Liên hệ với người khác.
Tại một học viện quân sự, ngày kia huấn
luyện viên ra đề tài cho các
sĩ quan hãy vẽ một
chiếc cầu. Cả lớp đều hiểu đó là một
chiếc cầu được thiết kế cho mục
đích quân sự, trừ ra một chàng
sĩ quan có ý kiến khác hẳn. Anh đặt chiếc cầu trong bối cảnh thơ mộng của một ngọn núi, dưới ngọn núi là dòng sông
mà hai bên
bờ là những thảm cỏ xanh. Nổi bật nhất là hai
cậu bé đang đứng trên dầu để câu cá. Huấn luyện viên không chấp thuận bài làm của anh
và ra lệnh
cho anh phải
loại bỏ hai cậu bé.
Thế là anh liền chuyển hai cậu bé xuống
thảm cỏ xanh, nhưng huấn luyện viên càng tỏ
ra tức tối, buộc anh không được
để lại hình ảnh hai cậu bé
trong bản vẽ. Cuối cùng anh vẽ hai cái
mộ trên thảm cỏ xanh của bờ sông. Anh muốn nói cho huấn
luyện viên biết rằng mình đã chôn
hai cậu bé trong hai
ngôi mộ đó.
Với tâm hồn nghệ
sĩ hoàn toàn khác biệt
với mục tiêu quân sự,
anh quan niệm chiếc cầu được xây là để
nối liền hai bờ sông
hầu giúp con người qua lại mà liên hệ
được với
nhau. Thiếu sự đi lại của con người, chiếc cầu không những trở nên vô nghĩa,
mà còn tượng
trưng cho sự chết chóc xảy ra giữa con người với nhau.
Từ câu
chuyện trên chúng ta nhận
thấy: Không ai trong chúng
ta có thể
sống cô độc lẻ loi một mình
như một hải đảo giữa biển khơi hay như một phái đài biệt lập, trái lại chúng ta sống là
sống với người khác. Và trong cuộc
sống chung
này chúng ta không thể
nào tránh đi cho hết
những va chạm, bực bội và buồn
phiền, vì bá nhân bá
tánh, mỗi người đều có một tính
tình riêng. Hơn nữa, nhân vô thập toàn,
ai cũng có những sai lỗi khuyết
điểm của mình.
Bởi đó trước những sai lỗi của người khác, chúng ta hãy
biết nhường
nhịn và chịu đựng, quên đi và
tha thứ vì một sự
nhịn là chín sự lành,
nhờ đó, chúng ta sẽ
tạo được
một bầu khí hoà thuận
cảm thông. Hơn
nữa, chúng ta còn phải
có can đảm nói cho nhau
sự thật. Nghĩa là chúng
ta còn phải
chọn những giây phút thuận
tiện, dùng những lời nói ôn tồn
để nhắc bảo nhau, hầu nhờ đó giúp nhau
thăng tiến bản thân, đổi mới cuộc đời.
Còn đối
với những sai lỗi của
bản thân, khi được người khác nhắc bảo, chúng ta hãy
có can đảm nhận lỗi và xin lỗi
bởi vì chính những sai lỗi này
làm cho người
khác phải đau khổ và buồn phiền.
Nếu những lời nhắc bảo mà sai,
chúng ta sẵn sàng bỏ qua. Còn nếu đúng
thì chúng ta hãy cố
gắng uốn nắn sửa đổi để nhờ đó đổi mới cuộc đời.
Bởi vì ai khen
ta mà khen
phải là bạn ta, còn
ai chê ta
mà chê phải,
đó là thầy ta.
|