Nếu ai từng đi ngang qua Trường Đại học Luật TP HCM, đều nhận thấy
một điều kỳ lạ, đó chính là cây tháp chuông Nhà thờ Fatima cũ vẫn án ngữ
ngay trung tâm của nhà trường. Đằng sau nó, là một câu chuyện đầy kỳ
bí.
Fatima Bình Triệu là một nhà thờ Công giáo thuộc Tổng giáo phận TP.
HCM, tọa lạc tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, gần cầu Bình Triệu.
Đây là một trong những nơi hành hương của Đức Mẹ Maria nên còn được gọi là
“Trung tâm hành hương Fatima Bình Triệu”.
Vào tháng 5/1962, phong trào quốc tế Tông đồ Fatima tổ chức cung
nghinh tượng Đức Mẹ Fatima đi nhiều quốc gia trên thế giới. Nhân dịp tượng
này được rước qua Việt Nam, Linh mục Phaolô Võ Văn Bộ – trưởng ban tổ chức
cuộc rước mua một khu đất rộng 12,5 mẫu gần Quốc lộ 13 và ga Bình Triệu làm
nơi xây dựng một trung tâm hành hương về Đức Mẹ Fatima.
Sau đó, một bức tượng tạc theo tượng Đức Mẹ Fatima bên Bồ Đào Nha
được dựng tại khu đất này để giáo dân đến kính viếng. Ngày 15/8/1966, Tổng
giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đến làm phép tượng đài và cử hành thánh lễ
đầu tiên tại đây.
Ngày 8/12/1966, một nhà thờ được khởi công xây dựng ngay tại khu đất
mang tước hiệu “Nhà thờ Chúa Kitô” với một tháp chuông cao 30 mét. Những năm
tiếp theo, những công trình phụ trợ khác như nhà tĩnh tâm, nhà thủy tạ, nhà
mục vụ, nhà nguyện, giảng đường, phòng ăn, nhà bếp… cũng được xây
dựng.
Nhà thờ Fatima Bình Triệu được cho là gắn liền với những câu chuyện
kỳ bí. Có một lần, đoàn rước của giáo phận Sài Gòn, rước Đức Mẹ Fatima từ
Sài Gòn đến vùng Thủ Dầu Một. Đi ngang khu vực này, bỗng dưng tất cả các xe
của đoàn rước bị khựng lại, tắt máy, và làm thế nào cũng không đi tiếp
được.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình cũng có mặt trong đoàn rước đó, liền
cầu xin và nguyện rằng: “Xin Đức Mẹ cho hành trình của chúng con được tiếp
tục tốt đẹp, sau này chúng con sẽ thành lập một trung tâm sùng kính Đức Mẹ ở
vùng này”. Thế rồi tất cả các xe lại nổ máy lên đường dễ dàng.
Ngày 7/1/1973, đức tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đến chủ lễ
khánh thành và cung hiến thánh đường. Từ đấy Bình Triệu trở thành một trung
tâm hành hương Đức Mẹ Fatima. Cha Võ Văn Bộ linh hướng tu hội Bác Ái, kiêm
giám đốc trung tâm.
Sau biến cố năm 1975, nhà thờ Fatima đã bị nhà nước trưng dụng và từ
đó để vậy làm trường Đại học luật. Những năm gần đây, nhà trường này xây
dựng lại và đập phá hết nhà thờ và nhà xứ cũ để xây mới.
Tuy nhiên, cây tháp chuông không thể đập được, không phải là người ta
không đập mà là hễ cho máy vào múc và đập phá là bị tắt máy, lần nào cũng
vậy, máy cứ cho cần lên đập phá tháp chuông là máy tắt. Do vậy, người ta đã
để cái tháp chuông đứng giữa sân nhà trường.
Trong trường có một phòng đã bị xây bịt kín lại và để đó vì không thể
sử dụng. Đó là bàn Thánh làm lễ trong nhà thờ Fatima trước đó, cũng năm lần
bảy lượt cho máy vào đập phá bàn làm lễ nhưng thất bại vì không cách nào đập
được.
Một số tín đồ Kitô giáo cho rằng, phá hoại Giáo hội của Chúa không
phải là chuyện dễ dàng, bởi Giáo hội đã 2.000 năm, vượt qua bao chế độ nhưng
vẫn phát triển mạnh mẽ. Không có một chế độ nào có thể phá huỷ được Giáo hội
mà Chúa Kitô đã lập nên, đơn giản vì Giáo hội là của Thiên
Chúa.
Cuộc sống có những điều rất khó lý giải, bởi nó hoàn toàn không tuân
theo bất cứ một quy luật khoa học nào mà chúng ta đã từng biết. Xưa nay, tôn
giáo và khoa học vẫn bị cho là đối lập với nhau, tuy nhiên, rất nhiều khoa
học gia nổi tiếng cuối cùng đều tin vào tôn giáo, bao gồm những người như:
Nicolaus Copernicus, Galileo Galilei, Isaac Newton, James Clerk Maxwell,
Albert Einstein, v.v… đều thừa nhận bản thân mình là những tín đồ tuyệt đối
tin vào Sáng Thế Chủ, cho rằng thế giới này là kiệt tác của Thần và đang chờ
đợi các nhà khoa học đi phát hiện và chứng thực…
Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo khác nhau và mỗi tôn giáo đều ẩn
chứa những hiện tượng bí ẩn, huyền bí vượt xa các quy luật của tự nhiên
thách đố các nhà khoa học trên thế giới.
Với sự vượt bậc của khoa học, rất nhiều trong số các điều kì lạ đều
đã được đưa ra những lời giải thích mang tính khoa học. Tuy nhiên, dù cho
khoa học phát triển xa đến trình độ nào, vẫn còn rất nhiều sự kiện phi
thường vẫn chưa thể có được câu trả lời, và niềm tin vào sự kiện huyền bí
vẫn tiếp
tục…