Làm đẹp.
Có một câu chuyện kể với tựa
đề ‘Chiếc thùng bị thủng’ như sau: Một
người kia có hai chiếc thùng
lớn để gánh nước. Một trong
hai chiếc thùng ấy bị thủng. Vì thế, khi
gánh từ giếng về, nước trong thùng chỉ còn
một nửa. Chiếc thùng còn nguyên rất tự hào
về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc thùng bị
thủng cứ luôn áy náy vì đã không chu
toàn nhiệm vụ.
Một ngày kia, chiếc
thùng bị thủng mới thưa với ông chủ:
-
Tôi
thật sự xấu hổ về mình, tôi muốn xin
lỗi ông!
Ông chủ ngạc nhiên hỏi lại:
-
Nhưng
ngươi xấu hổ về chuyện gì?
Chiếc thùng buồn bã trả lời:
-
Chỉ vì
cái lỗ thủng trên thân tôi mà ông không nhận
được đầy đủ những gì xứng
đáng với công sức của ông!
Đến đây thì ông chủ ôn tồn
bảo:
-
Không
đâu, ngươi cứ yên tâm. Mỗi khi đi từ
giếng về nhà, ngươi hãy chú ý nhìn xem những
luống hoa bên vệ đường. Quả thật,
dọc theo bên đường là
những luống hoa thật rực rỡ.
Chiếc thùng bị thủng cảm thấy
vui vẻ hơn được một lúc, nhưng rồi
về đến nhà, nó vẫn chỉ còn được
một nửa thùng nước. Chiếc thùng lại
thấy ân hận:
-
Tôi xin
lỗi ông!
Ông chủ lại hỏi:
-
Ơ hay,
thế ngươi không nhận ra rằng hoa chỉ
mọc ở bên này đường, phía của ngươi
thôi sao? Ta đã biết được cái lỗ thủng
của ngươi và ta đã tận dụng nó. Ta đã
gieo những hạt giống hoa bên vệ đường
phía bên ngươi, và trong những năm qua, chính
ngươi không ngờ mình đã tưới cho chúng
được tốt tươi. Ta đã hái những
đóa hoa để trang hoàng cho căn nhà. Nếu không có
ngươi, căn nhà của ta đâu có được
tươi mát và duyên dáng như thế này!
Ông chủ đã sửa chữa khuyết
điểm của chiếc thùng bị thủng rất là
tế nhị và tài tình. Thay vì
đem hàn lại lỗ thủng hoặc bỏ hẳn
chiếc thùng đi, ông lại sử dụng nó vào hai
nhiệm vụ, vừa gánh nước vừa tưới
hoa. Điều này đã khiến nó không còn áy
náy, mà trái lại, càng thêm hãnh diện vì đã đem lại
lợi ích cho chủ nó.
Bài Tin Mừng hôm nay,
Đức Giêsu cũng dạy chúng ta hãy khéo léo sửa
lỗi cho nhau như thế: “Nếu người anh em
của ngươi trót phạm tội, thì anh hãy đi
sửa lỗi nó”. Như vậy, đây là
một bổn phận, một trách nhiệm trong cộng
đoàn. Bổn phận này rất khó làm
vì nó gây khó chịu cho người lỗi phạm.
Đức Giêsu
đề nghị chúng ta theo tiến
trình ba bước. Trước hết hãy
sửa lỗi anh em trong chốn riêng tư, kín đáo,
để có sự tin trọng họ. Nếu anh em còn
cố chấp thì đem theo một hai
người có uy tín giúp họ nhận thức rõ về
tội của mình. Nếu họ cũng không
nghe thì phải trình với vị có trách nhiệm trong
Hội thánh để giúp họ có thái độ dứt
khoát nhận lỗi sửa mình.
Như thế,
tội lỗi nào cũng liên hệ với cộng đoàn,
lỗi lầm nào cũng xúc phạm đến Chúa và
thiệt hại cho anh em. Nhưng tội lỗi là điều
không sao tránh khỏi trong các cộng đoàn, cho dù cộng
đoàn ấy là do chính Chúa thiết lập. Giáo
Hội thánh thiện, nhưng cũng bao gồm những
tội nhân. Vậy việc sửa
lỗi trong cộng đoàn là điều phải có, cho
dẫu là một việc rất ái ngại, vì nó
đụng đến cái thành trì kiên cố nhất của
con người, đó là cái tôi đầy kiêu hãnh. Henry
Ford có nói: “Đừng chỉ lo tìm lỗi lầm nhưng
hãy tìm cách chữa trị”. Vậy phải
chữa trị cách nào? Hay nói cách khác, thái độ nào
cần phải có khi sửa lỗi cho anh em?
Trước hết,
hãy bày tỏ một tâm tình yêu thương họ. Hãy nghĩ rằng
đây là công việc giúp đỡ anh em nên tốt hơn:
Đừng lên án, chỉ trích gay gắt, nhưng luôn tế
nhị dịu dàng. Tán dương ưu
điểm của họ, và cho họ thấy việc
sửa đổi lỗi lầm cũng dễ dàng thôi.
Thứ đến,
hãy kính trọng họ cách chân tình, luôn giữ thể
diện cho họ đừng chà đạp lòng tự ái
của họ. Vì chính chúng ta cũng không hoàn
hảo, cũng tội lỗi yếu đuối như bao
người, nên khiêm tốn nhận mình cũng lầm
lỗi. Hãy đặt câu hỏi cho
họ thấy lỗi của họ, và kiên nhẫn lắng
nghe, khích lệ họ sửa đổi.
Cuối cùng, hãy kiên
trì cầu nguyện cho họ, nhất là cầu nguyện
cùng với cộng đoàn, vì “Nếu ở dưới
đất, hai người trong anh em hợp lời cầu
xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng
ngự trên trời, sẽ ban cho”.
|