệm phải giúp đỡ người anh em mình, giúp cho
tha nhân sống tốt hơn, vì ích lợi cho chính
người anh em đó, vì ích chung của Giáo Hội.
Tuy nhiên, việc sửa lỗi tha nhân, giúp đỡ anh
em sửa đổi con người mình là một công
việc tế nhị, khó khăn, không mấy dễ dàng. Nó
đòi hỏi chúng phải hy sinh và kiên nhẫn. Khi sửa
lỗi tức là tôi đang can thiệp, đang đụng
chạm trên sự tự do và nhân vị của mỗi con
người. Chính vì lẽ đó mà Chúa Giêsu đề ra ba
giai đoạn: đầu tiên, cá nhân đối diện cá
nhân.
Kế đến, nếu người phạm lỗi
không chịu nghe những lời góp ý để sửa lỗi
lầm, thì chúng ta sẽ đem theo một hoặc hai
người nữa cho việc góp ý. Việc này sẽ
thấu tình đạt lý và có sức hoán cải hơn.
Cuối cùng, nếu người mắc lỗi ngoan
cố thì sự việc sẽ được đưa ra
trước cộng đoàn, tức là một thứ Giáo
Hội địa phương và nếu người mắc
lỗi cũng không chịu nghe cộng đoàn, lúc đó
người ta mới kể nó như người ngoài
cộng đoàn, như người ngoại giáo. Đây
quả là một biện pháp khôn ngoan và hữu ích. Nó làm cho
người có trách nhiệm sửa lỗi luôn luôn giữ
được bình tĩnh, nhẫn nại, đồng
thời thể hiện tấm lòng từ bi và thái
độ tôn trọng nhân vị, tự do của
người phạm lỗi. Mặt khác, biện pháp đó
còn giúp cho người có lỗi có dịp hồi tâm, có
cơ hội phản tỉnh để nhận ra sự
thiếu sót, lỗi lầm của mình. Khi đó, không
một tội nhân nào còn có lý do gì khác để quy trách
nhiệm về tội mình, về cách xử lý mình cho anh em,
sau khi đã đối diện với anh em qua ba giai
đoạn ấy.
Tóm lại, tất cả đều phải nhắm
đến sự sống của cộng đoàn, của
tình nghĩa huynh đệ. Phải thi hành bác ái với tình
yêu anh em. Chúng ta giúp cho cá nhân và xã hội được
tốt lành và hoàn thiện khi chủ ý đóng góp đúng vai
trò người giữ gìn, bảo vệ nơi nào chân lý và
điều thiện có thể bị tấn công, bị phá
huỷ đồng thời có thể đẩy lui
những điều xấu làm tổn thương, sứt
mẻ mối tương quan của con người với
chính mình, với cộng đoàn và với quyền bính
hợp pháp.
Chúa Giêsu đang sống và ở giữa chúng ta. Ngài soi
sáng cho chúng ta biết sự thật về chính mình và tình
liên đới với nhau, để chúng ta trả cho nhau
món nợ duy nhất, đó là món nợ tình yêu thương
nhau, món nợ phải ý thức đáp trả cho
được.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con biết tha thứ, biết giúp cho nhau
được thăng tiến hơn, được
sửa chữa những lỗi lầm của mình,
được hoàn thiện trong tình yêu của Chúa. Amen.
|