Tại sao
có đau khổ?
Chúa Giêsu
nói: “Thầy sẽ phải chịu đau khổ và người
ta sẽ giết Thầy”. Xa hơn một
chút, Ngài sử dụng những từ ghê gớm này
là vì chúng
ta: “Từ bỏ mình, vác thập giá mình, mất
sự sống mình”
Chúng ta
đừng thử thoát ra khỏi
đó, lựa lọc Tin Mừng chính là từ
chối Tin Mừng. Dầu vậy điều đó không có nghĩa
là chấp nhận Tin Mừng một cách mù quáng nhưng
trên lý thuyết
mà thôi. Kẻ nào thực
sự muốn đi theo
Tin Mừng thì không ngần ngại đặt vấn đề để biết rõ phải đi
đâu và tại sao phải
đi.
Tại sao Chúa Giêsu
phải chịu cực hình Thánh Giá? Đối với
Phêrô đây là điều không thể tưởng tượng
được. Chúa
Giêsu phản ứng nghiệt ngã bởi vì
hình dung điều sắp xảy ra là điều
khó chịu đối với Ngài. Trong khi
đấu tranh chống lại sự âu lo, Ngài muốn hoàn toàn đi
vào trong đường lối của Thiên Chúa, thế mà Phêrô kéo
Ngài về lại đường lối của con người. “Hỡi
Satan, hãy cút đi!”. Đường
lối của Chúa chứ không phải đường lối của con người. Điều này có nghĩa là
Ngài phải một lần nữa xua đuổi
cám dỗ trở nên một
Đấng Cứu Thế được toàn dân bỏ
phiếu ủng hộ, một Đấng Cứu Thế tành công mà không
phải đi qua con đường khổ nạn. Không, phải tới lúc Ngài sẽ
bị lăng
nhục và bị giết vì lòng ghen
ghét. Đó là đường lối của Chúa chứ không phải đường lối của con người.
Đường lối của Chúa sao? Đường lối của Chúa ở đây đối với chúng ta thật
khó hiểu! Thiên Chúa muốn có sự đau
khổ sao? Thật là phạm thượng.
Chúng ta chỉ đoán thấy Thiên Chúa trao ban Con của Ngài để cứu chuộc chúng ta và điều
này dẫn đến giờ phút âu lo này.
Trong một thế giới bất công, bạo lực và theo đạo hình thức, Chúa Giêsu đã xử
sự theo cách Ngài dứt
khoát phải chết. Đó là điều
giờ đây Ngài cảm nhận được.
Chúa Cha không giao phó
Ngài cho cái chết, Chúa Cha giao phó
Ngài cho sự cứu chuộc mà sự cứu chuộc này phải kinh qua cái chết.
Vẫn còn mầu nhiệm. Nếu
tôi tự hỏi: “Tại sao có đau
khổ và chết chóc”, tôi sẽ không
bao giờ thoát ra khỏi
đó, tôi không thể hiểu được ý
của Chúa. Nhưng tôi có thể nhìn
xem Chúa Giêsu nắm bắt được ý của Chúa như thế nào: “Ngài bắt
đầu tỏ cho các môn
đệ biết Ngài sẽ phải
chịu đau khổ”.
Tôi có quyền xem đây là
điều kỳ lạ, cách mạng, miễn là tôi chấp
nhận để cho gương của Chúa Giêsu dạy cho tôi môt
bài học. Ngài đã
không chấp nhận đau khổ một cách mù quáng.
Ngài đã thấy đường lối này rồi, Ngài đã thấy
rằng Ngài “phải” chịu đau khổ. Đàng sau Ngài,
và đây là nghịch lý lớn của
Kitô giáo, chúng ta tiếp
tục tiến vước trong bóng tối nhưng cũng trong ánh sáng
nữa. Do đó, khi chúng ta
muốn “cứu mạng sống của chúng ta” bằng cách tách chúng
ta ra khỏi
Ngài (vì sợ đau khổ) thì chúng ta sẽ
mất nó. Giờ đây chúng ta có
thể hiểu rõ hơn khẳng
định của Ngài: “Kẻ nào mất mạng
sống mình vì Ta thì sẽ
được sống”
Nhưng các tiếng này đối với chúng ta có vẻ
như không thể hiểu được và khó nghe bao
lâu mà chúng
ta không biến chúng thành kinh nghiệm. Nếu
vậy, không ai theo Chúa Giêsu và
ăn năn hối cải. Trái lại, những ai không đọc
Tin Mừng thì chắc hẳn những kẻ đó bị đóng khung trong những câu hỏi tại
sao.
|