Nhắc nhở cách nào?
Anh chị em thân
mến,
Bà Coritanbul, người Ba lan gốc Do
thái. Thời đệ nhị thế chiến, bà đã
bị giam trong trại tập trung Đức quốc xã.
Sau chiến tranh, may mắn bà vẫn còn sống. Bà đi
khắp châu Âu kêu gọi lòng tha thứ cho Đức
quốc xã, dù trên thân thể bà đầy những tàn tích
của Đức quốc xã để lại. Một hôm,
một người lính Đức, trước kia đã
làm nhục bà, đang đứng trước mặt bà.
Nhìn thấy người đã hành khổ mình trước
đây, bà như chết lặng; sự câm thù lại bùng
lên. Lúc đó, bà thầm thì với Chúa: "Lạy Chúa, Chúa
thấy con chưa thể thực sự tha thứ cho
người hành khổ con. Xin ban cho con tâm tình của Chúa,
để con có thể tha thứ như Chúa..." Câu chuyện của bài Tin mừng chúa
nhật hôm nay cũng cùng một chủ đề như câu
chuyện chúng ta vừa nghe. Ý chính: là sửa dạy anh em;
nhưng căn bản của việc sửa dạy chính là
sự kiên nhẫn, bác ái và thứ tha nơi người
sửa dạy, và tinh thần phục thiện nơi
người được sửa... Kính mời anh chị
em cùng suy niệm...
a/. Mỗi người trong
cộng đoàn, trong Hội thánh đều có trách nhiệm
với việc sửa lỗi anh em mình. Vì mỗi Kitô hữu đều là chi
thể trong Thân thể mầu nhiệm, mà Chúa Kitô là
đầu, nên có mối quan hệ hỗ tương
chặt chẽ; lại vừa là con cái Thiên Chúa, vừa là
anh em với nhau, nên trách nhiệm sửa lỗi cho nhau càng
thêm tế nhị và cần thiết. Lỗi ở đây
thường là lỗi nặng và công khai, có tính cách gây
gương xấu và làm tổn thương đến
cộng đoàn.
Trách nhiệm sửa
lỗi là trách nhiệm liên đới với đời
sống đạo đức của anh em, để giúp
anh em nên tốt; dĩ nhiên trước tiên bằng lời
cầu nguyện, sau là bằng tình bác ái, khôn ngoan.
Cách sửa lỗi,
ở đây chú trọng tới người sửa lỗi
hơn là tội nhân. Thiên Chúa đòi mọi người có
trách nhiệm về sự hoàn thiện của anh em.
Nhưng để việc sửa lỗi có kết quả
tốt, cần phải kiên nhẫn, khôn ngoan, bác ái và tha
thứ...Mạch văn ở đây muốn nói về
chuyện sửa lỗi, hơn là bắt lỗi. Tất
cả đều được thực hiện trong tình
yêu thương và kiên trì của Hội thánh. Nếu
người được sửa lỗi không nghe, đó
là điều bất đắc dĩ, là do chính họ...
b/. Trong việc sửa
lỗi, chúng ta cần phân biệt: người sửa
lỗi và người có lỗi:
Phía người thiện chí giúp
sửa lỗi: cần kiên nhẫn, từ từ, bác ái và
khôn ngoan: không phải thấy anh em mình có lỗi là đã
vội lên án. Vì thế, việc sửa lỗi
được thực hiện trong tình bác ái, không phải
là một sự khiển trách đầy khinh miệt hay la
mắng kiêu căng, nhưng với niềm hi vọng
tạo điều kiện cho tội nhân có cơ hội
hối lỗi và sửa mình. Cách sửa dạy này vừa
có tính cách liên đới trách nhiệm, vừa có tính cách bác
ái và phục vụ...
Phía người có lỗi: cần
có tinh thần phục thiện. Người sửa lỗi
cần gây ý thức, để họ biết nhận
thiếu sót của mình, biết phục thiện khi bị
vấp ngã. Sẽ giúp họ không cố chấp chống
lại cộng đoàn, cũng không sống trong thảm
nảo "gậm nhấm tội lỗi của mình",
nhưng biết nhìn nhận thiếu sót, yếu
đuối, đồng thời mạnh mẽ vươn
lên trong niềm tin yêu và an bình...
Câu chuyện: Trong sách tu hành xưa có
kể: Có hai anh thanh niên sống không tốt lắm, họ
muốn ăn năn sửa lỗi. Họ đi vào nơi
thanh vắng quyết tâm ăn chay đền tội. Sau
một năm trời, họ trở về. Một
người thì vui vẻ, mặt mày sáng láng; người
kia trái lại có vẻ ốm yếu, tâm trạng lại bi
quan nữa. Khi được hỏi: người vui
vẻ trả lời: cả thời gian qua, tôi nhận ra
mình tội lỗi thật; nhưng tôi cũng nhận ra
Thiên Chúa yêu thương tôi quá chừng, vậy chính tôi
phải sống tốt, phải vui vẻ để
đền bù lại tình thương của Chúa...Còn
người bi quan đã trả lời: tôi thấy mình
tội lỗi vô vàn, đáng bị Chúa phạt. Tôi luôn
bị tội lỗi dày vò, không phúc giây nào được
yên tâm, khi nghĩ mình không làm sao thoát khỏi án phạt
đời đời... Qua câu chuyện này, có người
sẽ hỏi: đâu là kiểu ăn năn thật
sự? Thưa đó chính là sự phục thiện, tin
cậy nơi Chúa của nguời vui vẻ, luôn tin vào Thiên
Chúa. Dĩ nhiên người thanh niên kia không phải không có
lòng ăn năn, nhưng thực tế ăn năn
kiểu đó chưa đủ...
c/. Gợi ý sống và chia
sẻ: Sửa lỗi
nhau để giúp nhau nên tốt là điều cần,
nhưng nếu việc làm đó vì phô trương, khoe
khoang, sẽ không đem lại lợi ích cho ai cả; trái
lại hậu quả tai hại sẽ lớn hơn
nhiều. Ước gì mỗi người Kitô hữu chúng
ta hiểu được rằng muốn sửa lỗi
anh em, cần thiết phải thành tâm, yêu thương
họ như Chúa, nhất là ý thức để Chúa hoán
cải họ hơn là chính mình hoán cải...
|